Thứ bảy 23/11/2024 08:34
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Các startup kỳ lân ngày một khan hiếm

22/09/2022 21:05
Có một thực tế mà giới tinh hoa khởi nghiệp cần nhìn vào, đó là mặc cho số lượng startup ra đời ngày càng một nhiều, thì số lượng startup kỳ lân (các công ty khởi nghiệp có định giá trên 1 tỷ USD) - những startup tạm được gọi là có thành quả lại đang

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa.

Báo cáo của KPMG APAC năm 2022 cho thấy, số lượng các startup, cũng như số lượng các giao dịch góp vốn, đầu tư mạo hiểm vào các startup khu vực Châu Á Thái Bình Dương đang có xu hướng tăng trở lại, nhất là sau khi đại dịch Covid-19 lắng xuống.

Năm 2018, các giao dịch đầu tư mạo hiểm trong khu vực đạt mức cao nhất mọi thời đại là 152,68 tỷ USD. Giai đoạn 2019 - 2020 số lượng các giao dịch bắt đầu giảm và chạm mốc 116,91 tỷ USD vào năm 2021. Gần đây nhất, quý 1/2022, các giao dịch trong khu vực đạt trị giá 32,62 tỷ USD.

Một số đặc điểm kinh tế chính được xem xét bao gồm dân số, số lượng thuê bao di động, GDP bình quân đầu người và số lượng người dùng internet. Trong đó, Đông Nam Á được đánh giá tăng trưởng nhờ sự gia tăng đáng kể của những "người bản xứ kỹ thuật số" trẻ và có học thức cùng những hỗ trợ từ phía chính phủ.

Các lĩnh vực hiện đang hút vốn đầu tư mạo hiểm được KPMG thống kê bao gồm: fintech, công nghệ sinh học, phần mềm/dịch vụ, blockchain, chăm sóc sức khỏe và trí tuệ nhân tạo.

Tuy nhiên, có một thực tế mà giới tinh hoa khởi nghiệp cần nhìn vào, đó là mặc cho số lượng startup ra đời ngày càng một nhiều, thì số lượng startup Kỳ lân (các công ty khởi nghiệp có định giá trên 1 tỷ USD) - những startup tạm được gọi là có thành quả lại đang ngày càng một ít đi.

Báo cáo của CB Insights cho hay, trong năm 2021, vốn đầu tư vào các startup công nghệ tăng gần gấp đôi so với một năm trước, chạm mốc 621 tỷ USD. Đã có 537 startup Kỳ lân ra đời trong năm ngoái, tương đương với mỗi ngày làm việc trôi qua thì sẽ có 2 startup Kỳ lân được ra đời.

Tuy nhiên, tính đến quý 2/2022, thế giới chỉ có 87 startup Kỳ lân mới, tương đương gần 1,4 startup Kỳ lân mới xuất hiện mỗi ngày làm việc. Thậm chí, tình hình được dự đoán là sẽ xấu đi trong quý 3 sắp tới, khi thế giới sẽ chỉ đón nhận 27 startup Kỳ lân.

Sự chững lại của làn sóng “kỳ lân” có thể quan sát rõ nhất ở Mỹ và Châu Á.

Mỹ chứng kiến tỷ trọng “kỳ lân” giảm 5% trong quý II/2022. Trong khi đó, trong quý II/2022, tỷ trọng “kỳ lân” của Châu Á giảm xuống dưới mốc 20% trong 2 quý liên tiếp.

Ngược lại, tại Châu Âu, tình hình lại tươi sáng hơn khỉ tỷ trọng “kỳ lân” của khu vực này tăng lên mốc 19%, đánh dấu 3 quý tăng trưởng liên tiếp và vượt qua Châu Á.

3 trong số 10 startup “kỳ lân” giá trị nhất xuất hiện trong quý II/2022 đến từ Châu Âu, bao gồm SonarSource (Thuỵ Điển, định giá 4,7 tỷ USD), BackBase (Hà Lan, định giá 2,7 tỷ USD) và Oura (Phần Lan, 2,6 tỷ USD).

Từ đâu khiến các startup kỳ lân trở nên khan hiếm?

Thực tế, hệ sinh thái startup vẫn có một năm 2022 khởi đầu rực rỡ khi danh sách “kỳ lân” lần đầu chạm mốc 1.000 startup vào tháng 2 năm nay. Dù vật, các yếu tố vĩ mô như lạm phát, lãi suất tăng và các sự kiện địa chính trị, ví dụ như xung đột Nga – Ukraine, đã khiến thị trường dè chừng hơn với hoạt động đầu tư.

Trên thị trường đại chúng, giá cổ phiếu nhiều công ty công nghệ lớn liên tục lao dốc. Trong khi đó, nhiều startup giai đoạn cuối cũng dừng hoặc thậm chí huỷ bỏ các kế hoạch IPO.

Nhiều nhà đầu tư ở thị trường tư nhân cũng bắt đầu thu hẹp quy mô đầu tư sau khi ghi nhận các khoản lỗ lớn. Cùng thời điểm, hoạt động “exit” cũng giảm nhiệt.

Có nhiều nguyên nhân khiến cho số lượng startup Kỳ lân sụt giảm mạnh, như: kinh tế thế giới bước vào thời kì suy thoái, lạm phát, chiến tranh, hay dịch bệnh. Nhưng một nguyên nhân dễ thấy hơn cả, đó là sự thanh lọc tự nhiên - buộc các công ty khởi nghiệp phải thay đổi trong bối cảnh mới.

Mảng nào chứng kiến số lượng stratup kỳ lân giảm nhiều nhất?

Trong câu lạc bộ “kỳ lân” toàn cầu, mặc dù mảng công nghệ tài chính (fintech) vẫn đóng góp 25% số lượng thành viên trong quý II/2022, CB Insights cho rằng đây là mảng ghi nhận sụt giảm số lượng “kỳ lân” mới xuất hiện lớn nhất.

Trong quý II, fintech có thêm 20 “kỳ lân” mới, tương đương mức giảm 44% so với quý trước và 58% so với năm trước. Các “kỳ lân” fintech lớn nhất trong quý II/2022 là KuCoin (định giá 10 tỷ USD), Coda Payments (định giá 2,5 tỷ USD) và Newfont Insurance (định giá 2,2 tỷ USD).

Sau fintech, công nghệ bán lẻ là mảng ghi nhận sụt giảm lớn tiếp theo với số lượng “kỳ lân” mới giảm 28% so với quý trước và 46% so với năm trước. Trong số 13 “kỳ lân” mới ở mảng này trong quý II, một số cái tên đáng chú ý là Salsify (định giá 2 tỷ USD), Material Bank (định giá 1,9 tỷ USD) và Mashgin (định giá 1,5 tỷ USD).

CB Insights dự đoán sự chững lại của làn sóng “kỳ lân” không đồng nghĩa với việc các startup sẽ không còn có thể đạt đến cột mốc này. Thay vào đó, vấn đề là startup này có thể đạt đến định giá tỷ USD trong bối cảnh môi trường vĩ mô áp lực và các nhà đầu tư ngày càng thận trọng hơn. Các nhà đầu tư sẽ tìm kiếm các startup có khả năng sinh lai và sử dụng vốn hiệu quả hơn.

Ở thời điểm hiện tại, các”kỳ lân” sẽ tránh gọi thêm vốn nếu vẫn có thể duy trì được với tình hình tài chính của mình để tránh phải thực hiện gọi vốn ở mức định giá bất lợi. Bên cạnh đó, startup cũng có thể sẽ ưu tiên các hình thức gọi vốn thay thế khác, ví dụ như vốn vay. Nhìn chung, CB Insights nhận định lúc này quyền lực đã chuyển từ các nhà sáng lập sang các nhà đầu tư.

PV

Tin bài khác
OpenAI cân nhắc ra mắt trình duyệt web tích hợp AI: Bước đi mới cạnh tranh Google?

OpenAI cân nhắc ra mắt trình duyệt web tích hợp AI: Bước đi mới cạnh tranh Google?

OpenAI được cho là đã đàm phán về sản phẩm tìm kiếm với các nhà phát triển trang web và ứng dụng như Conde Nast, Redfin, Eventbrite và Priceline.
Tại sao startup Việt chưa chú trọng khai thác thị trượng nội địa?

Tại sao startup Việt chưa chú trọng khai thác thị trượng nội địa?

Thực trạng các startup Việt Nam bỏ qua thị trường nội địa là một trong những vấn đề đáng chú ý trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
Diễn đàn Khởi nghiệp ĐBSCL lần II: Đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh

Diễn đàn Khởi nghiệp ĐBSCL lần II: Đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh

Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long lần II diễn ra thành công tốt đẹp, mở ra một không gian đối thoại hiệu quả về các mô hình kinh tế xanh, bền vững và khởi nghiệp sáng tạo, đồng thời khẳng định vai trò của Đồng Tháp trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh khu vực.
CEO Startup xe máy điện Dat Bike nói gì khi chuyển sang 100% vốn ngoại?

CEO Startup xe máy điện Dat Bike nói gì khi chuyển sang 100% vốn ngoại?

Dat Bike đã tăng vốn điều lệ hơn 17 tỷ đồng lên hơn 258 tỷ đồng. Công ty hiện do DAT BIKE PTE. LTD, một pháp nhân đăng ký tại Singapore, sở hữu hoàn toàn.
Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long 2024 thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long 2024 thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Ngày 15/11, Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long lần II chính thức khai mạc tại tỉnh Đồng Tháp, với chủ đề “Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển”.
ChatGPT khiến một nền tảng học trực tuyến tại Mỹ "bay hơi" hơn 14 tỷ USD

ChatGPT khiến một nền tảng học trực tuyến tại Mỹ "bay hơi" hơn 14 tỷ USD

Cổ phiếu nền tảng học trực tuyến Chegg đã lao dốc 99% so với đỉnh cao năm 2021, khiến công ty mất 14,5 tỷ USD giá trị do người dùng chuyển sang sử dụng ChatGPT.
Jeff Bezos, OpenAI và các nhà đầu tư hàng đầu rót vốn vào startup Physical Intelligence

Jeff Bezos, OpenAI và các nhà đầu tư hàng đầu rót vốn vào startup Physical Intelligence

Ngoài Jeff Bezos, OpenAI, trên website chính thức, Physical Intelligence cũng liệt kê thêm các nhà đầu tư khác như Khosla Ventures và Sequoia Capital.
Tư duy phản biện - kĩ năng mềm tạo dựng thành công trong khởi nghiệp

Tư duy phản biện - kĩ năng mềm tạo dựng thành công trong khởi nghiệp

Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt hiện nay, tư duy phản biện trở thành một kỹ năng mềm quan trọng đối với các bạn trẻ khởi nghiệp.
Startup Coolmate huy động thành công 6 triệu USD cho vòng gọi vốn Series B

Startup Coolmate huy động thành công 6 triệu USD cho vòng gọi vốn Series B

Khoản đầu tư này sẽ thúc đẩy Startup Coolmate mở rộng ra thị trường quốc tế và tăng cường sự hiện diện bán lẻ đa kênh tại Đông Nam Á trong 2 năm tới.
10 dự án khởi nghiệp sáng tạo đoạt giải Cuộc thi Techfest Nghệ An Open 2024

10 dự án khởi nghiệp sáng tạo đoạt giải Cuộc thi Techfest Nghệ An Open 2024

10 dự án khởi nghiệp sáng tạo đoạt giải Cuộc thi Tìm kiếm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Nghệ An mở rộng năm 2024 (Techfest Nghệ An Open 2024)…
Hành trình khởi nghiệp của nữ tỷ phú tự thân Falguni Nayar

Hành trình khởi nghiệp của nữ tỷ phú tự thân Falguni Nayar

Câu chuyện khởi nghiệp của nữ tỷ phú Falguni Nayar cho thấy, thành công không chỉ đòi hỏi tính kiên trì, mà còn cần chiến lược đúng đắn và niềm tin vào bản thân.
Đại học Gia Định cùng doanh nghiệp giúp sinh viên hiện thực hóa "giấc mơ khởi nghiệp"

Đại học Gia Định cùng doanh nghiệp giúp sinh viên hiện thực hóa "giấc mơ khởi nghiệp"

Sinh viên được trang bị những kỹ năng cần thiết về khởi nghiệp, kết nối với các chuyên gia, nhà đầu tư và doanh nghiệp, mở ra con đường hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh của mình.
Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long sẽ diễn ra vào giữa tháng 11/2024

Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long sẽ diễn ra vào giữa tháng 11/2024

Dự kiến ngày 15 - 16/11/2024, Diễn đàn sẽ chính thức diễn ra, thu hút sự quan tâm của đông đảo thành tố quan trọng trong phong trào khởi nghiệp của khu vực.
CamaUP

CamaUP'24 - Ngày hội khởi nghiệp Cà Mau

Với hơn ba năm hoạt động cùng những thành tích nổi bật, CamaUP đã trở thành điểm nhấn trong hệ sinh thái khởi nghiệp, hướng tới mục tiêu là sự kiện khởi nghiệp hàng đầu Việt Nam, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Startup chocolate doanh thu triệu đô của nữ kế toán người Việt Nam

Startup chocolate doanh thu triệu đô của nữ kế toán người Việt Nam

Startup chocolate Legendary do bà Bùi Hồng Hạnh sáng lập đã gây tiếng vang lớn khi gọi vốn thành công 10 tỷ đồng từ chương trình Shark Tank Việt Nam.