Thứ sáu 11/10/2024 21:24
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Các nước vùng Vịnh kêu gọi Mỹ ngăn chặn Israel tấn công cơ sở dầu mỏ của Iran

11/10/2024 19:19
Phần lớn công suất dự trữ dầu mỏ của OPEC nằm ở khu vực vùng Vịnh, do đó nếu cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Saudi hay UAE bị tấn công, thế giới sẽ phải đối mặt với vấn đề về nguồn cung dầu.
aa
Các nước vùng Vịnh kêu gọi Mỹ ngăn chặn Israel tấn công cơ sở dầu mỏ của Iran
Các nước vùng Vịnh kêu gọi Mỹ ngăn chặn Israel tấn công cơ sở dầu mỏ của Iran. (Ảnh: REUTERS/Raheb Homavandi)

Các quốc gia vùng Vịnh đang vận động Washington để ngăn Israel tấn công các cơ sở dầu mỏ của Iran, do lo ngại rằng nếu xung đột leo thang, các cơ sở dầu mỏ của họ cũng có thể trở thành mục tiêu của lực lượng ủy nhiệm của Tehran, theo các nguồn tin cho biết.

Trong nỗ lực tránh bị vướng vào cuộc xung đột, các quốc gia vùng Vịnh, bao gồm Ả Rập Saudi, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Qatar, cũng từ chối cho phép Israel sử dụng không phận của họ để tấn công Iran, và đã thông báo điều này với Washington.

Theo đó, Israel đã thề sẽ buộc Iran phải trả giá cho cuộc tấn công tên lửa vào tuần trước, trong khi Tehran tuyên bố bất kỳ sự trả đũa nào cũng sẽ dẫn đến sự hủy diệt lớn, làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến rộng hơn trong khu vực, có thể lôi kéo cả Mỹ vào cuộc.

Các động thái từ các quốc gia vùng Vịnh diễn ra sau khi Iran, một quốc gia không thuộc khối Ả Rập và theo dòng Hồi giáo Shi'ite, thúc đẩy ngoại giao nhằm thuyết phục các nước láng giềng theo dòng Sunni sử dụng ảnh hưởng của họ đối với Washington, trong bối cảnh lo ngại Israel có thể nhắm vào các cơ sở sản xuất dầu của mình.

Trong các cuộc họp vào tuần này, Iran đã cảnh báo Ả Rập Saudi rằng họ không thể đảm bảo an toàn cho các cơ sở dầu mỏ của vương quốc vùng Vịnh này, nếu Israel được hỗ trợ trong việc thực hiện một cuộc tấn công, một quan chức cấp cao và một nhà ngoại giao Iran cho biết.

Ông Ali Shihabi, một nhà phân tích Ả Rập Saudi thân cận với hoàng gia nước này, cho biết: "Người Iran đã tuyên bố rằng nếu các quốc gia vùng Vịnh mở không phận cho Israel, đó sẽ được coi là hành động chiến tranh. Nhưng Ả Rập Saudi sẽ không cho phép bất kỳ ai sử dụng không phận của chúng tôi."

Nhà ngoại giao này cho biết Tehran đã gửi thông điệp rõ ràng tới Riyadh rằng, các đồng minh của họ tại các quốc gia như Iraq hoặc Yemen có thể sẽ đáp trả nếu có bất kỳ sự hỗ trợ khu vực nào cho Israel chống lại Iran.

Vấn đề liên quan đến khả năng Israel tấn công Iran đã trở thành trọng tâm của các cuộc đàm phán vào hôm thứ Tư (9/10), giữa Thái tử Mohammed bin Salman của Ả Rập Saudi và Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi, người đang có chuyến thăm các quốc gia vùng Vịnh nhằm tìm kiếm sự ủng hộ. Chuyến thăm này, cùng với các cuộc trao đổi giữa giới chức quốc phòng Ả Rập Saudi và Mỹ, là một phần trong nỗ lực phối hợp nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng đang có nguy cơ lan rộng.

Tại Washington, một người nắm rõ các cuộc thảo luận xác nhận rằng các quan chức vùng Vịnh đã liên hệ với đối tác Mỹ để bày tỏ lo ngại về khả năng Israel có hành động trả đũa. Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có cuộc điện đàm vào hôm thứ Tư về sự trả đũa của Israel, và cả hai bên mô tả cuộc gọi là "tích cực".

Ông Jonathan Panikoff, cựu Phó Giám đốc tình báo quốc gia Mỹ về Trung Đông, cho biết: "Mối lo ngại của các quốc gia vùng Vịnh có thể sẽ là chủ đề chính khi họ trao đổi với các đối tác Israel, nhằm thuyết phục nước này đưa ra phản ứng cẩn trọng hơn".

Các nước vùng Vịnh kêu gọi Mỹ ngăn chặn Israel tấn công cơ sở dầu mỏ của Iran
Thái tử Ả Rập Saudi Mohammed bin Salman tiếp Ngoại trưởng Iran Abbas Araqchi tại Riyadh, Ả Rập Saudi. (Ảnh: Reuters)

Rủi ro dầu mỏ?

Được biết, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) có đủ công suất dự trữ để bù đắp cho bất kỳ sự thiếu hụt nguồn cung dầu nào của Iran nếu Israel tiến hành tấn công các cơ sở của nước này. Tuy nhiên, phần lớn công suất dự trữ này nằm ở khu vực vùng Vịnh, do đó nếu các cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Saudi hay UAE bị tấn công, thế giới có thể sẽ phải đối mặt với vấn đề về nguồn cung dầu.

Kể từ sau vụ tấn công vào mỏ dầu Aramco năm 2019 làm tê liệt hơn 5% nguồn cung dầu toàn cầu, Riyadh đã luôn cảnh giác trước nguy cơ Iran tấn công vào các cơ sở dầu khí của mình. Mặc dù vậy, Tehran đã phủ nhận việc tham gia vào vụ tấn công đó.

"Những quốc gia vùng Vịnh không cho phép Israel sử dụng không phận của họ. Họ không muốn các tên lửa của Israel bay qua, và cũng hy vọng rằng các cơ sở dầu mỏ của mình sẽ không bị tấn công", một nguồn tin cho biết.

Theo các nguồn tin, Israel có thể thực hiện cuộc tấn công qua Jordan hoặc Iraq, và việc sử dụng không phận của Ả Rập Saudi, UAE hay Qatar là không cần thiết về mặt chiến lược.

Bài liên quan
Giá dầu sẽ thế nào nếu có gián đoạn nguồn cung ở eo biển Hormuz?
Giá xăng dầu hôm nay 11/10/2024: Giá WTI và Brent đồng loạt tăng
Trump Organization đầu tư dự án sân golf trị giá 1,5 tỷ USD tại Việt Nam: Cú hích cho ngành dịch vụ du lịch

Thêm vào đó, các nguồn tin cũng cảnh báo rằng một cuộc tấn công của Israel vào hạ tầng dầu mỏ của Iran có thể gây tác động toàn cầu, đặc biệt là với Trung Quốc, khách hàng mua dầu lớn nhất của Iran, cũng như đến cuộc bầu cử ngày 5/11 ở Mỹ, khi Phó Tổng thống Kamala Harris đối đầu với ông Donald Trump.

"Nếu giá dầu tăng lên 120 USD/thùng, điều đó sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế Mỹ và cơ hội tranh cử của bà Harris. Vì vậy, người Mỹ sẽ không để cuộc chiến dầu mỏ lan rộng", nguồn tin vùng Vịnh cho biết.

Ngoài ra, việc bảo vệ tất cả các cơ sở dầu mỏ là một thách thức lớn, mặc dù họ có các hệ thống phòng thủ tiên tiến như tên lửa Patriot. Vì vậy, giải pháp chính vẫn là ngoại giao: gửi tín hiệu cho Iran rằng các quốc gia vùng Vịnh không có ý định gây nguy hại.

Tin bài khác
Kịch bản nền kinh tế Mỹ “không hạ cánh” ngày càng trở nên rõ ràng

Kịch bản nền kinh tế Mỹ “không hạ cánh” ngày càng trở nên rõ ràng

Báo cáo lạm phát tháng 9 đã củng cố cho lập luận nền kinh tế Mỹ đang tiến gần hơn tới kịch bản "không hạ cánh", trong đó tăng trưởng vẫn tiếp tục nhưng đi kèm với nguy cơ lạm phát bùng phát trở lại.
ASEAN nâng cấp FTA với Trung Quốc trong hai lĩnh vực kinh tế

ASEAN nâng cấp FTA với Trung Quốc trong hai lĩnh vực kinh tế

Trung Quốc đã là đối tác thương mại lớn nhất của ASEAN từ năm 2009; khối khu vực này cũng trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc, vượt qua Liên minh châu Âu vào năm 2020.
Gánh nặng nợ đang đe dọa mục tiêu phát triển của các quốc gia nghèo

Gánh nặng nợ đang đe dọa mục tiêu phát triển của các quốc gia nghèo

Các quốc gia nghèo nhất thế giới đang phải ưu tiên trả gánh nặng nợ thay vì đầu tư, khiến tiến độ đạt được các mục tiêu phát triển bền vững của họ bị chững lại.
Mỹ áp thuế sơ bộ lên tấm pin mặt trời từ Đông Nam Á

Mỹ áp thuế sơ bộ lên tấm pin mặt trời từ Đông Nam Á

Bộ Thương mại Hoa Kỳ vừa qua đã công bố các mức thuế sơ bộ đối với tấm pin năng lượng mặt trời nhập khẩu từ Campuchia, Malaysia, Thái Lan và Việt Nam.
Thị trường chứng khoán Trung Quốc dồn trọng tâm vào các gói kích thích thích tài khóa

Thị trường chứng khoán Trung Quốc dồn trọng tâm vào các gói kích thích thích tài khóa

Thị trường chứng khoán Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại vào thứ Ba (8/10) sau kỳ nghỉ lễ kéo dài một tuần. Các nhà đầu tư hiện đang dồn sự chú ý vào những định hướng chính sách mới từ Chính phủ đại lục.
EU chính thức áp thuế lên đến 45% đối với xe điện Trung Quốc

EU chính thức áp thuế lên đến 45% đối với xe điện Trung Quốc

Mức thuế quan mới này sẽ có hiệu lực trong vòng 5 năm. Ở chiều hướng ngược lại, Trung Quốc đe dọa sẽ áp thuế lên các ngành ô tô và sữa của châu Âu.
Chủ tịch Fed Chicago: Lãi suất cần giảm mạnh trong năm tới

Chủ tịch Fed Chicago: Lãi suất cần giảm mạnh trong năm tới

Chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang Chicago, Austan Goolsbee, chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh tại Chicago vào thứ Năm: “Lãi suất cần giảm mạnh trong 12 tháng tới”.
Xung đột Israel-Iran tác động thế nào đến kinh tế tài chính toàn cầu?

Xung đột Israel-Iran tác động thế nào đến kinh tế tài chính toàn cầu?

Cuộc xung đột đang ngày càng trầm trọng hơn giữa Israel và Iran giờ đây không còn chỉ là vấn đề căng thẳng trong khu vực Trung Đông, mà còn có khả năng tác động lớn đến nền kinh tế và tài chính toàn cầu.
Triển vọng kinh tế ASEAN+3 năm 2024 bị lu mờ bởi hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc và Việt Nam

Triển vọng kinh tế ASEAN+3 năm 2024 bị lu mờ bởi hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc và Việt Nam

Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 đã cắt giảm dự báo tăng trưởng cho năm 2024 đối với 10 quốc gia thành viên ASEAN. Tuy nhiên, bức tranh năm tới sẽ tươi sáng hơn với kỳ vọng lạm phát tiếp tục giảm.
Trung Quốc nộp đơn kiện về việc Canada áp thuế xe điện

Trung Quốc nộp đơn kiện về việc Canada áp thuế xe điện

Theo CNBC, Bộ Thương mại Trung Quốc trong một tuyên bố đã cáo buộc Canada đang áp đặt thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc một cách không công bằng.
Căng thẳng Iran-Israel làm tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu

Căng thẳng Iran-Israel làm tăng nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu

Các nhà quan sát thị trường dầu mỏ đang nhận thấy mối đe dọa thực sự về việc gián đoạn nguồn cung, sau khi Iran tấn công Israel bằng tên lửa đạn đạo vào tối 1/10, làm leo thang xung đột ở Trung Đông.
Bài VI: Hệ thống đường sắt cao tốc và những tác động tới kinh tế, xã hội ở Hàn Quốc

Bài VI: Hệ thống đường sắt cao tốc và những tác động tới kinh tế, xã hội ở Hàn Quốc

Hệ thống đường sắt cao tốc của Hàn Quốc đã trở thành biểu tượng của một nền giao thông hiện đại và hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội toàn diện đối với quốc gia này.
Kinh tế ASEAN: Từ khởi đầu chậm chạp đến kết thúc đầy triển vọng

Kinh tế ASEAN: Từ khởi đầu chậm chạp đến kết thúc đầy triển vọng

Khi năm 2024 dần khép lại, có vẻ như các nền kinh tế ASEAN sẽ kết thúc năm nay theo một cách tương đối khác biệt so với lúc khởi đầu.
Bài III: Hệ thống đường sắt cao tốc ICE - biểu tượng của nước Đức

Bài III: Hệ thống đường sắt cao tốc ICE - biểu tượng của nước Đức

Đức là một trong những quốc gia tiên phong trong việc phát triển mạng lưới đường sắt cao tốc trên thế giới với thương hiệu nổi tiếng InterCity Express - Tàu tốc hành liên thành phố (ICE).
Bài II: Shinkansen - Hệ thống đường sắt cao tốc đánh dấu sự trỗi dậy của Nhật Bản

Bài II: Shinkansen - Hệ thống đường sắt cao tốc đánh dấu sự trỗi dậy của Nhật Bản

Shinkansen là hệ thống tàu cao tốc của Nhật Bản, và cũng là hệ thống ĐSCT đầu tiên trên thế giới. Đến nay, Shinkansen có 9 tuyến với tổng chiều dài hơn 2.951 km, kết nối các thành phố và khu vực khắp Nhật Bản.