Thứ sáu 22/11/2024 02:56
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Các công ty Trung Quốc vẫn có thể tiếp cận với AI và chip công nghệ cao bất chấp lệnh cấm của Hoa Kỳ

26/08/2024 17:24
Theo các tài liệu đấu thầu gần đây, các công ty của Trung Quốc hiện đang sử dụng dịch vụ đám mây do Amazon hoặc các nhà cung cấp khác để tiếp cận với chip tiên tiến và năng lực trí tuệ nhân tạo (AI) mà họ không thể sử dụng bởi những hạn chế của Mỹ.
Có ít nhất 11 công ty từ đại lục đã tìm cách tiếp cận với những công nghệ AI hay chip xử lý tiên tiến bị hạn chế bởi Hoa Kỳ thông qua dịch vụ đám mây
Có ít nhất 11 công ty từ đại lục đã tìm cách tiếp cận với những công nghệ AI hay chip xử lý tiên tiến bị hạn chế bởi Hoa Kỳ thông qua dịch vụ đám mây. (Ảnh: REUTERS/Dado Ruvic)

Trong hai năm qua, Chính phủ Hoa Kỳ đã hạn chế xuất khẩu chip AI công nghệ cao sang Trung Quốc, nhằm giới hạn năng lực quân sự sử dụng công nghệ tiên tiến của nước này. Tuy nhiên, những hạn chế hiện tại chỉ giới hạn ở các hoạt động xuất khẩu hoặc chuyển giao hàng hóa, phần mềm hay công nghệ. Việc tiếp cận thông qua các dịch vụ điện toán đám mây đến nay không hề vi phạm các quy định của Mỹ.

Những lỗ hổng trong lệnh cấm của Hoa Kỳ

Theo đánh giá của Reuters về hơn 50 tài liệu đấu thầu được đăng tải công khai trong năm vừa qua của Trung Quốc, có ít nhất 11 công ty từ đại lục đã tìm cách tiếp cận với những công nghệ hay dịch vụ đám mây bị hạn chế bởi Hoa Kỳ. Trong số đó, bốn công ty đã nêu rõ tên Amazon Web Services (AWS) là nhà cung cấp dịch vụ đám mây. Mặc dù vậy, các công ty này đều sử dụng công ty trung gian để có thể truy cập vào dịch vụ của AWS.

Cụ thể hơn, các tài liệu đấu thầu còn cho thấy phạm vi rộng lớn của chiến lược mà các công ty Trung Quốc sử dụng để có thể đảm bảo sức mạnh điện toán tiên tiến và tiếp cận với các mô hình AI tạo sinh. Đồng thời, các tài liệu này cũng nhấn mạnh cách mà các công ty của Mỹ đang tận dụng nhu cầu về điện toán đám mây ngày càng tăng của Trung Quốc.

Một phát ngôn viên của dịch vụ đám mây của Amazon cho biết: "AWS tuân thủ mọi điều luật hiện hành của Hoa Kỳ, bao gồm các luật thương mại liên quan đến việc cung cấp dịch vụ AWS trong và ngoài Trung Quốc”.

Công ty nghiên cứu Canalys cho biết, AWS kiểm soát gần một phần ba thị trường cơ sở hạ tầng điện toán đám mây toàn cầu. Tại Trung Quốc, AWS là nhà cung cấp dịch vụ đám mây lớn thứ sáu, theo Công ty nghiên cứu IDC.

Theo một tài liệu đấu thầu vào tháng 3, Đại học Thâm Quyến đã chi 200.000 nhân dân tệ (khoảng 27.996 đô la) cho một tài khoản AWS để có quyền truy cập vào các máy chủ đám mây sử dụng chip Nvidia A100 và H100 cho một dự án không xác định. Tài liệu này cho thấy trường đại học đã thông qua một bên trung gian, Yunda Technology Ltd Co., để tiếp cận dịch vụ.

Được biết, việc xuất khẩu sang Trung Quốc hai dòng chip Nvidia kể trên, vốn được sử dụng để xử lý các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) như ChatGPT của OpenAI, đã bị cấm bởi Chính phủ Hoa Kỳ.

Trong một tài liệu khác, Zhejiang Lab, một viện nghiên cứu đang tự phát triển LLM có tên GeoGPT, dự định chi 184.000 nhân dân tệ để sử dụng dịch vụ của AWS vì sức mạnh điện toán từ Alibaba (một công ty của Trung Quốc) không đủ để phục vụ cho mô hình AI của họ. Một đại diện của Zhejiang Lab đã phủ nhận sự thông qua sử dụng dịch vụ của AWS, và cũng từ chối trả lời các câu hỏi về lý do đằng sau quyết định này hay cách họ đáp ứng các yêu cầu về sức mạnh tính toán của LLM.

Chính phủ Hoa Kỳ hiện đang cố gắng thắt chặt các quy định để hạn chế quyền truy cập từ xa tới các dịch vụ điện toán đám mây tiên tiến bởi các thực thể nước ngoài. Về vấn này, ông Michael McCaul, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Mỹ đã nói với Reuters: "Kẽ hở này đã là mối quan tâm của tôi trong nhiều năm, và hiện giờ chúng tôi cần phải giải quyết nó trước khi quá muộn”.

Vào tháng 4, Quốc hội Hoa Kỳ đã đề xuất luật trao quyền cho Bộ Thương mại quản lý việc truy cập từ xa đối với công nghệ của Mỹ, tuy nhiên vẫn chưa rõ liệu khi nào luật này sẽ được thông qua.

Cụ thể, một phát ngôn viên của bộ cho biết họ đang hợp tác chặt chẽ với Quốc hội và đang "tìm kiếm thêm nguồn lực để tăng cường các biện pháp kiểm soát hiện có, nhằm hạn chế các công ty Trung Quốc tiếp cận với các chip AI tiên tiến thông qua khả năng truy cập từ xa vào điện toán đám mây".

Trước đó, vào tháng 1, Bộ Thương mại cũng đã đề xuất một quy định yêu cầu các dịch vụ điện toán đám mây của Hoa Kỳ phải xác minh người dùng mô hình AI lớn, và báo cáo với các cơ quan quản lý khi họ sử dụng các dịch vụ này để đào tạo các mô hình AI có khả năng thực hiện "hoạt động kích hoạt mạng độc hại". Quy định này hiện vẫn chưa được hoàn thiện, nhưng nếu được thông qua, nó sẽ cho phép bộ trưởng thương mại áp đặt lệnh cấm đối với khách hàng của dịch vụ đám mây.

"Chúng tôi biết rằng, Bộ Thương mại đang xem xét các quy định mới và chúng tôi tuân thủ mọi luật hiện hành tại các quốc gia mà chúng tôi hoạt động", người phát ngôn của AWS cho biết.

Amazon có các đội ngũ bán hàng chuyên phục vụ khách hàng Trung Quốc trong và ngoài nước
Amazon có các đội ngũ bán hàng chuyên phục vụ khách hàng Trung Quốc trong và ngoài nước. (Ảnh: REUTERS/Benoit Tessier)

Nhu cầu sử dụng điện toán đám mây ở Trung Quốc

Nguồn tin cho biết, hiện các công ty Trung Quốc cũng đang tìm cách tiếp cận với dịch vụ đám mây của Microsoft.

Vào tháng 4, trong một tài liệu đấu thầu, Đại học Tứ Xuyên cho biết, họ đang xây dựng một nền tảng AI tạo sinh và mua 40 triệu mã thông báo Microsoft Azure OpenAI để hỗ trợ triển khai dự án này. Tài liệu mua sắm của trường đại học vào tháng 5 cho thấy Công ty TNHH Công nghệ Xuedong của tỉnh Tứ Xuyên là đơn vị đã cung cấp các mã thông báo.

Trong một tuyên bố, OpenAI cho biết rằng, các dịch vụ của riêng họ không được hỗ trợ tại Trung Quốc và Azure OpenAI hoạt động theo các chính sách của Microsoft. Đơn vị này cũng không bình luận về các cuộc đấu thầu.

Thêm vào đó, Viện nghiên cứu công nghệ cao Tô Châu thuộc Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc (USTC) cho biết, trong một tài liệu đấu thầu vào tháng 3 rằng họ muốn thuê 500 máy chủ đám mây, mỗi máy được xử lý bởi tám chip Nvidia A100, cho một mục đích không xác định. Một tài liệu mua sắm sau đó cho thấy cuộc đấu thầu đã được thực hiện bởi Hefei Advanced Computing Center Operation Management Co Ltd, nhưng tài liệu này không nêu tên nhà cung cấp dịch vụ đám mây.

USTC đã bị đưa vào danh sách kiểm soát xuất khẩu của Hoa Kỳ, được gọi là 'Danh sách thực thể', vào tháng 5 vì đã mua công nghệ của Hoa Kỳ cho máy tính lượng tử có thể trợ giúp cho quân đội Trung Quốc, đồng thời tham gia vào quá trình phát triển chương trình hạt nhân của nước này.

Vượt qua các hạn chế về chip AI

Theo Reuters, Amazon đã cung cấp cho các tổ chức Trung Quốc không chỉ quyền truy cập tới các chip AI tiên tiến mà còn tới cả các mô hình AI cao cấp như Claude của Anthropic.

Ông Chu Ruisong, Chủ tịch của AWS Greater China, đã phát biểu tại một hội nghị về AI tạo sinh ở Thượng Hải vào tháng 5, và đề cập đến nền tảng đám mây của công ty: "Bedrock cung cấp một số LLM hàng đầu bao gồm các mô hình nguồn đóng nổi bật như Claude 3 của Anthropic".

Trong nhiều bài đăng bằng tiếng Trung dành cho các nhà phát triển và khách hàng của AWS, Amazon đã nêu bật cơ hội dùng thử "các mô hình AI đẳng cấp thế giới", và đề cập đến công ty Trung Quốc Source Technology, chuyên sản xuất trò chơi máy tính, là một trong những khách hàng sử dụng Claude.

Theo hai cựu Giám đốc điều hành của Công ty, Amazon có các đội ngũ bán hàng chuyên phục vụ khách hàng Trung Quốc trong và ngoài nước.

Được biết, sau khi Reuters liên hệ với Amazon để xin bình luận, công ty này đã cập nhật hàng chục bài đăng bằng tiếng Trung với một lưu ý rằng một số dịch vụ của hãng không khả dụng ở Trung Quốc, đồng thời xóa một số bài quảng cáo, trong đó có bài đăng về Source Technology. Bên cạnh đó, Amazon không đưa ra lý do xóa các bài này.

"Khách hàng của Amazon Bedrock phải tuân theo thỏa thuận cấp phép người dùng cuối của Anthropic, trong đó cấm truy cập vào Claude tại Trung Quốc thông qua cả API (giao diện lập trình ứng dụng) Bedrock của Amazon và API riêng của Anthropic", người phát ngôn của AWS cho biết.

Bên cạnh đó, Anthropic cũng cho hay, họ không hỗ trợ hoặc cho phép khách hàng hay người dùng cuối tại Trung Quốc truy cập vào Claude. "Tuy nhiên, các công ty con hoặc bộ phận sản phẩm của các công ty có trụ sở chính tại Trung Quốc vẫn có thể sử dụng Claude nếu chính công ty con đó nằm ở một khu vực được hỗ trợ bên ngoài Trung Quốc", người phát ngôn của Anthropic cho biết.

Lân Nguyễn (theo Reuters)

Tin bài khác
Xuất khẩu của Nhật Bản tăng vượt kỳ vọng trong tháng 10

Xuất khẩu của Nhật Bản tăng vượt kỳ vọng trong tháng 10

Xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 10 đã tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước, đảo chiều so với mức giảm 1,7% của tháng 9 và vượt qua dự báo tăng 2,2%.
Các công ty Nhật Bản chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á

Các công ty Nhật Bản chuyển dịch sản xuất từ Trung Quốc sang Đông Nam Á

Ngày càng nhiều công ty Nhật Bản chuyển hoạt động sản xuất tại Trung Quốc sang các quốc gia ASEAN. Xu hướng này xuất phát từ sự chậm lại trong tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cùng những rủi ro kinh doanh tại đây.
Chủ tịch Fed cho rằng không cần vội vàng giảm lãi suất

Chủ tịch Fed cho rằng không cần vội vàng giảm lãi suất

Chủ tịch Fed Jerome Powell nhận định, nền kinh tế Mỹ đang vận hành tốt, cho phép giảm lãi suất một cách thận trọng. Ông nhấn mạnh sự bất định chính sách ở thời điểm hiện tại đòi hỏi cách tiếp cận chậm rãi.
Tổng thống Trump bổ nhiệm tỉ phú Elon Musk dẫn dắt Bộ Hiệu quả Chính phủ

Tổng thống Trump bổ nhiệm tỉ phú Elon Musk dẫn dắt Bộ Hiệu quả Chính phủ

Tổng thống đắc cử Trump đã bổ nhiệm tỉ phú Elon Musk lãnh đạo Bộ Hiệu quả Chính phủ, được kỳ vọng sẽ "xóa bỏ bộ máy quan liêu" và "cắt giảm chi tiêu lãng phí" dưới chính quyền mới.
Chính sách thuế của ông Trump có thể tác động mạnh đến Trung Quốc và tăng trưởng toàn cầu

Chính sách thuế của ông Trump có thể tác động mạnh đến Trung Quốc và tăng trưởng toàn cầu

Làn sóng bảo hộ thương mại từ chính sách "Nước Mỹ là trên hết" của ông Trump có thể làm giảm 0,5 điểm phần trăm tăng trưởng của Trung Quốc, và gây bất ổn kinh tế toàn cầu.
Tổng hợp những đề xuất kinh tế của Tổng thống đắc cử Donald Trump

Tổng hợp những đề xuất kinh tế của Tổng thống đắc cử Donald Trump

Tổng thống đắc cử Donald Trump đã đưa ra một loạt đề xuất kinh tế nhằm giảm giá cả, tăng thuế quan và củng cố nền kinh tế – lĩnh vực được cử tri quan tâm hàng đầu trong chiến dịch tranh cử.
Chiến thắng của Tổng thống Trump mở rộng khoảng cách thị trường giữa Mỹ và châu Âu

Chiến thắng của Tổng thống Trump mở rộng khoảng cách thị trường giữa Mỹ và châu Âu

Chiến thắng của Tổng thống Donald Trump trong cuộc bầu cử đã được đón nhận với niềm hân hoan tại Mỹ, nhưng không khí ở các nơi khác lại hoàn toàn trái ngược.
Trung Quốc nâng trần nợ của chính quyền địa phương để thúc đẩy kinh tế

Trung Quốc nâng trần nợ của chính quyền địa phương để thúc đẩy kinh tế

Trung Quốc tăng mức trần nợ địa phương lên 840 tỷ USD nhằm thúc đẩy nền kinh tế đang gặp khó khăn, trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng với Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump.
Chân dung người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Nhà Trắng

Chân dung người phụ nữ đầu tiên được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Nhà Trắng

Vào thứ Năm (7/11), tân Tổng thống Donald Trump đã công bố rằng, quản lý chiến dịch của ông, Susie Wiles sẽ được bổ nhiệm làm Chánh văn phòng Nhà Trắng.
Xuất khẩu của Trung Quốc vượt dự báo trước nguy cơ thuế quan của Trump

Xuất khẩu của Trung Quốc vượt dự báo trước nguy cơ thuế quan của Trump

Xuất khẩu của Trung Quốc vào tháng 10 đã đạt mức tăng trưởng nhanh nhất trong hơn hai năm, khi các nhà máy gấp rút xuất hàng để đối phó với nguy cơ thuế qua mới từ Mỹ và EU.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tạm ngừng mua vàng tháng thứ sáu liên tiếp

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc tạm ngừng mua vàng tháng thứ sáu liên tiếp

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tạm ngừng mua vàng trong tháng thứ sáu liên tiếp, mặc dù giá trị vàng dự trữ tăng, phản ánh chiến lược tìm kiếm giá tốt hơn trong bối cảnh bất ổn kinh tế toàn cầu.
Ông Trump sẽ tái định hình nền kinh tế Mỹ như thế nào?

Ông Trump sẽ tái định hình nền kinh tế Mỹ như thế nào?

Với chiến thắng vang dội trong cuộc đua vào Nhà Trắng của ông Donald Trump, cùng lời hứa về các chính sách mạnh mẽ, nền kinh tế Mỹ đang chuẩn bị phải đối mặt với nhiều biến động lớn.
Thị trường vàng sẽ biến động ra sao khi nước Mỹ có Tổng thống mới?

Thị trường vàng sẽ biến động ra sao khi nước Mỹ có Tổng thống mới?

Việc nước Mỹ có tân Tổng thống được đánh giá có tác động đáng kể lên thị trường vàng, giá dầu và chính sách tiền tệ của các nước này, bởi cả Phó Tổng thống Kamala Harris và cựu Tổng thống Donald Trump đều có những chính sách kinh tế khác nhau.
Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ và công thức giành chiến thắng của Donald Trump

Bầu cử Mỹ 2024: Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ và công thức giành chiến thắng của Donald Trump

Ông Donald Trump đã chính thức tái đắc cử Tổng thống Hoa Kỳ trong một cuộc trở lại đầy ấn tượng, hứa sẽ thực hiện một chương trình nghị sự mạnh mẽ và thay đổi sâu rộng hệ thống chính trị Mỹ.
Quỹ đầu tư quốc gia Nga coi chiến thắng của ông Trump là cơ hội để thiết lập lại quan hệ

Quỹ đầu tư quốc gia Nga coi chiến thắng của ông Trump là cơ hội để thiết lập lại quan hệ

Chiến thắng của ông Trump trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ được Quỹ đầu tư quốc gia Nga đánh giá là cơ hội để thiết lập lại quan hệ Nga - Mỹ sau thời kỳ căng thẳng kéo dài và khủng hoảng Ukraine.