Thứ tư 16/10/2024 15:14
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Các công ty khởi nghiệp về AI đang tạo ra doanh thu với tốc độ chưa từng có

01/10/2024 08:54
Dữ liệu của Stripe cho thấy, các công ty khởi nghiệp AI có thể tạo doanh thu tốt hơn so với những startup công nghệ được đánh giá cao từ các thời kỳ trước.
aa
Các công ty khởi nghiệp về AI đang tạo ra doanh thu với tốc độ chưa từng có
Các công ty khởi nghiệp về AI đang tạo ra doanh thu với tốc độ chưa từng có.

Theo dữ liệu mới từ nhóm fintech Stripe, các công ty khởi nghiệp về trí tuệ nhân tạo (AI) đang tạo ra doanh thu nhanh hơn làn sóng của các công ty phần mềm trước đây. Điều này đã chứng minh rằng làn sóng công nghệ mới này đang tạo ra các hoạt động kinh doanh mạnh mẽ với tốc độ chưa từng có.

Theo phân tích thông tin thanh toán, nhóm các công ty AI hàng đầu đang đạt doanh thu hàng triệu USD trong vòng một năm - tốc độ nhanh hơn rất nhiều so với các nhóm công nghệ không phải AI tương đương trong vòng đời của một công ty khởi nghiệp.

Giới đầu tư vẫn đang hoài nghi về lợi ích kinh tế mà AI tạo ra cũng như khả năng thu hồi vốn từ khoản đầu tư lên đến nghìn tỉ đô la mà các tập đoàn công nghệ dự kiến rót vào cơ sở hạ tầng điện toán để vận hành và phát triển công cụ AI trong năm tới.

Tuy nhiên, dữ liệu của Stripe cho thấy, các công ty AI non trẻ có khả năng tạo doanh thu tốt hơn nhiều so với những startup công nghệ được đánh giá cao từ các thời kỳ trước, đặc biệt là ở hạng mục “phần mềm dưới dạng dịch vụ” (Saas).

Stripe, startup trị giá 65 tỉ đô la Mỹ ở Thung lũng Silicon đã thu thập dữ liệu doanh thu hàng năm của 100 công ty AI tư nhân (chưa niêm yết cổ phiếu) có doanh thu cao nhất và đang sử dụng nền tảng thanh toán của hãng tính đến ngày 31-7. Sau đó, Stripe so sánh với doanh thu hàng năm của với nhóm startup SaaS đầy hứa hẹn vào 2018.

Kết quả cho thấy, sau lần bán hàng đầu tiên trên Stripe, nhiều startup AI chỉ mất trung bình 11 tháng để đạt đến cột mốc doanh thu hơn 83.000 đô la Mỹ/tháng. Trong khi đó, để đạt cột mốc doanh thu này, các startup SaaS trước đây mất trung bình đến 15 tháng. Với những startup AI có quy mô doanh thu hàng tháng là 2,5 triệu, họ chỉ cần 20 tháng là đạt được mức này, nhanh gấp 5 lần so với các startup SaaS trước đây.

Những công ty AI đang sử dụng nền tảng thanh toán của Stripe là những doanh nghiệp nổi tiếng như OpenAI, Anthropic, Mistral, GitHub và Midjourney.

Tuy nhiên, một báo cáo của Goldman Sachs trong tháng này đã làm dấy lên mối lo ngại về lợi nhuận của các doanh nghiệp AI vì họ đang ngày càng cần nhiều vốn đầu tư hơn do chi phí cho cơ sở hạ tầng máy tính để chạy và đào tạo các mô hình AI ngày càng nhiều.

Các công ty khởi nghiệp AI - nhiều trong số đó là doanh nghiệp SaaS mới nhất - đang nỗ lực xây dựng các sản phẩm thử nghiệm mà khách hàng sẵn sàng trả tiền. ChatGPT, chatbot AI của OpenAI ra mắt vào tháng 11 năm 2022 đã trở thành ứng dụng tiêu dùng phát triển nhanh nhất trong lịch sử khi đạt 100 triệu người dùng trong vòng 2 tháng kể từ khi ra mắt.

OpenAI đã tạo ra một dịch vụ đăng ký để các doanh nghiệp truy cập ChatGPT, giúp doanh thu của họ đạt 3,6 tỷ USD hàng năm. Tuy nhiên, công ty cũng đang đốt hơn 5 tỷ USD mỗi năm khi đầu tư vào đào tạo các mô hình mới.

Emily Sands, người đứng đầu bộ phận thông tin tại Stripe cho biết: “Không giống như các thế hệ công ty phần mềm trước đây, các công ty AI phải trả khoản chi phí đáng kể ngay từ đầu, do đó chịu áp lực phải tạo ra khả năng kiếm tiền nhanh hơn”.

Nhu cầu về AI tạo sinh, phần mềm có thể tạo ra văn bản, mã lập trình, hình ảnh, âm thanh và video cũng mang tính toàn cầu. Theo dữ liệu của Stripe, khoảng 56% doanh thu của các startup AI đến từ thị trường nước ngoài. Nhu cầu này thúc đẩy doanh thu của những startup tạo ra âm thanh và hình ảnh dựa vào AI như kỳ lân ElevenLabs (Anh), chuyên sản xuất phần mềm giọng nói AI và startup AI dịch thuật ngôn ngữ DeepL (Đức).

“Ở nhiều nước, trong đó có Singapore và Iceland, chúng tôi thấy có hơn 3% dân số mua dịch vụ từ 100 công ty AI hàng đầu. Đó thực sự là hiện tượng quy mô toàn cầu”, Sands nói.

Stripe cũng đang đào tạo các mô hình AI riêng dựa vào dữ liệu thanh toán khổng lồ, với hàng tỉ giao dịch được hàng triệu công ty thực hiện, có tổng trị 1 nghìn tỉ đô la mỗi năm. Mục đích là để xây dựng các quy trình thanh toán cá nhân hóa hơn.

Byron Deeter, một đối tác tại Bessemer Ventures, công ty đầu tư vào các công ty SaaS cho biết, vấn đề với các công ty phần mềm lớn hơn là kiến trúc công nghệ cũ hơn và bản chất chuyển động chậm hơn. Deeter cho biết: “Chúng tôi đang chứng kiến rất nhiều công ty AI đi từ con số 0 lên hàng chục triệu USD doanh thu trong một vài năm”.

Lĩnh vực AI đã thúc đẩy các nhà đầu tư đổ dòng vốn mới, tạo ra triển vọng tích cực trong tăng trưởng của lĩnh vực đầu tư mạo hiểm.

Theo PitchBook, nền tảng chuyên theo dõi các công ty khởi nghiệp, các nhà đầu tư đã rót 27,1 tỷ USD vào các công ty khởi nghiệp AI ở Mỹ từ tháng 4 đến tháng 6 năm nay, chiếm gần một nửa tổng nguồn vốn tài trợ cho các công ty khởi nghiệp của Hoa Kỳ trong giai đoạn đó.

5 công ty công nghệ lớn tại Mỹ gồm Alphabet, Amazon, Apple, Meta và Microsoft cũng đều đang rót những khoản đầu tư lớn vào lĩnh vực này. Năm 2024, họ đang dự trù ngân sách khoảng 400 tỷ USD cho chi tiêu vốn, chủ yếu cho phần cứng liên quan đến AI cũng như cho nghiên cứu và phát triển (R&D).

Tin bài khác
Startup Việt Alterno nhận khoản đầu tư khủng từ Tập đoàn Schneider Electric

Startup Việt Alterno nhận khoản đầu tư khủng từ Tập đoàn Schneider Electric

Theo ông Hải Hồ, đồng sáng lập startup Việt Alterno, khoản đầu tư mới sẽ giúp công ty giải quyết thách thức lớn nhất về lưu trữ dài hạn với chi phí tối ưu.
Dubai công bố sổ tay hỗ trợ các công ty khởi nghiệp kinh tế số

Dubai công bố sổ tay hỗ trợ các công ty khởi nghiệp kinh tế số

Sổ tay này tập trung vào các lĩnh vực như trí tuệ nhân tạo (AI), in 3D, an ninh mạng, tài sản kỹ thuật số, công nghệ tài chính (FinTech), trò chơi và metaverse.
Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM: Nơi gắn kết cộng đồng khởi nghiệp Việt

Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM: Nơi gắn kết cộng đồng khởi nghiệp Việt

Việc thành lập Trung tâm Khởi nghiệp sáng tạo TP.HCM được kỳ vọng sẽ là đầu mối kết nối các nguồn lực trong hệ sinh thái khởi nghiệp cả trong và ngoài nước.
Giới trẻ khởi nghiệp tại Việt Nam đang cách mạng hóa ngành cà phê

Giới trẻ khởi nghiệp tại Việt Nam đang cách mạng hóa ngành cà phê

Việc kinh doanh quán cà phê hiện đang là một xu hướng cho giới trẻ khởi nghiệp tại Việt Nam. Nhiều bạn trẻ đang cùng những tách cà phê espresso thách thức kỳ vọng của gia đình về một công việc ổn định.
Thợ làm tóc trở thành CEO của đế chế làm đẹp triệu USD

Thợ làm tóc trở thành CEO của đế chế làm đẹp triệu USD

Sess Lee Cannon là chủ tiệm làm tóc Flourish Curls tại Arlington, Texas (Mỹ). Chỉ trong năm ngoái, doanh nghiệp của cô đã đạt mức doanh thu 1,1 triệu USD.
Startup fintech MFast mở rộng mạng lưới tài chính sang thị trường Philippines

Startup fintech MFast mở rộng mạng lưới tài chính sang thị trường Philippines

Startup fintech MFast đang mở rộng mạng lưới tài chính sang Philippines, quốc gia có tỷ lệ người chưa tiếp cận được các dịch vụ ngân hàng cao thứ 2 Đông Nam Á.
Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Nghệ An là một trong ba địa phương tiêu biểu của cả nước

Hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Nghệ An là một trong ba địa phương tiêu biểu của cả nước

Đó là đánh giá của ông Chu Quang Thái - Thường trực phía Nam, Cục Phát triển thị trường và Doanh nghiệp KHCN (Bộ KH&CN) đối với hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo của Nghệ An…
Vòng gọi vốn mới nhất đưa mức định giá của OpenAI lên tới 157 tỷ USD

Vòng gọi vốn mới nhất đưa mức định giá của OpenAI lên tới 157 tỷ USD

Mức định giá của OpenAI phản ánh tỷ lệ định giá khoảng 40 lần doanh thu, một con số chưa từng có, cho thấy sức hút lớn của lĩnh vực AI tại Thung lũng Silicon.
Startup Việt Alternō nhận 100.000 USD cho giải thưởng về phát triển bền vững

Startup Việt Alternō nhận 100.000 USD cho giải thưởng về phát triển bền vững

Chiến thắng của startup Việt Alternō tại Greenhouse Accelerator APAC 2024 là minh chứng rõ ràng cho tiềm năng, nỗ lực không ngừng nghỉ từ công ty thời gian qua.
Hai bạn trẻ mang đặc sản Huế ra thế giới

Hai bạn trẻ mang đặc sản Huế ra thế giới

Hai bạn trẻ xứ Huế Phạm Lê Nguyên Hảo và Ngô Phước Tuần đã xây dựng thương hiệu Huế Thương chuyên sản xuất các dòng sản phẩm đặc sản Huế đóng gói, cấp đông. Trong năm 2024, Huế Thương đã xuất khẩu 50.000 sản phẩm đi Mỹ, trong đó bánh canh cá lóc Huế là sản phẩm chủ lực.
Diễn đàn Khởi nghiệp ĐBSCL - Lần II năm 2024: Thúc đẩy định hướng kinh tế xanh

Diễn đàn Khởi nghiệp ĐBSCL - Lần II năm 2024: Thúc đẩy định hướng kinh tế xanh

Chiều 25/9, UBND tỉnh Đồng Tháp tổ chức họp báo cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về việc tổ chức Diễn đàn khởi nghiệp ĐBSCL lần thứ 2, với chủ đề “Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển”.
Startup công nghệ giáo dục Ấn Độ được định giá 2,8 tỷ USD

Startup công nghệ giáo dục Ấn Độ được định giá 2,8 tỷ USD

Startup công nghệ giáo dục Physics Wallah đã thành công huy động thêm 210 triệu USD trong bối cảnh ngành EdTech Ấn Độ đang phải đối mặt với nhiều khó khăn.
Việt Nam có thể thu hẹp khoảng cách về tỷ lệ startup công nghệ GenAI với Singapore

Việt Nam có thể thu hẹp khoảng cách về tỷ lệ startup công nghệ GenAI với Singapore

Đây cũng là nhận định của ông Denning Tan, Giám đốc Quỹ Đầu tư GenAI Fund dựa trên Báo cáo Khởi nghiệp GenAl của 6 nước ASEAN vừa được công bố.
Hai startup Việt được tham gia vào chương trình hỗ trợ khởi nghiệp của Amazon

Hai startup Việt được tham gia vào chương trình hỗ trợ khởi nghiệp của Amazon

Vượt qua hơn 4.700 startup đăng ký đến từ 129 quốc gia, 2 startup Việt Nam là AI Hay và Kompato AI đã được lựa chọn nhờ vào việc ứng dụng AI một cách sáng tạo.
Thương vụ gọi vốn được giải ngân nhanh nhất lịch sử Shark Tank

Thương vụ gọi vốn được giải ngân nhanh nhất lịch sử Shark Tank

Màn gọi vốn làm phim điện ảnh của biên kịch phim "Mắt biếc" - Kay Nguyễn đã trở thành thương vụ được giải ngân nhanh nhất trong lịch sử Shark Tank Việt Nam.