Theo báo cáo sơ bộ, diện tích nuôi tôm kết hợp với nuôi các loài thủy sản khác của tỉnh đạt kết quả ổn định. Sản phẩm OCOP đạt 142 sản phẩm toàn tỉnh từ 68 doanh nghiệp; định hướng đến cuối năm 2024 sẽ phát triển và tiêu chuẩn hóa 40 sản phẩm trở lên, hỗ trợ phát triển đạt 3-4 sao cho ít nhất 30 sản phẩm.
Ngoài các mặt đạt được, hội nghị cũng cho biết, vẫn còn một số hạn chế; điển hình như tình hình mắc bệnh của tôm, cua vẫn còn diễn biến ở nhiều nơi trong đó có các huyện: Năm Căn, Đầm Dơi, Ngọc Hiển; điều này làm ảnh hưởng đến đời sống bà con nông dân cũng như sản lượng cung cấp cho thị trường, tác động đến sức khỏe người sử dụng. Bên cạnh đó, hội nghị còn nêu lên chuỗi quy trình sản xuất chậm, chưa đi vào chiều sâu; vấn đề giải ngân vốn của các doanh nghiệp vẫn còn thấp; các tình huống bất ngờ chưa được xử lý khẩn trương; một số nhiệm vụ vẫn chưa có hiệu suất thực hiện cao mặc dù có sự nhắc nhở và hết mực quan tâm chỉ đạo.
Hội nghị cũng chỉ ra những tác nhân gây ra những điều trên là do thời tiết, khí hậu thay đổi thất thường, phức tạp, khó dự báo; các câu chuyện về hạn hán, xâm nhập mặn, thiếu nước ngọt đã làm cho đời sống người dân bị cuốn theo, tình hình canh tác, sản xuất từ đó cũng bị trì trệ; các công trình giao thông, thủy lợi cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ các hiện tượng sạt lở, sụt lún đất kéo dài mà chưa có hướng xử lý kịp lúc.
Từ những điều trên, hội nghị thống nhất triển khai các nhiệm vụ trọng tâm gồm: Phối hợp với các cá nhân, tổ chức và các đơn vị liên quan theo dõi, bám sát để nắm bắt tình hình các vun tôm nhằm nắm bắt kịp thời các vấn đề dịch bệnh để có hướng xử lý nhanh chóng; chuẩn bị cho lần thanh tra thứ 5 của EC bằng cách khắc phục, loại bỏ những hạn chế còn tồn tại trong công tác IUU; theo dõi diễn biến giá tôm, cáo báo môi trường kịp thời để khuyến cáo người nuôi.
Hội nghị lần này cũng ghi nhận những ý kiến đóng góp, nhận xét của các đại biểu, từ đó giúp cho hội nghị hiểu rõ hơn về tình địa phương, từ đó đề ra các biện pháp cụ thế, chi tiết cho nơi nào mắc phải. Trong đó có đề cập đến các vấn đề khá nóng và nhạy cảm hiện đang diễn ra. Theo đó, ông Phan Hoàng Vũ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh nhấn mạnh: “Các chủ rừng cần phối hợp với chính quyền địa phương và ngành chức năng giải quyết dứt điểm tình trạng xây dựng nhà và nuôi tôm siêu thâm canh trái phép trên địa bàn, thực hiện đúng quy định và các cam kết quốc tế để phát huy lợi thế và tiềm năng vùng nuôi. Về công tác IUU, các phòng, đơn vị chuyên môn cần tiếp tục phối hợp thực hiện tốt nhiệm vụ quan trọng này. Phòng Nông nghiệp huyện các huyện cần bám sát nhiệm vụ được giao và làm tham mưu cho lãnh đạo huyện cũng như tỉnh trong triển khai thực hiện để đạt hiệu quả cao nhất sát với tình hình thực tế. Các đơn vị chuyên môn thuộc Sở tiếp tục hỗ trợ các huyện Trần Văn Thời, U Minh vận hành hệ thống thuỷ lợi, đáp ứng tương đối yêu cầu thực tế; linh hoạt trong từng thời điểm, thoát nước khi mưa lớn, giữ nước khi khô hạn. Hỗ trợ các chủ rừng, địa phương quản lý tốt đất lâm nghiệp”.
Sau hội nghị, các đại biểu thống nhất với các phương hướng đề ra trong 6 tháng cuối năm 2024 và thể hiện ý chí quyết tâm thực hiện nhằm đạt được những kết quả mong muốn nhất.
Thúy Quyên