Thứ sáu 04/07/2025 14:10
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Bốn thương vụ gọi vốn đình đám năm 2020

08/02/2021 10:46
Nền tảng thiết bị tự phục vụ ngoại tuyến thông minh Le Yao Yao, Công ty công nghệ sinh học Spiber, nền tảng quản lý tăng trưởng đa kênh Insider và Công ty HMD Global- cái nôi của điện thoại Nokia là bốn thương vụ gọi vốn đầu tư đình đám năm 2020
Cần cẩu đồ chơi là một cơ hội đầu tư rất lớn của Le yaoyao
Cần cẩu đồ chơi là một cơ hội đầu tư rất lớn của Le yaoyao.

Nền tảng thiết bị tự phục vụ ngoại tuyến thông minh Le Yao Yao: 150 triệu nhân dân tệ

Nền tảng thiết bị tự phục vụ ngoại tuyến thông minh Le Yao Yao đã hoàn thành vòng tài trợ C do Tencent dẫn đầu vào cuối năm 2019 và vòng tài trợ C của Bright Capital và GF Xinde. Đây cũng là vòng tài trợ thứ sáu của Le Yao Yao kể từ khi thành lập hơn 4 năm trước. Quy mô của vòng gọi vốn này là khoảng 150 triệu Nhân dân tệ, và quy mô đầu tư của Tencent là 100 triệu Nhân dân tệ, định giá sau đầu tư là gần 1,5 tỷ Nhân dân tệ. 2020 là một năm đại thắng với Le Yao Yao khi không chỉ giành chiến thắng được vòng C mà còn nhận ba giải thưởng lớn của Lễ hội Sáng tạo Khoa học Công nghệ Quốc tế và Hội nghị Kỹ thuật số Toàn cầu năm 2020 được tổ chức thành công tại Bắc Kinh. Đây là một sự kiện có tầm ảnh hưởng lớn về mặt tư tưởng trong lĩnh vực khoa học và đổi mới với hơn 1.000 đại diện doanh nghiệp, chính trị và học thuật quy tụ. Với những thành tựu đổi mới và đóng góp xuất sắc trong ngành thiết bị tự phục vụ, Yaoyao Technology đã giành được ba giải thưởng: “Thương hiệu dẫn đầu ngành công nghiệp 2020”, “Giải thưởng đổi mới công nghệ IoT 2020”, CEO Chen Genghao đạt giải “Nhà lãnh đạo sản xuất thông minh 2020”.

Được thành lập vào tháng 10 năm 2015, Le Yao Yao đã nhận được 5 triệu Nhân dân tệ trong vòng tài trợ thiên thần từ Mibud Technology vào tháng 3 năm sau đó và vào tháng 6 năm 2016 công ty đã nhận được hàng chục triệu tài trợ vòng trước A từ Mingjia Technology. Vào tháng 1 năm 2017, Le Yao Yao nhận được khoản tài trợ 38 triệu RMB Series A từ GF Xinde. Tháng 7 cùng năm, nền tảng này nhận được khoản tài trợ 100 triệu Nhân dân tệ (RMB) Series B từ Become Capital và định giá đã vượt quá 1 tỷ RMB vào thời điểm đó. Tháng 4 năm 2018, Le Yao Yao đã nhận được khoản tài trợ 100 triệu Nhân dân tệ B + do Detong Capital dẫn đầu và Qianhai Wutong đồng đầu tư.

Hoạt động kinh doanh chính của Le Yao Yao là thiết bị tự phục vụ ngoại tuyến để cung cấp các giải pháp thông minh, bao gồm hộp thanh toán thông minh, hệ thống SaaS... để giúp các nhà khai thác nâng cao hiệu quả điều hành và hiệu quả quản lý. Mô hình kinh doanh chính là sau khi hợp tác với các nhà sản xuất, công ty cung cấp các giải pháp phần mềm và phần cứng như thanh toán di động, quản lý nền và điều khiển từ xa. Ngoài ra, thiết bị tự phục vụ thông minh có thể trở thành nền tảng phân phối quảng cáo cho các nhà khai thác.

Le Yao Yao cũng đưa ra khái niệm “Quản lý thông minh bằng AI” để giúp các nhà khai thác giảm chi phí và tăng hiệu quả, đồng thời tăng thu nhập từ hoạt động kinh doanh. Hiện tại, “phần cứng giao tiếp thông minh + hệ thống SaaS” của Le Yao Yao đã đạt được phạm vi bao phủ toàn bộ ngành thiết bị tự phục vụ. Khi bắt đầu thành lập, Le Yao Yao, với sự trợ giúp của công nghệ Internet vạn vật và tư duy lưu lượng truy cập Internet đang phát triển, đã cung cấp một hệ thống SaaS cho ngành giải trí để giúp ngành này hiện thực hóa trí thông minh của thiết bị một cách đơn giản và nhanh chóng. Sau 4 năm phát triển, lĩnh vực kinh doanh của Le Yao Yao đã bao trùm tất cả các lĩnh vực thiết bị tự phục vụ như giải trí, đời sống, bán lẻ tự phục vụ.

Le Yao Yao đã duy trì tốc độ tăng trưởng kép hàng năm hơn 100% trong bốn năm liên tiếp. Với sự ra đời của kỷ nguyên 5G và Internet vạn vật, thiết bị thông minh thay thế con người sẽ là một xu hướng không thể đảo ngược. Công nghệ sẽ làm cho các thiết bị trở nên thông minh hơn và giá trị của các thiết bị thông minh kinh doanh dựa trên thanh toán sẽ trở nên lớn hơn bao giờ hết. Việc thông minh hóa thiết bị đòi hỏi một nền tảng mạnh mẽ cũng như một cơ sở hạ tầng để nâng cao năng lực. Vì lý do này, Le Yao Yao cũng đã đưa ra một định vị rõ ràng - “nền tảng thông minh cho hàng chục triệu thiết bị”, cũng chính là tầm nhìn dài hạn mà thương hiệu này hướng tới. “Làm cho thiết bị thông minh hơn, làm cho cuộc sống tốt hơn”, với tư cách là người đi đầu trong ngành thiết bị tự phục vụ, Le Yaoyao đang từng bước hoàn thành sứ mệnh của mình.

GĐĐH đại diện  của Spiber Inc.,  ông Kazuhide  Sekiyama (phải)  phát biểu tại một  cuộc họp báo ở  Tokyo cùng GĐ  Takao Watanabe  của Goldwin Inc.  khi họ thông báo  về việc ra mắt  áo khoác được  làm bằng vật liệu  protein được sản  xuất thông qua  quá trình lên men  vi sinh vậ
GĐĐH đại diện của Spiber Inc., ông Kazuhide Sekiyama (phải) phát biểu tại một cuộc họp báo ở Tokyo cùng GĐ Takao Watanabe của Goldwin Inc. khi họ thông báo về việc ra mắt áo khoác được làm bằng vật liệu protein được sản xuất thông qua quá trình lên men vi sinh vậ.

Công ty Công nghệ Sinh học Spiber (Nhật Bản): 25 tỷ yên

Được thành lập vào năm 2007 với tư cách là một dự án từ Viện Khoa học Sinh học Tiên tiến tại Đại học Keio, thành phố Tsuruoka, tỉnh Yamagata, Nhật Bản, Spiber đã và đang phát triển vật liệu sợi protein nhân tạo kết cấu từ thực vật gọi là Brewed Protein. Công ty công nghệ sinh học Spiber đã thông báo nhận được 25 tỷ Yên tương đương 240 triệu đô la vốn đầu tư dưới hình thức cơ cấu chứng khoán hóa giá trị. Vòng tài trợ này sử dụng tài sản của công ty làm tài sản thế chấp nhằm thu hút vốn từ nhiều nhà đầu tư, cho phép họ nhận được hỗ trợ mà không cần đưa ra các lựa chọn như phân bổ cổ phần cho bên thứ ba gây loãng vốn. Được biết, vòng gọi vốn được tổ chức bởi chi nhánh ngân hàng đầu tư của Tập đoàn tài chính Mitsubishi UFJ (MUFG) và sự tham gia của Ngân hàng Tokyo-Mitsubishi UFJ với tư cách là người cho vay ban đầu. Kể từ khi thành lập đến nay, công ty đã huy động được hơn 35 tỷ Yên (khoảng 340 triệu đô la). Vào tháng 4 năm 2019, công ty này đạt được số tiền 5 tỷ Yên trong khoản vay vốn từ ngân hàng phía UFJ nói trên, Ngân hàng Yamagata, ngân hàng Shonai và Tsuruoka Shikin để phát triển nhà máy khổng lồ đẳng cấp thế giới lĩnh vực lên men và tinh chế protein hoạt động tại tỉnh Rayoung miền đông Thái Lan. Công ty này được định giá vào khoảng 1,08 tỷ đô la. Xuất phát điểm ban đầu tập trung vào tơ nhện, công ty đã phát triển một loại vật liệu sợi tổng hợp nhân tạo có tên Qmonos. Tuy nhiên, mặc dù “fibroin” (một loại protein không hòa tan có trong tơ tằm và nhiều loài côn trùng khác) sản xuất ra rất mạnh nhưng lại gây hiện tượng co rút khi bị ướt, khó duy trì sự ổn định về kích thước sản phẩm. Sau đó, công ty đã khởi nghiệp thành công trong phát triển một loại sợi protein có độ ổn định cao và đổi tên thành Brewed Protein.

Thỏa thuận mới đây nhất cho thấy Spiber sẽ làm việc với nhà chế biến nông sản lớn của Hoa Kỳ, Công ty Archer-Daniels-Midland (ADM) cho phép sản xuất hàng loạt các sản phẩm đối với vật liệu sinh học Brewed Protein. Vật liệu mới được sản xuất bằng quá trình lên men vi sinh vật từ các loại đường có nguồn gốc thực vật như glucose, hoàn toàn không có nguồn gốc từ dầu mỏ. Sáng chế này nhận được sự chú ý lớn và tích cực khi có rất ít vật liệu không chứa vi nhựa và nguồn gốc động vật trong ngành may mặc. Sản phấm mới của Spiber được đánh giá là một bước tiến lớn, một vật liệu cốt lõi thế hệ tiếp theo cho sản xuất tóc nhân tạo trong ngành y tế.

Cụ thể, quy trình bao gồm Adm sẽ thu mua glucose có nguồn gốc thực vật và xử lý quá trình lên men tại Mỹ. Sau khi nguyên liệu được tổng hợp sẽ được chuyển đến nhà máy chính của Spiber tại Tsuruoka, Nhật Bản. Từ đây nhà máy sẽ xử lý vật liệu thành nhiều dạng khác nhau như sợi, màng được ứng dụng trong quần áo, phụ tùng ô tô và tóc tổng hợp nhân tạo. ADM trước đó đã đầu tư 4,3 tỷ Yên (40,72 triệu đô la) vào Spiber vào tháng 12 năm 2019. Giờ đây công ty này đã rót thêm 5,9 tỷ Yên thông qua phân bố cổ phần và nâng cổ phần của mình trong Spiber lên 9,8%, trở thành cổ đông lớn thứ hai của startup, chỉ sau công ty hóa chất Nhật Bản Kisco.

Nền tảng quản lý tăng trưởng đa kênh Insider: 47 triệu đô

LA Insider có trụ sở tại Singapore đã huy động được 32 triệu đô la trong vòng gọi vốn C do Riverwood Capital dẫn đầu. Công ty được thành lập tại Singapore vào năm 2012, phát triển nền tảng trí tuệ nhân tạo (AI) cho phép các nhà tiếp thị doanh nghiệp kết nối dữ liệu khách hàng trên các kênh và hệ thống, từ đó dự đoán hành vi bằng công cụ được hỗ trợ bởi AI, điều phối, cung cấp trải nghiệm cá nhân hóa cho khách hàng.

Lãnh đạo công ty cho biết, các thuật toán sẽ đưa ra dự đoán chính xác, chẳng hạn như phân khúc khách hàng nào có khả năng thay đổi hay khả năng mua hàng và tiến đến thiết kế tối ưu hóa cho phù hợp. Vào ngày 21 tháng 7 năm 2020, Insider thông báo nhận được 32 triệu đô la vòng C và bên cạnh đó còn nhận được đầu tư từ phía Công ty Sequoia India nâng tổng số vốn lên 47 triệu đô la. Công ty sẽ sử dụng số vốn nhằm bổ sung, cải thiện, mở rộng đội ngũ nghiên cứu và phát triển nỗ lực tiếp thị toàn cầu. Hiện Insider đang phục vụ 800 thương hiệu toàn cầu như UNIQLO, Singapore Airlines và các nhãn hàng khác.

Giám đốc Cilingir của startup cho biết, công nghệ AI của Insider sẽ phân biệt nó với các đối thủ lớn hơn như Salesforce. Phân tích của công ty sẽ giúp các thương hiệu điều phối các chiến dịch trên nhiều nền tảng khác nhau bao gồm trang web, ứng dụng dành cho thiết bị di dộng, ứng dụng nhắn tin, email và các kênh khác. Hỗ trợ thương hiệu trong các chiến lược tiếp thị mới là điều rất quan trọng trong Đại dịch Covid-19 làm suy thoái toàn cầu. Ví dụ, các công ty thương mại điện tử đã chứng kiến sự gia tăng lưu lượng truy cập từ mua sắm online tại nhà trong khi các ngành khác như du lịch và khách sạn phải tìm cách khác để có được doanh thu. Insider có các nhóm tại 24 quốc gia trên khắp các châu lục và vùng Trung Đông giúp điều chỉnh hoạt động tại từng vùng theo từng đặc điểm văn hóa riêng biệt. Đơn cử như tại Indonesia người ta bán hàng trực tiếp còn ở Nhật Bản thường phụ thuộc vào các đại lí trong một công ty. Startup Singapore này đã nhận được nhiều phản hồi tích cực, trong đó phía Sequoia India chia sẻ: “Chúng tôi thích nhóm Insider ngay từ những ngày đầu tiên và đã rất ngạc nhiên bởi công cụ tiếp thị hiệu quả của họ. Chất lượng tương tác với khách hàng kết hợp công nghệ đã giúp Insider trở nên nổi bật”.

Công ty HMD Global (Phần Lan): 230 triệu đô la

Bất chấp tình trạng hỗn loạn do Đại dịch Corona virus gây ra, Phần Lan vẫn là điểm đến hấp dẫn cho các khoản đầu tư với số tiền huy động cao kỷ lục năm 2020. Vào tháng 8, Công ty HMD Global - cái nôi của điện thoại Nokia đã thông báo kết thúc vòng tài trợ trị giá 230 triệu đô la do các đối tác chiến lược toàn cầu dẫn đầu. Đây là một trong những khoản tài trợ tăng cường lớn nhất được huy động ở châu Âu năm vừa qua. Phía HMD cho biết sẽ sử dụng khoản đầu tư để đẩy nhanh “hành trình hướng tới sự xuất sắc”. Nguồn tài trợ sẽ hỗ trợ công ty ra mắt các thiết bị 5G trên toàn thế giới. Giám đốc điều hành thương hiệu này tự hào: “Bảo mật và độ tin cậy trong các sản phẩm của chúng tôi đảm bảo sẽ mang lại trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng mong đợi điện thoại Nokia”.

Khoản đầu tư khổng lồ sẽ tiếp tục thúc đẩy tầm nhìn chiến lược của HMD Global trong các lĩnh vực chính. Thứ nhất, thúc đẩy sứ mệnh của công ty là làm cho điện thoại thông minh 5G có thể tiếp cận được với người tiêu dùng toàn thế giới, trọng tâm là quan hệ đối tác bền vững với các nhà mạng Hoa Kỳ. Thứ hai, công ty chuyển đổi sang các dịch vụ ưu tiên kỹ thuật số như một phần của hậu Covid mới, mở rộng thị trường tại các thị trường tăng trưởng quan trọng bao gồm các hoạt động gần đây tại Brazil, châu Phi và Ấn Độ. Cuối cùng HMD Global mong muốn củng cố vị trí hàng đầu bên cạnh phát triển phần cứng điện thoại còn trở thành nhà cung cấp dịch vụ di động toàn diện. Riêng trong năm nay, HMD đã ra mắt dịch vụ chuyển vùng dữ liệu quốc tế, HMD Connect, nâng cao khả năng bảo mật không gian mạng di động đồng thời xây dựng nguồn lực chuyên dụng về phần mềm, bảo mật, dịch vụ với Trung tâm nghiên cứu và phát triển Excellence tại Tampere, Phần Lan. Kể từ khi đi vào hoạt động năm 2016, HMD Global đã có mặt tại 91 thị trường tại 8 khu vực trên thế giới, xây dựng 250.000 điểm bán lẻ và đã bán ra hơn 240 triệu chiếc điện thoại cho tới nay.

Xuân Thu

Tin bài khác
Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Làn sóng khởi nghiệp bùng nổ: Kỷ lục doanh nghiệp thành lập sau Nghị quyết 68

Theo số liệu công bố tại họp báo thường kỳ Bộ Tài chính ngày 2/7, số lượng doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 6 đã đạt mức cao kỷ lục – hơn 24.000 doanh nghiệp, gấp rưỡi mức bình quân tháng những năm trước và tăng gấp đôi so với giai đoạn 2021–2024.
Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Startup Việt AI Hay gọi vốn 10 triệu USD, lọt top 10 ứng dụng AI Đông Nam Á

Theo ông Trần Quang Đức - CEO AI Hay, khoản đầu tư lần này là nguồn lực tài chính quan trọng giúp công ty tiếp tục mở rộng nền tảng web, phát triển các tính năng mới và đưa AI đi sâu vào các lĩnh vực.
Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Ông Đinh Xuân Dương: "Doanh nghiệp Việt Nam không thua vì sản phẩm tệ, mà họ thua vì thị trường mất niềm tin"

Khởi nghiệp tại Việt Nam đang chứng kiến một nghịch lý gai góc: Số lượng doanh nghiệp gia nhập và rút lui gần như tương đương. Dưới bề nổi của “làn sóng khởi nghiệp” là một mặt trận sinh tồn khốc liệt, nơi chỉ những ai đủ bản lĩnh kiểm soát chi phí và thích nghi mới trụ lại.
Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Khởi nghiệp xanh lựa chọn của nhiều người trẻ

Theo bà Vũ Kim Hạnh – Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, khởi nghiệp xanh không chỉ là con đường khởi nghiệp, mà còn là cách để người trẻ phục hồi, tái tạo các giá trị văn hóa, nông nghiệp và môi trường bản địa.
Phát động cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Phát động cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Cuộc thi “Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao năm 2025” để tìm ra những hạt nhân đổi mới trong hệ sinh thái nông nghiệp tương lai.
Nvidia “bắt tay” Bill Gates đầu tư startup điện hạt nhân phục vụ AI

Nvidia “bắt tay” Bill Gates đầu tư startup điện hạt nhân phục vụ AI

Startup TerraPower thông báo thành công huy động 650 triệu USD, với sự tham gia của Nvidia và Bill Gates, thúc đẩy năng lượng hạt nhân làm hạ tầng cho mô hình AI thế hệ mới.
Startup Rounds chi 20 triệu USD mua lại ứng dụng của lập trình viên Việt Nam

Startup Rounds chi 20 triệu USD mua lại ứng dụng của lập trình viên Việt Nam

Startup Rounds từ Israel đầu tư 20 triệu USD vào ứng dụng Việt, ưu tiên Android, iOS ngoài game, mở rộng thị trường và hỗ trợ lập trình viên vươn tầm quốc tế.
Tinh thần tích cực – nền móng bền bỉ của người khởi nghiệp

Tinh thần tích cực – nền móng bền bỉ của người khởi nghiệp

Tinh thần tích cực không đảm bảo thành công tức thì, nhưng là nền móng bền vững giúp doanh nhân trẻ vượt qua thách thức khởi nghiệp.
Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025: Khơi nguồn sức mạnh nội lực địa phương

Cuộc thi Dự án Khởi nghiệp Xanh 2025 chính thức phát động, tìm kiếm các mô hình khởi nghiệp sáng tạo trong nông nghiệp sạch, kinh tế tuần hoàn, công nghệ, du lịch cộng đồng... với tổng giải thưởng gần 1 tỷ đồng.
Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Doanh nhân thế hệ gen Z đang tạo cú huých toàn cầu như thế nào?

Gen Z với tinh thần khởi nghiệp mạnh mẽ, khả năng vận dụng công nghệ và ngoại ngữ, thành lực lượng tiên phong xây dựng doanh nghiệp đổi mới trên thị trường quốc tế.
Meta vừa “chốt” thương vụ đầu tư khủng hơn 10 tỷ USD vào startup AI

Meta vừa “chốt” thương vụ đầu tư khủng hơn 10 tỷ USD vào startup AI

Trong bối cảnh AI đang là cuộc đua công nghệ khốc liệt nhất thế giới, khoản đầu tư từ Meta vào Scale AI nếu hoàn tất không chỉ đơn thuần là một thương vụ rót vốn, mà còn giúp củng cố vị thế của Meta.
Thương mại điện tử: Miền đất hứa nhưng không dễ cho startup trẻ Việt

Thương mại điện tử: Miền đất hứa nhưng không dễ cho startup trẻ Việt

Thương mại điện tử bùng nổ sau đại dịch, mở ra cơ hội vàng cho giới trẻ Việt khởi nghiệp. Tuy nhiên, đằng sau miền đất hứa ấy là muôn vàn thách thức.
Muốn vay vốn, doanh nghiệp khởi nghiệp phải đi… "mò đường"

Muốn vay vốn, doanh nghiệp khởi nghiệp phải đi… "mò đường"

Dù nhiều nghị quyết hỗ trợ đã ban hành, doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn khó tiếp cận vốn. Nên cần một cổng thông tin chung để kết nối chính sách ưu đãi hiệu quả hơn.
Start-up: Linh hoạt vay vốn hay ưu đãi thuê đất?

Start-up: Linh hoạt vay vốn hay ưu đãi thuê đất?

Không còn bị hòa lẫn trong các chương trình hỗ trợ chung, cộng đồng khởi nghiệp lần đầu tiên nhận được gói chính sách chuyên biệt. Vậy start-up lựa chọn linh hoạt vay vốn hay ưu đãi thuê đất?
Đề xuất miễn, giảm thuế để nuôi dưỡng hệ sinh thái khởi nghiệp

Đề xuất miễn, giảm thuế để nuôi dưỡng hệ sinh thái khởi nghiệp

Đại biểu Trần Thị Vân đề xuất kéo dài thời gian miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp, nhằm nuôi dưỡng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển.