Thứ ba 01/07/2025 13:48
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm việc với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Tiền Giang

Sáng 20/3, đoàn công tác của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc với lãnh đạo các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang về tình hình sản xuất kinh doanh, đầu tư xây dựng, xuất nhập khẩu của từng địa phương.
Bài liên quan
Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị công bố Đồ án Quy hoạch chung thành phố Phú Quốc đến năm 2040
Bộ Xây dựng công bố kiện toàn lãnh đạo, chuẩn bị cho giai đoạn phát triển mới

Cuộc họp được tổ chức tại trụ sở UBND tỉnh Đồng Nai, với sự tham gia của đại diện các Bộ, ngành và các địa phương.

Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh cho biết, năm 2024, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, đặc biệt là Thủ tướng Chính phủ và các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương đã tập trung triển khai nhiều vấn đề lớn, thực hiện các nhiệm vụ với cách tiếp cận thực chất và hiệu quả. Để hoàn thành khối lượng công việc lớn, các địa phương đã thực hiện nhiều biện pháp đổi mới, sáng tạo trong xây dựng và hoàn thiện chính sách, điều hành chính sách tiền tệ cũng như đảm bảo tiến độ các dự án trọng điểm quốc gia. Nhờ đó, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện, quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được đảm bảo, và đặc biệt là công tác đối ngoại, hội nhập quốc tế được triển khai chủ động, hiệu quả, góp phần nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Sự chung sức, đồng lòng của cấp ủy, chính quyền địa phương đóng vai trò quan trọng trong việc hiện thực hóa các mục tiêu phát triển trên phạm vi cả nước.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm việc với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Tiền Giang
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh

Năm 2025 có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi đây là năm cuối của nhiệm kỳ Đại hội XIII. Các địa phương cần nỗ lực hết sức để hoàn thành các chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa - xã hội, quốc phòng - an ninh, đồng thời chuẩn bị cho Đại hội Đảng vào đầu năm 2026. Bên cạnh nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, năm 2025 cũng là thời điểm tập trung triển khai các dự án trọng tâm, trọng điểm của Trung ương và địa phương. Nhiều dự án quy mô lớn đang được thực hiện tại các tỉnh, trong đó có các dự án quan trọng như: Đường Vành đai 3, đường Vành đai 4 đi qua địa bàn Đồng Nai, Bình Dương, Tiền Giang. Đây là những dự án mang tính chiến lược, có tác động lớn đến phát triển kinh tế vùng và liên kết hạ tầng giao thông giữa các khu vực trọng điểm phía Nam.

Trong bối cảnh nhiều dự án lớn đang được triển khai đồng loạt, áp lực lên các cơ quan chức năng là rất lớn. Chính phủ đặt ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế tối thiểu 8%, làm tiền đề để hướng tới mức tăng trưởng hai con số trong những năm tiếp theo. Để đạt được điều này, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và địa phương nhằm tháo gỡ những vướng mắc về pháp lý, vốn đầu tư và giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ thực hiện các dự án trọng điểm.

Tại cuộc họp, tỉnh Đồng Nai báo cáo về kế hoạch tăng trưởng GRDP 10%, với định hướng tập trung vào công nghiệp, đầu tư hạ tầng, thu hút vốn FDI và mở rộng thương mại - dịch vụ. Tuy nhiên, tỉnh vẫn đang đối mặt với những khó khăn về nguồn cung đất công nghiệp, thiếu lao động chất lượng cao và hạ tầng giao thông chưa đồng bộ. Các dự án trọng điểm như: Cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu, đường Vành đai 3, ĐT.770B đang được đẩy nhanh tiến độ nhưng vẫn gặp vướng mắc trong giải phóng mặt bằng và nguồn vật liệu xây dựng. Đồng Nai cũng đề xuất thành lập Khu thương mại tự do tại sân bay Long Thành nhằm thu hút đầu tư và phát triển kinh tế hàng không.

Bình Dương tiếp tục khẳng định vị thế trung tâm công nghiệp và thu hút FDI hàng đầu cả nước, với định hướng tập trung vào công nghệ cao, sản xuất xanh và đô thị thông minh. Tuy nhiên, tỉnh đang đối diện với những thách thức về quá tải hạ tầng giao thông, thiếu hụt lao động kỹ thuật cao và sự cạnh tranh từ các địa phương lân cận. Các dự án Vành đai 3, Vành đai 4, cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Chơn Thành đang được triển khai nhưng gặp khó khăn về giải phóng mặt bằng. Bình Dương cũng đề xuất cơ chế đặc thù để tháo gỡ các rào cản trong thu hút đầu tư và phát triển hạ tầng đô thị.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng làm việc với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Tiền Giang
Toàn cảnh buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ Xây dựng với các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Tiền Giang

Trong khi đó, tỉnh Tiền Giang tập trung vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao, chế biến nông sản xuất khẩu và logistics. Năm 2024, tỉnh đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 7,02%, xuất khẩu đạt 6,52 tỷ USD, tăng 19,6% so với năm trước, chủ yếu nhờ vào các sản phẩm chủ lực như sầu riêng, thủy sản và lúa gạo. Tuy nhiên, tỉnh gặp khó khăn do hạ tầng giao thông chưa đồng bộ, thiếu Trung tâm kiểm định chất lượng nông sản và chi phí vận chuyển cao. Tiền Giang kiến nghị Chính phủ hỗ trợ mở thêm Trung tâm kiểm nghiệm nông sản tại tỉnh, giúp giảm chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời đề xuất bổ sung thêm chỉ tiêu đất khu công nghiệp để thu hút đầu tư FDI.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, Bộ trưởng Trần Hồng Minh đề nghị 3 địa phương rà soát, thống kê lại khó khăn, vướng mắc, kiến nghị để các cơ quan chức năng xem xét, xử lý. Các bộ ngành xem xét tháo gỡ, hướng dẫn nhanh nhất, dễ hiểu, dễ triển khai nhất cho các địa phương.

Bộ trưởng Trần Hồng Minh cũng ghi nhận đánh giá cao những nỗ lực của các địa phương trong thời gian qua để tăng trưởng kinh tế.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng nhấn mạnh, cả 3 địa phương đều năm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đặc biệt là Đồng Nai và Bình Dương nằm trong khu vực “đầu tàu” phát triển kinh tế của cả nước. Do đó, với Đồng Nai, Bình Dương, chỉ cần tăng trưởng 1% cũng sẽ bằng nhiều địa phương tăng trưởng 20-30%. Cả 3 địa phương, nhất là Đồng Nai và Bình Dương sẽ đóng góp rất lớn vào thực hiện thành công Nghị quyết số 25/NQ-CP (ngày 5-2-2025) của Chính phủ thực hiện thắng lợi mục tiêu tăng trưởng của cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.

Để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng của từng địa phương, các địa phương phải thúc đẩy thu hút đầu tư ngoài nhà nước, nhất là đầu tư FDI. Đồng thời, thúc đẩy, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công. “Không giải ngân được nguồn vốn đầu tư công, tiền nằm trong kho bạc thì sẽ trở thành “tiền chết”. Do đó, phải đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng”, Bộ trưởng Trần Hồng Minh nhấn mạnh.

Tin bài khác
Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử: 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Ngày 1/7/2025 sẽ đi vào lịch sử: 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

Hôm nay (1/7/2025) cả 34 tỉnh, thành chính thức vận hành chính quyền địa phương 2 cấp. Thời điểm này đánh dấu cuộc chuyển mình to lớn về quản trị quốc gia để phù hợp với kỷ nguyên mới – Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Đà Nẵng: Đội ngũ lãnh đạo mới với tầm nhìn cải cách và công nghệ

Đà Nẵng: Đội ngũ lãnh đạo mới với tầm nhìn cải cách và công nghệ

Sau khi hoàn tất sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, Đà Nẵng đã hoàn thiện bộ máy lãnh đạo, với đội ngũ cán bộ có năng lực, kinh nghiệm thực tiễn và lý lịch chính trị vững vàng.
Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Hộ kinh doanh có doanh thu từ 200 triệu trở lên bắt buộc sử dụng hóa đơn điện tử vào năm 2027

Doanh thu miễn thuế cho hộ kinh doanh có thể nâng lên 400 triệu đồng. Các hộ có doanh thu từ 200 triệu đến dưới 1 tỉ đồng sẽ dùng hóa đơn điện tử năm 2027.
Kiện toàn nhân sự tỉnh Khánh Hòa – Nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới

Kiện toàn nhân sự tỉnh Khánh Hòa – Nền tảng vững chắc cho giai đoạn phát triển mới

Sáng ngày 30/6, Tại Hội trường Thành ủy Nha Trang, diễn ra Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập tỉnh Khánh Hòa và Ninh Thuận, khởi đầu cho chính quyền hai cấp mới từ 1/7/2025. Đây là sự kiện có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu bước ngoặt trong tiến trình tinh gọn bộ máy hành chính, nâng cao hiệu quả quản trị nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, bền vững của khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ.
Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Trung Quốc và năng lực tự chủ công nghệ bất chấp hạn chế từ Mỹ

Giữa căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc vẫn thể hiện được năng lực tự chủ công nghệ, đương đầu với lệnh hạn chế xuất khẩu từ chính quyền của Tổng thống Donald Trump.
TP. Hồ Chí Minh: 107 đồng chí uỷ viên được chỉ định vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố

TP. Hồ Chí Minh: 107 đồng chí uỷ viên được chỉ định vào Ban chấp hành Đảng bộ Thành phố

Sáng 30/6, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định sáp nhập đơn vị hành chính tại TP. Hồ Chí Minh.
Quảng Trị – Quảng Bình hợp nhất: Một tỉnh, một khát vọng

Quảng Trị – Quảng Bình hợp nhất: Một tỉnh, một khát vọng

Từ 1/7/2025, Quảng Trị và Quảng Bình hợp nhất thành tỉnh Quảng Trị. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt hành chính - phát triển, mở ra cơ hội liên kết vùng và phát triển bền vững.
Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Danh sách Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập

Từ ngày 1/7/2025, tất cả 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới chính thức đi vào hoạt động. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký các Quyết định chỉ định nhân sự giữ chức vụ Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành mới sau sáp nhập.
Bước ngoặt lịch sử: Phú Thọ vận hành bộ máy mới sau sáp nhập 3 tỉnh

Bước ngoặt lịch sử: Phú Thọ vận hành bộ máy mới sau sáp nhập 3 tỉnh

Lễ công bố tổ chức hành chính mới của tỉnh Phú Thọ diễn ra ngày 30/6, đánh dấu bước chuyển lịch sử với mô hình phát triển đa trung tâm, tích hợp cao.
Hân hoan trong ngày vui lớn

Hân hoan trong ngày vui lớn

Hôm nay 30/6/2025 đã được xác định là thời điểm trọng đại, khi các tỉnh thành công bố sự kiện hợp nhất địa giới, chung hòa đơn vị hành chính. Nhiều hoạt động chào mừng, ghi nhận đang sôi nổi diễn ra.
Hải Phòng – Hải Dương công bố nghị quyết sáp nhập hành chính: Dấu ấn cải cách từ Trung ương đến cơ sở

Hải Phòng – Hải Dương công bố nghị quyết sáp nhập hành chính: Dấu ấn cải cách từ Trung ương đến cơ sở

Sáng 30/6/2025, tại Trung tâm Hội nghị thành phố Hải Phòng diễn ra Lễ công bố Nghị quyết, Quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã; kết thúc hoạt động đơn vị hành chính cấp huyện; thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, xã, phường, đặc khu đã diễn ra trọng thể.
Giang sơn được sắp xếp lại: Không chỉ gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn

Giang sơn được sắp xếp lại: Không chỉ gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn

Sau Lễ công bố các nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, thành lập tổ chức đảng, chỉ định cấp ủy, HĐND, UBND, MTTQ tỉnh, thành phố, xã, phường, đặc khu, từ ngày 1/7/2025, tất cả 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh mới chính thức đi vào hoạt động, giảm 29 đơn vị so với trước. Cuộc “sắp xếp lại giang sơn” được nhìn nhận “không chỉ để gọn hơn mà còn để phát triển mạnh mẽ hơn…”.
Sáp nhập tinh giản hành chính có làm đánh mất địa danh?

Sáp nhập tinh giản hành chính có làm đánh mất địa danh?

Có một nhận định chung đang rất được lan tỏa với cộng đồng, là từ ngày 01/7, nhiều địa danh tỉnh thành sẽ mất đi, khi chính quyền thay đổi cấp bậc quản lý hành chính và tinh giản địa giới một số địa phương. Song điều đó có thật không, hay chúng ta cần cởi mở góc nhìn để nhìn nhận vấn đề?
Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Điện sạch cần được bảo vệ bằng chính sách minh bạch, ổn định và nhất quán

Năng lượng tái tạo, với hai trụ cột là điện mặt trời và điện gió đang là xu hướng toàn cầu không thể đảo ngược. Tại Việt Nam, đây không chỉ là giải pháp bảo đảm an ninh năng lượng và giảm phát thải khí nhà kính, mà còn là động lực thúc đẩy một nền kinh tế xanh, sạch và bền vững.
Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập thành phố, Đảng bộ và lãnh đạo TP.HCM

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ công bố các nghị quyết, quyết định thành lập thành phố, Đảng bộ và lãnh đạo TP.HCM

8h sáng nay 30-6, tất cả các tỉnh, thành cả nước đồng loạt tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.