Thứ tư 16/10/2024 15:31
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Bộ trưởng Bộ Xây dựng: Doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc

22/02/2024 11:36
Bộ trưởng Bộ xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, vẫn còn nhiều khó khăn vướng mắc với các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân trong tiếp cận đất đai, thủ tục đầu tư xây dựng, tín dụng, chính sách ưu đãi…
aa
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa.

Nhà ở xã hội, nhà ở công nhân là trụ cột của các chính sách an sinh xã hội

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” trong năm 2024, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, về đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” trong năm 2024, cần phải xem xét và nhận diện khó khăn, thách thức, xác định giải pháp tháo gỡ nhằm thúc đẩy triển khai Đề án trong năm 2024, trong bối cảnh Đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và đã đi vào triển khai thực hiện với nhiều kỳ vọng và mong đợi.

Theo ông Nghị, việc phát triển nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vừa là một trong những trụ cột của các chính sách an sinh xã hội, vừa là một giải pháp hữu hiệu thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, góp phần tạo nguồn cung, tái cơ cấu lại thị trường bất động sản cân đối trong cơ cấu sản phẩm bất động sản, đặc biệt là phân khúc nhà ở xã hội, nhà ở giá phù hợp cho người thu nhập thấp và trung bình như hiện nay.

Bộ trưởng nhấn mạnh, với chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự vào cuộc chủ động, trách nhiệm của các Bộ ngành Trung ương và đặc biệt là các địa phương, kết quả thực hiện Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” đến nay đã đạt được những dấu mốc quan trọng:

Thứ nhất, trong năm 2023, Chính phủ đã trình và được Quốc hội thông qua Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Đất đai sửa đổi cùng với nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan với nhiều nội dung mới, tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn; đặc biệt là tháo gỡ tồn tại, vướng mắc để thúc đẩy nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân. Các chính sách mới này, cùng với Chiến lược phát triển nhà ở Quốc gia và các Chương trình hỗ trợ xây dựng mới, cải tạo nhà ở cho các đối tượng chính sách theo các quyết định của Thủ tướng Chính phủ chắc chắn sẽ tạo ra hành lang pháp lý đầy đủ hơn, đảm bảo hỗ trợ và khuyến khích các doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân.

Thứ hai, chỉ riêng trong giai đoạn từ năm 2021 đến nay, trên địa bàn cả nước có 499 dự án nhà ở xã hội đã được triển khai với quy mô hơn 411.000 căn hộ (trong đó 71 dự án đã hoàn thành với quy mô gần 40.0000 căn; 127 dự án đã khởi công xây dựng với quy mô gần 108.000 căn; 301 dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô 265.500 căn).

Thứ ba, triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng: hiện nay đã có đã có 28 tỉnh công bố danh mục 68 dự án đủ điều kiện vay theo Chương trình tín dụng 120.000 tỷ đồng với nhu cầu vay vốn hơn 30.000 tỷ đồng. Tính đến thời điểm hiện tại, đã có 06 dự án nhà ở xã hội tại 05 địa phương được giải ngân với số vốn khoảng 415 tỷ đồng.

Ảnh minh họa
Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị phát biểu tại Hội nghị sáng ngày 22/1.

Doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân còn gặp nhiều vướng mắc

Bộ trưởng Nguyễn Thanh Nghị cho biết, Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội”, phấn đấu đến năm 2030 tổng số căn hộ các địa phương hoàn thành khoảng 1.062.200 căn. Trong đó, giai đoạn 2021 - 2025 hoàn thành khoảng 428.000 căn hộ. Như vậy, nếu các dự án đã được cấp phép và chấp thuận chủ trương đầu tư hoàn thành đúng thời hạn thì chúng ta sẽ cơ bản hoàn thành mục tiêu Đề án đến năm 2025.

Ông Nghị chia sẻ, với sự kỳ vọng vào một kết quả tích cực trong việc triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn nhà ở xã hội” trong thời gian tới, nhất là qua những dấu mốc đạt được vừa qua. Tuy nhiên, cần thẳng thắn nhìn nhận việc triển khai Đề án vẫn còn rất nhiều khó khăn, còn tồn tại những hạn chế, vướng mắc cần phải tập trung và quyết liệt giải quyết trong thời gian tới.

Cũng theo Bộ trưởng, hiện tại vẫn còn nhiều địa phương có kết quả thực hiện chậm so với kế hoạch đăng ký tại Đề án, trong đó, có một số địa phương đến nay vẫn chưa có dự án nhà ở xã hội được khởi công mới. Như vậy, việc giải ngân gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ đồng còn chậm so với mong muốn và nhu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân.

“Ngoài ra, vẫn còn vướng mắc, khó khăn của các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân trong tiếp cận đất đai, thủ tục đầu tư xây dựng, tín dụng, chính sách ưu đãi…”, ông Nghị nói.

Bộ trưởng khẳng định, trong năm 2024, Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2024 đã yêu cầu đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân; năm 2024 nỗ lực phấn đấu hoàn thành khoảng 130 nghìn căn hộ. Đây cũng là yêu cầu và mục tiêu rất cao, đòi hỏi các Bộ ngành và địa phương bám sát và thực hiện nghiêm túc, quyết liệt hơn nữa các nhiệm vụ Đề án đã đề ra, đặc biệt là rà soát quy hoạch, bố trí quỹ đất, cải cách thủ tục hành chính… cho các dự án nhà ở xã hội. Bên cạnh đó, cần rà soát lại việc triển khai gói tín dụng ưu đãi 120.000 tỷ để có giải pháp tháo gỡ, thúc đẩy việc tiếp cận, giải ngân gói tín dụng này.

Nhân Hà Phan

Tin bài khác
TP.HCM muốn làm dự án nút giao thông 4 tầng tại cửa mgõ Đông Bắc

TP.HCM muốn làm dự án nút giao thông 4 tầng tại cửa mgõ Đông Bắc

Nút giao Vành đai 2 - Phạm Văn Đồng, TP. Thủ Đức sẽ có hầm chui, cầu vượt hai tầng và tuyến đường sắt, tạo thành nút giao 4 tầng.
Đầu tư FDI ảnh hưởng thế nào đến thị trường bất động sản?

Đầu tư FDI ảnh hưởng thế nào đến thị trường bất động sản?

Đầu tư FDI có tác động sâu rộng đến thị trường bất động sản Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh 9 tháng đầu năm 2024.
Các thành phố lớn của Việt Nam lọt vào danh sách đắt đỏ nhất ở Đông Nam Á do giá nhà ở tăng cao

Các thành phố lớn của Việt Nam lọt vào danh sách đắt đỏ nhất ở Đông Nam Á do giá nhà ở tăng cao

Giá nhà ở tại TP.HCM và Hà Nội tăng cao là do nguồn cung khan hiếm và tình trạng đầu cơ, khiến cho khả năng tiếp cận nhà ở của người dân địa phương ngày càng trở nên khó khăn.
Thị trường bất động sản quý III: "Tăng nhiệt hay tạo nhiệt"?

Thị trường bất động sản quý III: "Tăng nhiệt hay tạo nhiệt"?

Theo báo cáo thị trường bất động sản quý 3/2024 của Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), sự phục hồi mạnh mẽ với GDP tăng 7,4%.
Hà Nội: Giá căn hộ tăng nhanh, biệt thự liền kề khôi phục trong quý III

Hà Nội: Giá căn hộ tăng nhanh, biệt thự liền kề khôi phục trong quý III

Thị trường căn hộ tại Hà Nội đang tăng trưởng mạnh, đặc biệt ở phân khúc hạng B. Tuy nhiên, khoảng cách giữa thu nhập và giá nhà ngày càng lớn, gây khó khăn.
Giá nhà tại Hà Nội đã tăng tới 28% so với cùng kỳ năm ngoái

Giá nhà tại Hà Nội đã tăng tới 28% so với cùng kỳ năm ngoái

Theo các chuyên gia của Savills, thị trường căn hộ đang tăng trưởng nhưng có sự chênh lệch ngày càng lớn giữa thu nhập hộ gia đình và giá nhà tại Hà Nội.
Căn hộ trung cấp và bình dân dẫn dắt thị trường bất động sản TP.HCM

Căn hộ trung cấp và bình dân dẫn dắt thị trường bất động sản TP.HCM

Thị trường bất động sản TP.HCM đang có nhiều biến động, đặc biệt trong phân khúc căn hộ trung cấp và bình dân. Báo cáo của Savills Việt Nam cho thấy nguồn cung.
Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội tăng trưởng nhờ thu hút FDI

Thị trường căn hộ dịch vụ Hà Nội tăng trưởng nhờ thu hút FDI

Trong bối cảnh thị trường bất động sản biến động, phân khúc căn hộ dịch vụ tại Hà Nội đã có dấu hiệu tích cực trong quý 3 năm 2024, nhờ vào sự gia tăng dòng vốn
Bình Thuận: BĐS vùng ven tôn vinh giá trị sống bền vững và nghỉ dưỡng

Bình Thuận: BĐS vùng ven tôn vinh giá trị sống bền vững và nghỉ dưỡng

Năm 2024, thị trường bất động sản (BĐS) tại Bình Thuận chứng kiến nhiều chuyển biến tích cực, đặc biệt trong bối cảnh tỉnh đang đẩy mạnh triển khai các Luật Đất đai, Nhà ở, và Kinh doanh bất động sản.
Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Bệnh viện Bạch Mai

Hà Nội phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Bệnh viện Bạch Mai

Hà Nội vừa phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Bệnh viện Bạch Mai theo Quyết định số 5225/QĐ-UBND.
Gần 3.500 doanh nghiệp bất động sản được thành lập trong 9 tháng năm 2024

Gần 3.500 doanh nghiệp bất động sản được thành lập trong 9 tháng năm 2024

Gần 3.500 doanh nghiệp bất động sản được thành lập trong 9 tháng năm 2024, với nhiều tín hiệu tích cực.
Đầu tư 32.000 tỷ đồng nâng cấp 2 cao tốc từ TP.HCM đi miền Tây

Đầu tư 32.000 tỷ đồng nâng cấp 2 cao tốc từ TP.HCM đi miền Tây

Tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương và Trung Lương - Mỹ Thuận sắp được nâng cấp với mức đầu tư 32.000 tỷ đồng, hứa hẹn cải thiện lưu thông và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Thị trường bất động sản Hà Nội: Cuộc đột phá giá căn hộ chung cư

Thị trường bất động sản Hà Nội: Cuộc đột phá giá căn hộ chung cư

Giá bất động sản Hà Nội đang tăng mạnh, gần 30% trong một năm, theo báo cáo của CBRE. Xu hướng này phản ánh sự thay đổi thói quen tiêu dùng và sự tham gia của.
Lấy ý kiến về dự án đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành

Lấy ý kiến về dự án đường sắt Thủ Thiêm - Long Thành

Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh, phát triển hạ tầng giao thông là nhiệm vụ cấp thiết để cải thiện chất lượng sống và thúc đẩy kinh tế. Tuyến đường sắt Thủ Thiêm – Long Thành, do TEDI – TEDIS đề xuất, sẽ kết nối sân bay Long Thành với TP.HCM.
Hà Nội phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc rộng hơn1.000 ha

Hà Nội phê duyệt quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc rộng hơn1.000 ha

UBND Thành phố Hà Nội vừa phê duyệt Quy hoạch phân khu đô thị Hòa Lạc, với diện tích 1.003,75 ha, phục vụ khoảng 48.200 cư dân.