Thứ tư 18/09/2024 02:22
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Đã đến lúc phải đặt trọng trách lên vai doanh nghiệp lớn

12/09/2024 10:08
Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT, những doanh nghiệp lớn không chỉ phát triển bản thân mà còn đóng vai trò tạo ra sự liên kết với hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa.
aa

Doanh nghiệp lớn nhưng chưa phát huy vai trò lớn

Hôm nay, ngày 12/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì hội nghị với các doanh nghiệp tư nhân lớn nhằm tìm cách tháo gỡ khó khăn và khuyến khích các doanh nghiệp này phát huy vai trò tiên phong trong đầu tư vào các dự án lớn, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hội nghị này được xem như “Hội nghị Diên Hồng” đối với khu vực kinh tế tư nhân, với mục tiêu kêu gọi sự tham gia chủ động của các doanh nghiệp lớn đang nắm giữ nguồn lực lớn về vốn, tài sản, công nghệ, và nhân lực chất lượng cao.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khu vực kinh tế tư nhân đóng góp khoảng 46% GDP, tạo ra 30% nguồn thu ngân sách và thu hút tới 85% lực lượng lao động. Đã hình thành một lực lượng doanh nghiệp tư nhân lớn, có đủ năng lực về vốn, công nghệ và quản trị để vươn ra thị trường quốc tế. Một số tập đoàn như Vingroup, Thaco, và Hòa Phát được xem là những doanh nghiệp tiên phong trong việc đổi mới và đầu tư vào các ngành công nghiệp mới, đồng thời thúc đẩy mô hình kinh doanh theo hướng xanh và tuần hoàn.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Đã đến lúc phải đặt trọng trách lên vai doanh nghiệp lớn
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng.

Những doanh nghiệp lớn này không chỉ phát triển bản thân mà còn đóng vai trò lan tỏa, tạo ra sự liên kết với hàng nghìn doanh nghiệp nhỏ và vừa, giúp thúc đẩy sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Kinh nghiệm từ các quốc gia khác cho thấy rằng các doanh nghiệp lớn đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và đóng góp lớn cho ngân sách và xuất khẩu.

Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, mặc dù đã xuất hiện một số doanh nghiệp lớn, nhưng họ chưa thực sự đóng vai trò dẫn dắt kinh tế như mong đợi. Đầu tư vào các ngành công nghệ cao như năng lượng sạch, chip, vi mạch, bán dẫn, và hydrogen vẫn còn ở mức thấp, chưa có các dự án quy mô lớn để tạo động lực phát triển vượt bậc. Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa đủ tiềm lực để số hóa hoặc xanh hóa hoạt động kinh doanh, và tính liên kết giữa các doanh nghiệp lớn với chuỗi cung ứng trong nước còn hạn chế.

Cần nắm trọng trách

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh, bối cảnh hiện tại, với nhiều thay đổi lớn trên thế giới và trong nước, đang đặt ra cả thách thức và cơ hội mới cho nền kinh tế và cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Thế giới chứng kiến sự ra đời của các ngành công nghiệp mới, chính sách của các nền kinh tế lớn thay đổi, dòng vốn đầu tư dịch chuyển, và cấu trúc đầu tư thương mại điều chỉnh. Điều này đặt ra yêu cầu mới đối với sự phát triển của Việt Nam.

Bộ trưởng cho rằng, mục tiêu không chỉ là đạt được tăng trưởng kinh tế, mà còn phải hướng đến tăng trưởng xanh, bền vững. Điều này đòi hỏi phải đầu tư vào các ngành công nghiệp tiên phong và không chỉ dựa vào khai thác tài nguyên mà phải chuyển sang dựa vào khoa học - công nghệ và đổi mới sáng tạo. Các động lực tăng trưởng mới từ kinh tế tuần hoàn, kinh tế số, và các mô hình kinh tế tiên tiến cũng cần được thúc đẩy.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT: Đã đến lúc phải đặt trọng trách lên vai doanh nghiệp lớn
Đã đến lúc phải đặt trọng trách lên vai doanh nghiệp lớn như VinGroup.

Để hiện thực hóa mục tiêu đưa Việt Nam trở thành quốc gia có công nghiệp hiện đại và thu nhập trung bình cao vào năm 2030, cũng như trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045, Bộ trưởng nhận định: Các doanh nghiệp tư nhân lớn đóng vai trò then chốt. Nhóm doanh nghiệp này nắm giữ lượng lớn nguồn lực về vốn, tài sản, công nghệ, và nhân lực chất lượng cao, và đã đóng góp quan trọng vào tăng trưởng, việc làm, ngân sách, và xuất khẩu của nền kinh tế.

Bộ so sánh sự phát triển của Việt Nam với những thành tựu kinh tế của các quốc gia như Hàn Quốc và Nhật Bản, nơi các thương hiệu lớn như Samsung, Hyundai, Honda, và Toyota đã góp phần đưa quốc gia vươn lên mạnh mẽ. Tổng tài sản của các doanh nghiệp tư nhân lớn tại Việt Nam đến cuối năm 2023 ước tính đạt 70 tỷ USD, cho thấy tiềm năng lớn của khu vực này trong việc thúc đẩy tính tự chủ và bền vững của nền kinh tế Việt Nam.

Theo Bộ trưởng, với tiềm lực tài chính, năng lực nghiên cứu và phát triển, nguồn nhân lực chất lượng cao, bề dày kinh nghiệm và thương hiệu lâu đời, đã đến lúc đặt lên vai doanh nghiệp lớn những sứ mệnh lớn lao hơn.

Tin bài khác
Thái Nguyên nổ lực hoàn thành công tác giải ngân vốn đầu tư công

Thái Nguyên nổ lực hoàn thành công tác giải ngân vốn đầu tư công

Thái Nguyên đã nỗ lực đáng kể để hoàn thành kế hoạch tài chính năm 2024. Với tổng vốn được giao trên 14.900 tỷ đồng, tỉnh quyết tâm đạt mục tiêu giải ngân 100%.
Hà Tĩnh hỗ trợ đợt 1 các tỉnh vùng lũ phía Bắc 27,5 tỷ đồng

Hà Tĩnh hỗ trợ đợt 1 các tỉnh vùng lũ phía Bắc 27,5 tỷ đồng

Ban Vận động Quỹ cứu trợ tỉnh Hà Tĩnh đã phân bổ 27,5 tỷ đồng để hỗ trợ đợt 1 cho nhân dân các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả do cơn bão số 3 gây ra.
Giá nhà ở Trung Quốc giảm nhanh khi các gói kích thích kém hiệu quả

Giá nhà ở Trung Quốc giảm nhanh khi các gói kích thích kém hiệu quả

Bắc Kinh đang phải chật vật kiểm soát sự suy thoái bất động sản. Khách hàng dự đoán giá nhà ở Trung Quốc sẽ tiếp tục giảm nhanh.
Khối tài sản của Donald Trump sau nghi án bị ám sát lần 2

Khối tài sản của Donald Trump sau nghi án bị ám sát lần 2

Sau khi bị ám sát hụt lần 2 tại sân golf ở West Palm Beach, Florida vào ngày 15/9 , khối tài sản của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp đà giảm mạnh.
Lạng Sơn: Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi lăng được đầu tư theo hình thức BOT

Lạng Sơn: Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi lăng được đầu tư theo hình thức BOT

Dự án tuyến cao tốc cửa khẩu Hữu Nghị - Chi Lăng và Dự án đầu tư xây dựng tuyến cao tốc Đồng Đăng- Trà Lĩnh, với tổng chiều dài 112km theo hình thức BOT.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son