Bộ tài chính đề xuất tiếp tục giảm thuế môi trường nhiên liệu bay hết năm 2021
- Vấn đề
- 07:04 23/11/2020
DNHN - Bộ Tài chính vừa lấy ý kiến về việc tiếp tục giữ nguyên mức thuế bảo vệ môi trường 2.100 đồng một lít với xăng dầu hàng không đến hết năm 2021. Cơ quan này dự tính, việc giữ nguyên mức thuế trên thêm một năm sẽ làm số thu thuế giảm khoảng 860-960 tỷ đồng.

Theo cơ quan này, đây chính là mức hỗ trợ trực tiếp để góp phần giảm giá nhiên liệu bay, chi phí nhiên liệu đầu vào cho doanh nghiệp vận tải hàng không. Mức giảm chi phí này sẽ góp phần giúp doanh nghiệp hàng không duy trì hoạt động, phục hồi sau khủng hoảng do ảnh hưởng của dịch Covid-19.
Cũng theo Bộ Tài chính, dự báo trong năm 2021 kinh tế thế giới tiếp tục chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch Covid-19. "Thị trường hàng không nội địa trong năm nay và sang năm 2021 sẽ phục hồi từng bước, nhưng còn nhiều khó khăn. Riêng thị trường quốc tế cần thời gian dài", Bộ Tài chính cho biết.
“Thiệt hại của ngành hàng không là rất nghiêm trọng, số lượng khách hàng và chuyến bay khai thác sụt giảm rất nghiêm trọng”, Bộ này đánh giá. Cơ quan này cho biết tính chung 10 tháng năm 2020, khách quốc tế đến nước ta ước tính đạt hơn 3,8 triệu lượt, giảm 73,8% so với cùng kỳ năm trước).
Trước đó ngày 27/7, UBTVQH đã ban hành Nghị quyết điều chỉnh mức thuế BVMT đối với nhiên liệu bay xuống còn 2.100 đồng/lít từ mức 3.000 đồng/lít trong giai đoạn từ ngày 1/8 đến hết 31/12. Bộ Tài chính cho biết việc giảm 30% mức thuế BVMT trong 4 tháng cuối năm 2020 làm số thu thuế giảm khoảng 360 - 400 tỷ đồng/tháng.
PV
Tin liên quan
#hàng không

Ngành hàng không - một năm 'gập ghềnh', kịch bản nào cho năm 2021?
Các chuyên gia kinh tế đánh giá, ngành hàng không Việt Nam và thế giới đã trải qua năm 2020 đầy "sóng gió" trước sự hoành hành của Đại dịch COVID-19, trở thành một năm tồi tệ nhất trong lịch sử hàng không.

Hàng không Việt Nam 3 lần bị hoãn kế hoạch bay thương mại quốc tế do dịch Covid-19
33 chuyến bay mỗi tuần theo đề xuất của các hãng hàng không Việt Nam đưa công dân về nước sẽ tạm dừng sau khi lãnh đạo Chính phủ ra chỉ đạo. Đây là lần thứ 3 hàng không Việt Nam hoãn kế hoạch bay thương mại quốc tế do dịch Covid-19.

Gói kích thích kinh tế lần 2: Tập trung hỗ trợ ngành hàng không, du lịch, tiêu dùng
Bộ Kế hoạch & Đầu tư vừa gửi công văn tới các bộ, ngành để lấy ý kiến về đề xuất chính sách hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do đại dịch COVID-19.
Khởi công dự án đường nối TP Thanh Hóa với Cảng Hàng không Thọ Xuân
Sáng 23 - 10, tại xã Đồng Lợi, huyện Triệu Sơn, Sở Giao thông - Vận tải Thanh Hóa đã khởi công dự án đầu tư xây dựng đường nối TP Thanh Hóa với Cảng Hàng không Thọ Xuân. Đây là công trình chào mừng Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Các nước làm gì để “giải cứu” các hãng hàng không trong khỏi cơn khủng hoảng?
Với việc nhiều hãng hàng không đang phải đối mặt với viễn cảnh cắt giảm 95-100% hoạt động do lệnh cấm du lịch và lo ngại về virus corona, nhiều hãng hàng không trên thế giới đã kêu gọi Chính phủ của họ hỗ trợ để duy trì sự tồn tại. Điều này đã được đáp ứng với một loạt các phản hồi, từ các khoản vay lớn, cho đến các gói cứu trợ lớn mà không cần hoàn trả.

Công nghiệp hàng không về đâu sau đại dịch
Ngành công nghiệp hàng không từng suy thoái và phục hồi. Lần này vì Covid-19, nó cũng có thể sụp đổ nhưng sẽ tạo ra những thay đổi tốt hơn.
Đọc thêm Vấn đề
Đổi mới sáng tạo sẽ là giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế "hậu Covid-19"
Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để có thể bứt phá và tăng tốc nhờ khoa học công nghệ và tiệm cận dần với giai đoạn của đổi mới sáng tạo, một số lĩnh vực có thể bước cùng với các nước đã đi trước...
Phó Thủ tướng chỉ đạo xem xét xử lý vấn đề cá tầm Trung Quốc
Tình trạng buông lỏng quản lý, có dấu hiệu tiếp tay cho việc nhập khẩu cá tầm từ Trung Quốc vào Việt Nam, vi phạm gian lận về số lượng nhập khẩu, gian lận xuất xứ phải được xem xét, xử lý...
WB: Kinh tế Việt Nam thuộc nhóm tăng trưởng nhanh nhất thế giới
Theo báo cáo của Ngân hàng thế giới (WB), kinh tế Việt Nam tăng trưởng 4,5% (so với cùng kỳ năm trước) trong quý 4/2020, nhờ đó đã tăng trưởng 2,9% trong năm 2020.
Xuất khẩu gạo có nhiều cơ hội tăng cả về sản lượng lẫn giá bán trong năm 2021
Ngay trong những ngày đầu tháng 1, các đơn hàng xuất khẩu gạo đã được doanh nghiệp xuất đi đã mở ra một khởi đầu thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu trong cả năm 2021.
Kiên Giang: Phát triển nuôi hải sản theo hướng bền vững
Giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, tỉnh Kiên Giang phát triển nuôi hải sản biển theo hướng bền vững, tạo sức cạnh tranh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế biển, tăng thu nhập cho người dân.
Phát triển sản xuất, chế biến cà phê Việt Nam theo chuỗi giá trị
Để nâng cao giá trị và hướng tới mục tiêu xuất khẩu 6 tỷ USD vào năm 2030, cần phát triển ngành cà phê Việt Nam theo hướng chuỗi giá trị, tăng cường kết nối sản xuất với thương mại, phát triển thị trường xuất khẩu,...
Hoàn thiện pháp luật về thương mại điện tử để tạo đà tăng trưởng bùng nổ của hoạt động thương mại điện tử Việt Nam
Thương mại điện tử (TMĐT) ngày càng phát triển nhanh tại Việt Nam bởi vậy cần hoàn thiện pháp luật TMĐT nhanh chóng, để các cá nhân, doanh nghiệp có kế hoạch kinh doanh lâu dài và an toàn.
Kịch bản và triển vọng kinh tế năm 2021: Cải cách, hội nhập và phát triển bền vững
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) đã dự báo năm 2021 kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng theo 2 kịch bản. Kịch bản 1 tăng trưởng đạt mức 5,98%. Kịch bản 2 tăng trưởng đạt 6,46%.
Việt Nam tiếp tục là "ngôi sao đang lên", trung tâm của chuỗi cung ứng châu Á
Đó là nhận định của Bộ phận phân tích thông tin EIU (Economist Intelligence Unit) trong báo cáo đánh giá về Việt Nam mới đây.
Ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt: Người dân phải "sống chung với rác" đến bao giờ?
Những năm gần đây, bãi rác tổ dân phố 17, thị trấn Phước An, huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk đã trở thành nỗi ám ảnh đối với nhiều hộ dân sinh sống gần đó.