Thứ bảy 07/12/2024 21:17
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bộ Hiệu quả Chính phủ của ông Trump có thực sự hiệu quả?

29/11/2024 16:51
Bộ Hiệu quả Chính phủ của Tổng thống Trump, do Elon Musk và Vivek Ramaswamy chỉ đạo, hướng tới cắt giảm chi tiêu lãng phí của chính quyền liên bang Mỹ. Tuy nhiên, nhiều câu hỏi đã được đặt ra liên quan đến tính khả thi của sáng kiến này.
Bộ Hiệu quả Chính phủ của ông Trump có thực sự hiệu quả?
Bộ Hiệu quả Chính phủ của ông Trump có thực sự hiệu quả? (từ trái sang: ông Donald Trump, tỷ phú Elon Musk, doanh nhân Vivek Ramaswamy) (Ảnh: CBS).

Bộ Hiệu quả Chính phủ là gì?

Nhằm thực hiện cam kết giảm chi tiêu lãng phí của chính phủ liên bang Mỹ, Tổng thống đắc cử Donald Trump đã bổ nhiệm hai tỷ phú – CEO Tesla Elon Musk và doanh nhân Vivek Ramaswamy để dẫn dắt sáng kiến mà ông này gọi là Bộ Hiệu quả Chính phủ, viết tắt là DOGE.

Cụ thể hơn, vị Tổng thống thứ 47 của Hoa Kỳ đã mô tả đây là nỗ lực nhằm "cắt giảm các quy định dư thừa, cắt giảm chi tiêu lãng phí và tái cấu trúc các Cơ quan Liên bang". Ông Trump cũng cho biết thêm, công việc của ông Musk và Ramaswamy sẽ kết thúc "không muộn hơn ngày 4/7/2026", trùng với lễ kỷ niệm 250 năm Tuyên ngôn Độc lập Mỹ.

Theo đó, việc bổ nhiệm này đã đặt ra nhiều câu hỏi về nỗ lực cắt giảm chi tiêu, bao gồm việc liệu ông Musk và ông Ramaswamy có quyền hạn để thay đổi các khoản chi liên bang hay không, khi Quốc hội là cơ quan phê duyệt ngân sách quốc gia. Bên cạnh đó, kế hoạch này cũng không công nhận DOGE như một bộ phận chính thức của chính phủ, dẫn đến những thắc mắc về quyền hạn và cách thức hoạt động của tổ chức này.

Chia sẻ với Đài CBS, bà Elaine Kamarck làm việc tại Viện Brookings, người đã quản lý Chương trình Đánh giá Hiệu suất Quốc gia của Chính quyền Clinton trong những năm 1990, nhận xét: “Một cách thẳng thắn, điều này rất cần phải được làm lại, vì vậy, cứ mỗi vài thập kỷ bạn thực sự cần phải xem xét lại tất cả mọi thứ”. Tuy nhiên, bà có những nghi ngờ về tuyên bố của Musk và Ramaswamy, đặc biệt là sau khi ông Musk gần đây nói rằng, có thể giúp cắt giảm ngân sách lên tới 2 nghìn tỷ USD - gần một phần ba trong tổng chi tiêu hàng năm 6,7 nghìn tỷ USD của chính phủ liên bang.

DOGE có thực sự cắt giảm được chi tiêu liên bang không?

Hiện tại, điều này dường như khó xảy ra, vì DOGE không phải là một bộ phận chính thức của chính phủ, vốn cần được Quốc hội phê duyệt. Chi tiêu liên bang cũng được Quốc hội thông qua, và các thượng nghị sĩ cùng hạ nghị sĩ có thể không muốn ủng hộ việc cắt giảm các chương trình lớn như An sinh Xã hội hoặc Medicare được hàng triệu cử tri yêu thích, hay ngân sách quốc phòng Mỹ.

Bên cạnh đó, cách thức tổ chức này hoạt động cũng chưa rõ ràng. DOGE có thể nằm trong phạm vi của Đạo luật Ủy ban Cố vấn Liên bang, quy định cách các nhóm bên ngoài cố vấn cho chính phủ phải hoạt động và chịu trách nhiệm trước công chúng như thế nào.

Ông Trump đã mô tả vai trò của ông Musk và Ramaswamy là cung cấp "lời khuyên và hướng dẫn từ bên ngoài chính phủ". Dù vậy theo bà Kamarck, điều này không mang lại nhiều quyền hạn thực sự. Bà lưu ý rằng, sự ủng hộ từ tổng thống có thể chỉ giúp thuyết phục các nhà lập pháp, hỗ trợ các nỗ lực để gia tăng hiệu quả.

Tuy nhiên, theo tờ Washington Post, đội ngũ trợ lý của ông Trump đang tìm cách thực hiện một số khuyến nghị cắt giảm chi tiêu của DOGE mà không cần sự phê chuẩn từ Quốc hội.

Tỷ phú Musk và Ramaswamy nói gì về chi tiêu liên bang?

Tỷ phú Elon Musk đã mô tả Chính phủ Mỹ là "cồng kềnh", và chi tiêu của nước này là "không bền vững". Ông chủ Tesla cho biết, ông muốn giảm số lượng cơ quan liên bang xuống còn 99, từ con số hơn 400 hiện tại.

Trong một cuộc vận động với ông Trump, tỷ phú Musk đã tuyên bố có thể cắt giảm "ít nhất 2 nghìn tỷ USD" từ ngân sách Mỹ hàng năm. "Tiền của bạn đang bị lãng phí, và Bộ Hiệu quả Chính phủ sẽ khắc phục điều đó”.

Theo đó, Elon Musk nổi tiếng với các biện pháp cắt giảm chi phí tại các công ty của mình, như việc giảm mạnh nhân sự của X sau khi mua lại công ty này, cũng như tập trung vào chi phí sản xuất tại Tesla. Tuy nhiên, các nỗ lực này đã mang lại kết quả trái chiều, với giá trị của X giảm khoảng 80% kể từ khi ông mua lại. Trong khi đó, cổ phiếu Tesla đã tăng 48% trong năm qua, đưa giá trị công ty lên hơn 1 nghìn tỷ USD.

Ông Ramaswamy, người có tài sản khoảng 1 tỷ USD theo Forbes, đã rút khỏi cuộc đua Tổng thống vào tháng 1 sau khi vận động dựa trên chiến dịch chống "thức tỉnh." Ông cũng kêu gọi tối giản bộ máy chính phủ, bao gồm việc xóa bỏ Bộ Giáo dục – mục tiêu mà Tổng thống đắc cử Trump cũng ủng hộ.

Chính quyền Trump có thể cắt giảm chi tiêu ở đâu?

Mặc dù các chuyên gia hoài nghi về tuyên bố của Musk rằng, ông có thể cắt giảm 2 nghìn tỷ USD chi tiêu, họ cũng chỉ ra rằng, vẫn có những cơ hội để cải thiện hiệu quả.

Một trong những lĩnh vực có thể cắt giảm chi tiêu là loại bỏ gian lận Medicare, theo tổ chức Citizens Against Government Waste, một nhóm phi đảng phái chuyên nghiên cứu chi tiêu của chính phủ. Các khuyến nghị của tổ chức này cũng bao gồm việc giảm đóng góp của Mỹ vào Liên Hợp Quốc, và chấm dứt trợ cấp cho một số sản phẩm nông nghiệp, như sữa và đường. Số tiền tiết kiệm ước tính trong năm đầu tiên là 377 tỷ USD, tức khoảng 19% trong tổng số 2 nghìn tỷ USD mà tỷ phú Musk đang nhắm tới.

Tuy nhiên, theo bà Kamarck, hiệu quả không chỉ đơn giản là cắt giảm chi phí. Nó còn liên quan đến việc hiểu cách thức hoạt động của bộ máy hành chính.

"Mọi thứ trong chính phủ liên bang đều rất lớn và phức tạp", bà cho biết. "Al Gore và tôi đã dựa vào hàng trăm công chức kỳ cựu để giải thích cách thức hoạt động của mọi thứ, và nếu bạn không làm điều này, điều mà tôi nghi ngờ họ sẽ không làm vì Musk là một tỷ phú kiêu ngạo, bạn sẽ thất bại".

Xung đột lợi ích

Theo đó, tỷ phú Elon Musk sẽ đối mặt với nguy cơ xung đột lợi ích, do các công ty của ông có quan hệ sâu rộng với Chính phủ Mỹ. Cụ thể, SpaceX hợp tác với Bộ Quốc phòng và NASA, nhận 3 tỷ USD tài trợ từ liên bang trong năm ngoái, trong khi Tesla từng bị điều tra bởi các cơ quan như Cơ quan Quản lý An toàn Giao thông Đường bộ Quốc gia. Không giống như các nhân viên liên bang, ông Musk sẽ không phải công khai hay thoái vốn các lợi ích tài chính nếu đảm nhận vai trò trong chính phủ.

Ngoài ra, giới phê bình cũng nghi ngờ liệu vị tỷ phú này, người đang điều hành các công ty đòi hỏi khối lượng công việc khổng lồ như Tesla và SpaceX, có thể đảm đương hiệu quả một vị trí trong khu vực công hay không.

Ông Morris, từ Trường Kinh doanh Columbia, cho rằng, phong cách lãnh đạo của Musk, vốn thiếu định hướng quy trình, sẽ không phù hợp với công việc mang tính cấu trúc của chính phủ. Ông cũng bác bỏ ý tưởng Musk sẽ trở thành "chuyên gia hiệu suất lưu động" cho chính phủ, coi đó là điều phi thực tế do khối lượng công việc khổng lồ mà Musk đang đảm nhận. Ông nói thêm: "Để thực hiện công việc trong chính phủ kiểu này, bạn cần có định hướng quy trình theo cách mà ông ấy chưa từng có trước đây".
Tin bài khác
Lỗ hổng 64 tỷ USD trong kế hoạch áp thuế của ông Trump với Trung Quốc

Lỗ hổng 64 tỷ USD trong kế hoạch áp thuế của ông Trump với Trung Quốc

Chính sách thuế với Trung Quốc của Tổng thống đắc cử Donald Trump có thể gặp thách thức lớn với các lỗ hổng pháp lý, và chênh lệch dữ liệu thương mại đã đạt 64 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm nay.
Tài sản của tỷ phú châu Á – Thái Bình Dương tăng vọt trong thập kỷ qua

Tài sản của tỷ phú châu Á – Thái Bình Dương tăng vọt trong thập kỷ qua

Tài sản của các tỷ phú châu Á – Thái Bình Dương đạt mức tăng trưởng ấn tượng 141% trong thập kỷ qua, với sự dẫn đầu của ngành công nghệ. Số lượng tỷ phú tại khu vực này cũng tăng nhanh nhất thế giới.
Cuộc khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc phủ bóng lên thương mại và đầu tư với ASEAN

Cuộc khủng hoảng chính trị tại Hàn Quốc phủ bóng lên thương mại và đầu tư với ASEAN

Việc dỡ bỏ thiết quân luật tại Hàn Quốc không làm dịu đi tình hình chính trị căng thẳng tại đây, khi động thái luận tội Tổng thống đã gây lo ngại về khả năng gián đoạn thương mại và đầu tư với ASEAN.
Nền kinh tế Hàn Quốc chao đảo sau lệnh thiết quân luật

Nền kinh tế Hàn Quốc chao đảo sau lệnh thiết quân luật

Nền kinh tế Hàn Quốc chao đảo khi Tổng thống nước này ban bố và rút lại lệnh thiết quân luật chỉ trong vài giờ. Điều này đã gây chấn động chính trị, làm lung lay niềm tin vào thị trường tài chính.
Nga đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng, chiếm 1/3 ngân sách quốc gia

Nga đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng, chiếm 1/3 ngân sách quốc gia

Tổng thống Nga Vladimir Putin vừa phê duyệt ngân sách quốc phòng kỷ lục cho năm 2025, giữa bối cảnh xung đột tại Ukraine vẫn tiếp diễn.
ASEAN chuyển động trong cuộc cách mạng năng lượng hạt nhân

ASEAN chuyển động trong cuộc cách mạng năng lượng hạt nhân

ASEAN đang nỗ lực tiến vào kỷ nguyên năng lượng hạt nhân với công nghệ lò phản ứng mô-đun nhỏ. Tuy nhiên, chuyên môn kỹ thuật và chi phí cao đang là những thách thức lớn đối với các quốc gia trong khu vực.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc mở rộng, dấu hiệu phục hồi kinh tế

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc mở rộng, dấu hiệu phục hồi kinh tế

Hoạt động sản xuất của Trung Quốc trong tháng 11 ghi nhận phục hồi tích cực với chỉ số PMI đạt 50,3 điểm, vượt ngưỡng tăng trưởng. Tuy nhiên, nền kinh tế nước này vẫn phải đối mặt với thách thức từ Mỹ và EU.
Mỹ áp thuế lên đến 271% với pin mặt trời từ Việt Nam

Mỹ áp thuế lên đến 271% với pin mặt trời từ Việt Nam

Bộ Thương mại Mỹ vừa công bố áp thuế lên tới 271% đối với pin mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam. Động thái này nhằm bảo vệ cho ngành sản xuất nội địa của Mỹ trước các sản phẩm nhập khẩu giá rẻ.
Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bơm 111 tỷ USD thanh khoản khi nguồn cung trái phiếu tăng vọt

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc bơm 111 tỷ USD thanh khoản khi nguồn cung trái phiếu tăng vọt

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc đã tăng cường bơm thanh khoản vào hệ thống ngân hàng thông qua công cụ chính sách mới, nhằm đảm bảo thanh khoản dồi dào trước làn sóng phát hành trái phiếu của chính quyền địa phương.
Bài II: Nền kinh tế chuyển mình thế nào dưới nhiệm kì 2 của Tổng thống Donald Trump?

Bài II: Nền kinh tế chuyển mình thế nào dưới nhiệm kì 2 của Tổng thống Donald Trump?

Việc ông Donald Trump chính thức đắc cử Tổng thống nhiệm kì 2 tác động khá tích cực đến nền kinh tế Mỹ cũng như mang lại sự khởi sắc cho nền kinh tế thế giới.
Bài I: Những chính sách định hình tương lai của Mỹ

Bài I: Những chính sách định hình tương lai của Mỹ

Việc ông Donald Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ sẽ khởi đầu cho một bước ngoặt lớn trong chính sách thương mại, ảnh hưởng sâu rộng đến nền thương mại toàn cầu.
Ông Trump cam kết áp thuế mới đối với Canada, Mexico và Trung Quốc

Ông Trump cam kết áp thuế mới đối với Canada, Mexico và Trung Quốc

Ông Trump tuyên bố áp thuế cao đối với Canada, Mexico và Trung Quốc, nhấn mạnh việc thực hiện cam kết tranh cử. Động thái này có thể dẫn đến cuộc chiến thương mại tiềm tàng.
Xuất khẩu của Trung Quốc có thể đạt kỷ lục trước khi ông Trump nhậm chức

Xuất khẩu của Trung Quốc có thể đạt kỷ lục trước khi ông Trump nhậm chức

Các nhà kinh tế đã nâng dự báo xuất khẩu của Trung Quốc trong quý IV, trong bối cảnh nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến thương mại mới khi ông Trump đe dọa áp đặt mức thuế quan cao hơn.
Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị Mỹ cáo buộc hối lộ như thế nào?

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị Mỹ cáo buộc hối lộ như thế nào?

Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani bị cáo buộc hối lộ để cứu thỏa thuận năng lượng mặt trời. Vụ việc gây chú ý khi liên quan đến việc huy động vốn từ các nhà đầu tư Mỹ.
Ông Trump và Chủ tịch Fed có thể đối đầu về lãi suất

Ông Trump và Chủ tịch Fed có thể đối đầu về lãi suất

Tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Powell có thể tạo ra căng thẳng về lãi suất giữa Nhà Trắng và Fed vào năm sau, trong bối cảnh nền kinh tế Mỹ thay đổi và áp lực chính sách gia tăng.