Thứ bảy 19/04/2025 15:31
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Bịt “kẽ hở”, cứu ngành mía đường

12/10/2020 00:00
Nhằm bảo vệ hoạt động sản xuất mía đường trong nước, mới đây, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã ra nghị quyết liên quan đến một loạt nội dung thực hiện hoặc đề xuất, trong đó có cơ chế chính sách tháo gỡ khó khăn cho ngành mía đường; công tác chống buôn

Liên quan đến công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại mặt hàng này, Hiệp hội Mía đường Việt Nam cho biết đang tiếp tục chủ động phối hợp với Tổng cục QLTT đi khảo sát và làm việc với Cục QLTT ở một số tỉnh, thành: An Giang, Đồng Tháp, Long An, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị.

Trước tình trạng mặt hàng đường lỏng đang được DN nhập về với số lượng lớn, tháng 5 vừa qua, Hiệp hội Mía đường cũng đã có văn bản gửi Cục Phòng vệ thương mại để báo cáo khả năng sử dụng biện pháp chống bán phá giá với mặt hàng này.

Để kiểm soát đường nhập lậu, ngoài lực lượng phối hợp ở các trạm liên ngành, theo Hiệp hội Mía đường, lực lượng có trách nhiệm chính trong giám sát hoạt động này là Hải quan và QLTT. Hiệp hội Mía đường cho rằng, “kẽ hở” trong hệ thống quản lý hiện nay là lượng đường nhập lậu sau khi bị tịch thu được đưa ra bán đấu giá. Điều này giúp đối tượng buôn lậu sử dụng lại bộ hồ sơ đấu giá này để hợp thức hóa cho việc tuồn đường lậu vào trong nước.

Nhà máy đường nằm im lìm ngay trong vụ thu hoạch mía.

Thông tư 45/2014 của Bộ NN&PTNT quy định về việc kiểm tra cơ sở sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp đủ điều kiện an toàn thực phẩm không gắn với yêu cầu về vùng nguyên liệu.

Lợi dụng “kẽ hở” này, một số địa phương không trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long cũng vẫn cứ cấp phép mở cơ sở sản xuất, sang chiết đường. Đây là nơi các đối tượng buôn lậu lợi dụng sang chiết đường nhập lậu, hợp thức hóa lượng đường nhập lậu thành đường sản xuất trong nước.

Không chỉ vậy, Thông tư này còn không yêu cầu cơ sở sang chiết, đóng gói đường phải có hợp đồng hoặc văn bản đồng ý cho phép sang chiết của nhà máy hoặc thương hiệu đường…

Việc quản lý đường nhập khẩu theo hình thức tạm nhập, tái xuất cũng vậy, theo Hiệp hội Mía đường, hoạt động này đã nhiều năm gây khốn đốn cho hoạt động sản xuất mía đường trong nước do chỉ tạm nhập mà không tái xuất. Điều này càng dễ dàng kể từ khi Luật Thuế 2016 có hiệu lực.

Bởi nếu như trước đây, hàng hóa tạm nhập, tái xuất là đối tượng được hoàn thuế, nay theo Luật thuế 2016, đây là đối tượng được miễn thuế nếu hàng hóa tạm nhập được tổ chức tín dụng bảo lãnh hoặc DN đã đặt cọc một số tiền tương đương với tiền thuế nhập khẩu của hàng hóa.

Để bịt “kẽ hở” này, Hiệp hội Mía đường đề nghị siết chặt hoạt động tạm nhập, tái xuất bằng cách áp thuế ngoài hạn ngạch và coi hàng tạm nhập, tái xuất là đối tượng được hoàn thuế.

Đối với lượng đường nguyên liệu nhập về theo hình thức sản xuất để xuất khẩu nhằm tận dụng năng lực chế biến trong nước, “kẽ hở” nằm ở chỗ theo quy định trước đây, loại đường nhập về để sản xuất phục vụ xuất khẩu sẽ phải nộp thuế nhập khẩu và buộc phải tái xuất trong vòng 275 ngày để được hoàn thuế.

Nhưng nay, Luật thuế 2016 và văn bản dưới luật đã không quy định thời gian phải tái xuất khẩu và miễn nộp thuế luôn cho loại hình này. Do đó, ngoài tình trạng phải cạnh tranh với đường nhập lậu, ngành mía đường còn phải cạnh tranh cả với những loại đường giá rẻ do gian lận thương mại từ các “kẽ hở” vừa kể.

Hiệp hội Mía đường cho rằng, căn cứ số liệu xuất khẩu đường từ Thái Lan vào Campuchia do chính Thái Lan công bố, thì từ năm 2003 đến nay lượng đường xuất khẩu hằng năm của Thái Lan đã vượt qua mức cho phép cao nhất - mức kích hoạt quy định bởi điều 24 trong Hiệp định ATIGA.

Thông tin về gian lận thương mại của ngành đường Thái Lan trong báo cáo với Chính phủ, Hiệp hội Mía đường chỉ rõ: Kết quả điều tra về gian lận ngành đường của Thái Lan do Công ty tư vấn quốc tế LLC thực hiện theo yêu cầu của liên minh ngành đường Mỹ cho thấy, ngành mía đường Thái Lan canh tác khoảng 1,4 triệu hécta với năng suất mía bình quân khoảng 70 tấn mía/ha và hàm lượng đường 12-13%. Năng suất mía và hàm lượng đường như vậy không có gì là nổi trội, chỉ nằm trên mức trung bình của ngành mía đường các nước trên thế giới.

So với ngành mía đường thuộc top dẫn đầu như Brazin, Úc, Mỹ, trình độ sản xuất mía đường của Thái Lan vẫn còn một khoảng cách khá xa. Tuy nhiên, trong giai đoạn giá đường liên tiếp sụt giảm từ 2011-2014 và tiếp tục đà sụt giảm đến nay với mức giá đã giảm đến 40%, Thái Lan vẫn tiếp tục tăng lượng xuất khẩu lên thêm mức 70% để chiếm lĩnh vững chắc vị trí xuất khẩu đường thứ 2 toàn cầu. Chưa dừng lại, ngành mía đường Thái Lan còn lập kế hoạch tăng gấp đôi sản lượng đường trong 5 năm tiếp theo.

Với thách thức mang tên “đường lậu” đang tiếp tục phải đối mặt, các DN mía đường cho rằng hoạt động sản xuất kinh doanh mía đường đang trong tình trạng hết sức khó khăn, bi đát. Tình trạng thiếu nguyên liệu đã xảy ra ở nhiều nơi. Khu vực đồng bằng sông Cửu Long, diện tích trồng mía đã giảm 50%. Tương tự, vùng nguyên liệu cho Công ty CP Mía đường Lam Sơn cũng đã giảm 30%.

Đại diện Công ty CP Mía đường Lam Sơn, ông Lê Trung Thành cho biết, tình hình sản xuất kinh doanh mía đường 3 vụ gần đây rất đáng lo ngại khi vùng nguyên liệu tiếp tục giảm xuống còn dưới 200 ngàn ha.

Công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại không hiệu quả; công tác chống bán phá giá với đường lỏng cũng chưa có kết quả gì đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh mía đường.

Ngoài những vấn đề trên, cơ quan quản lý nhà nước cần có biện pháp phù hợp để tránh tình trạng đấu giá đường lậu lên tới 26-27 ngàn đồng/kg nhằm có hồ sơ quay vòng đường nhập lậu.

Để ngăn chặn đường lậu, ông Đặng Phú Quý, Công ty CP Đường Quảng Ngãi, cho hay, DN đã phối hợp với Hiệp hội mía đường và cán bộ của Tổng cục QLTT đi khảo sát, làm việc với một số tỉnh thành như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị, song đường lậu vẫn về nhiều hơn. Vì vậy, DN đã phối hợp với các địa phương cử khoảng 10 người xuống các địa bàn trọng điểm để theo dõi, nắm tình hình buôn lậu đường để kịp thời thông tin đến các cục QLTT cũng như phản ánh với Ban chỉ đạo 389 các địa phương.

“Đừng để DN mía đường tự bơi trong công cuộc đấu tranh chống đường lậu; đừng để người nông dân quay lưng lại với cây mía”. Đây là kiến nghị nhưng cũng chính là thông điệp mà các ngành mía đường muốn gửi tới các cơ quan có trách nhiệm phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.

Đức Thắng

Tin bài khác
Thông xe cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh, đẩy nhanh kết nối vùng

Thông xe cao tốc Bắc – Nam qua Hà Tĩnh, đẩy nhanh kết nối vùng

Ngày 19/4/2025, hai dự án cao tốc Bắc – Nam đoạn Bãi Vọt – Vũng Áng chính thức thông xe kỹ thuật, góp phần thúc đẩy liên kết vùng và tạo đà phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Trung.
Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh: Cần xây dựng chiến lược phát triển ngành bán dẫn

Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh: Cần xây dựng chiến lược phát triển ngành bán dẫn

Phó Giám đốc NIC Đỗ Tiến Thịnh khẳng định ngành bán dẫn là chìa khóa để Việt Nam làm chủ công nghệ, nâng tầm kinh tế và an ninh quốc gia trong tương lai gần.
Vì sao xuất nhập khẩu

Vì sao xuất nhập khẩu 'đột ngột' giảm hai con số trong nửa đầu tháng 4?

Dù tính từ đầu năm đến 15/4, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu vẫn tăng 13,89% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng đợt giảm “đột ngột” trong nửa đầu tháng 4 đang khiến nhiều doanh nghiệp và chuyên gia kinh tế không khỏi lo ngại.
Bộ Tài chính: Đề nghị tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN tại địa phương

Bộ Tài chính: Đề nghị tăng cường chỉ đạo thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN tại địa phương

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng – Chủ tịch Hội đồng Quản lý Bảo hiểm xã hội Việt Nam – vừa ký ban hành Công văn số 4860/BTC-BHXH gửi Bí thư Tỉnh ủy, Thành ủy và Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Nội dung công văn đề nghị tiếp tục tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả các chính sách về bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu thống nhất nhiều vấn đề sáp nhập

Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu thống nhất nhiều vấn đề sáp nhập

Bình Dương, TP Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng đề án, rà soát ranh giới hành chính chồng lấn, và thống nhất phương án sử dụng tài sản công, bố trí trụ sở chính trị - hành chính.
Bộ Nông nghiệp và Môi trường xin giảm kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 hơn 3.800 tỷ đồng

Bộ Nông nghiệp và Môi trường xin giảm kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 hơn 3.800 tỷ đồng

Vướng mắc giải phóng mặt bằng, sáp nhập bộ ngành và tiến độ chậm khiến Bộ Nông nghiệp và Môi trường xin giảm kế hoạch vốn đầu tư công năm 2025 hơn 3.800 tỷ đồng.
Thu hút đầu tư nước ngoài vào hàng không dân dụng

Thu hút đầu tư nước ngoài vào hàng không dân dụng

Một trong những điểm nổi bật của Dự thảo Luật Hàng không Dân dụng (sửa đổi) là mở rộng cơ chế thu hút đầu tư ngoài ngân sách nhà nước vào lĩnh vực hàng không.
Ba kiến tạo để xây dựng nền tảng cho chuyển đổi xanh bền vững

Ba kiến tạo để xây dựng nền tảng cho chuyển đổi xanh bền vững

Việt Nam đã đưa ra ba định hướng trọng tâm – hay còn gọi là “ba kiến tạo” – để xây dựng nền tảng cho chuyển đổi xanh bền vững tại Hội nghị Thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì Tăng trưởng Xanh và Mục tiêu Toàn cầu (P4G) lần thứ 4.
Doanh nghiệp Việt Nam linh hoạt ứng phó “cú sốc” thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Doanh nghiệp Việt Nam linh hoạt ứng phó “cú sốc” thuế đối ứng của Hoa Kỳ

Tại Hội thảo “Thuế đối ứng của Hoa Kỳ & Ứng phó của doanh nghiệp Việt Nam”, các chuyên gia đã đề xuất giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
Chỉ xây dựng 1 trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TPHCM và Đà Nẵng

Chỉ xây dựng 1 trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TPHCM và Đà Nẵng

Chiều 17/4, tiếp tục phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Thúc tiến độ bàn giao mặt bằng trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam

Thúc tiến độ bàn giao mặt bằng trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam

Bộ Xây dựng yêu cầu 4 tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị đẩy nhanh bàn giao mặt bằng trong tháng 4 để xây dựng trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam.
Cắt giảm, đơn giản hóa 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết ngành văn hóa - du lịch

Cắt giảm, đơn giản hóa 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết ngành văn hóa - du lịch

Trong năm 2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ngay các thủ tục hành chính liên quan đến sản xuất, kinh doanh, trong đó yêu cầu bãi bỏ tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết.
Việt Nam đón nguồn tài trợ 400 triệu USD từ WB và ADB cho 3 dự án lớn

Việt Nam đón nguồn tài trợ 400 triệu USD từ WB và ADB cho 3 dự án lớn

WB và ADB từ lâu đã là hai đối tác phát triển chiến lược của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảm nghèo, phát triển hạ tầng và nâng cao năng lực quản trị quốc gia.
Chính phủ chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Chính phủ chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII đặt trọng tâm vào việc phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo, ngoại trừ thủy điện, nhằm phục vụ sản xuất điện.
VIPC Summit 2025: Thu hút hàng trăm nhà đầu tư và doanh nghiệp công nghệ

VIPC Summit 2025: Thu hút hàng trăm nhà đầu tư và doanh nghiệp công nghệ

Nhà sáng lập Quỹ Golden Gate Ventures cho biết VIPC Summit 2025 dự kiến thu hút khoảng 1.000 đại biểu, trong đó có hơn 200 đại biểu đến từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước.