Chủ nhật 06/07/2025 16:33
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Bình Dương: Doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh tham gia sản xuất cần kiểm soát biện pháp phòng chống dịch COVID-19

10/10/2021 23:33
Vừa qua, UBND tỉnh Bình Dương, Sở Y tế tỉnh Bình Dương vừa ban hành công văn về điều kiện tham gia sản xuất tại doanh nghiệp, cở sở kinh doanh.

Trong đó, điều kiện cần và đủ của một doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh được căn cứ theo tình hình dịch tễ của dịch bệnh COVID-19, tạm thời phân chia các vùng dịch tễ của tỉnh Bình Dương như sau: Vùng 1 (Dĩ An, Thuận An, Tân Uyên), vùng 2 (Thủ Dầu Một, Bến Cát), vùng 3 (Dầu Tiếng, Phú Giáo, Bàu Bàng, Bắc Tân Uyên).

Điều kiện để được tổ chức sản xuất; Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có phương án đảm bảo phòng chống dịch Covid-19
Điều kiện để được tổ chức sản xuất; Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có phương án đảm bảo phòng chống dịch Covid-19. (Ảnh: Bộ Công Thương)

Đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký tổ chức sản xuất theo mô hình “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” và mô hình “03 xanh” được tham gia sản xuất khi có đủ các điều kiện sau: Điều kiện để được tổ chức sản xuất; Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh có phương án đảm bảo phòng chống dịch Covid-19 và phương án xử lý khi có trường hợp mắc COVID-19 tại đơn vị gửi cho Ban Quản lý Khu công nghiệp, Sở Công Thương hoặc chính quyền địa phương; Chuẩn bị trước khi vào sản xuất: Trước khi vào doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, người lao động phải được xét nghiệm sàng lọc ít nhất 02 lần (lần 1: trước khi hoạt động 3 ngày bằng xét nghiệm test nhanh hoặc PCR, lần 2: vào ngày bắt đầu làm việc bằng xét nghiệm test nhanh).

Đồng thời, trong quá trình sản xuất: Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải thực hiện nghiêm 5K trong thời gian tổ chức sản xuất.

Thực hiện việc xét nghiệm cho tất cả người lao động 2 lần/tuần trong thời gian tổ chức sản xuất, kinh doanh từ thứ Hai đến thứ Sáu hàng tuần. Các địa phương có thể tổ chức xét nghiệm cho người lao động tại nơi cư trú vào ngày thứ bảy hoặc chủ nhật hàng tuần.

Riêng các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh ở vùng 3: có thể xét nghiệm 02 lần/tuần tối thiểu cho 20% người lao động; đối với người cung cấp dịch vụ trực tiếp cho cơ sở sản xuất kinh doanh như: cung cấp suất ăn, thực phẩm, nguyên vật liệu, dịch vụ bảo vệ, vệ sinh,... phải xét nghiệm 02 lần/tuần cho toàn bộ người lao động.

Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải cam kết thực hiện đúng, đủ, chủ động trong việc tự mua kit Test, tự tổ chức xét nghiệm bằng Test nhanh kháng nguyên, tự cấp giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm để làm căn cứ cho người lao động tham gia lưu thông (Kèm theo mẫu số 1); tự chịu trách nhiệm khi mua loại kit Test, quy trình Test và kết quả xét nghiệm của từng người lao động trong doanh nghiệp mình.

Trước khi cho người lao động ra khỏi doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh về nơi cư trú: Đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ”: trước khi cho người lao động ngừng thực hiện phương án sản xuất này để trở về nơi cư trú thì phải tổ chức xét nghiệm test nhanh kháng nguyên nếu có kết quả xét nghiệm âm tính thì được về nơi cư trú. Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải gửi thông báo cho Ban Quản lý Khu công nghiệp, Sở Công Thương và chính quyền địa phương trước khi cho người lao động về nơi cư trú.

Đối với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký thực hiện mô hình “1 cung đường, 2 điểm đến” và mô hình “03 xanh”: Không cần làm xét nghiệm cho người lao động trước khi về nơi cư trú.

Người lao động ngừng thực hiện phương án sản xuất để trở về nơi cư trú thì phải tổ chức xét nghiệm test nhanh kháng nguyên nếu có kết quả xét nghiệm âm tính thì được về nơi cư trú
Người lao động ngừng thực hiện phương án sản xuất để trở về nơi cư trú thì phải tổ chức xét nghiệm test nhanh kháng nguyên nếu có kết quả xét nghiệm âm tính thì được về nơi cư trú. (Ảnh: Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam).

Các hộ kinh doanh cá thể tự thực hiện xét nghiệm cho tất cả người lao động 2 lần/tuần dưới sự giám sát của Tổ COVID cộng đồng hoặc Trạm Y tế lưu động. Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo Tổ COVID cộng đồng hoặc Trạm Y tế lưu động hướng dẫn, giám sát và cấp giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm cho nhóm đối tượng này (Kèm theo mẫu số 2). Đối với các hộ có hoàn cảnh khó khăn, chính quyền địa phương xem xét hỗ trợ cấp test nhanh miễn phí.

Trong đó, không thực hiện xét nghiệm đối với người đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 06 tháng (nếu có, chỉ khuyến khích, không bắt buộc).

Kết quả xét nghiệm của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh phải báo cáo cho Trung tâm Y tế trên địa bàn huyện quản lý: báo cáo 02 giờ sau khi kết thúc xét nghiệm và phải báo cáo ngay khi có trường hợp dương tính với SARS-CoV-2.

Hoàng Thu

Tin bài khác
Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Đề xuất bổ sung sân bay Măng Đen, Vân Phong vào quy hoạch hàng không quốc gia

Bộ Xây dựng vừa trình Thủ tướng phê duyệt điều chỉnh quy hoạch, bổ sung hai sân bay Măng Đen và Vân Phong, mở ra cơ hội đột phá kinh tế - xã hội cho các địa phương.
Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Chi phí xây dựng leo thang bất động sản bị tác động thế nào?

Báo cáo Savills Impacts chỉ rõ chi phí, tài chính và nhân lực đang ghìm ngành xây dựng. Chịu áp lực nhưng mở ra hướng đi bền vững cho thị trường bất động sản.
Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Cơ hội vàng để quy hoạch thông minh sau sáp nhập địa giới hành chính

Việc sáp nhập đơn vị hành chính và chuyển sang mô hình chính quyền hai cấp mở ra cơ hội vàng cho quy hoạch thông minh.
Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Có rủi ro từ quy định tính thêm 5,4%/năm tiền sử dụng đất chưa nộp?

Dự thảo sửa đổi Nghị định 103 quy định mức thu bổ sung 5,4%/năm đối với tiền sử dụng đất chưa nộp đang vấp phải phản ứng từ doanh nghiệp bất động sản. Các nhà đầu tư cảnh báo rủi ro pháp lý và tài chính và đề xuất điều chỉnh chính sách để tránh gây tắc nghẽn thị trường.
Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

Đà Nẵng điều chỉnh giá đất: Mức tăng “sốc” từ 125%–172%

UBND TP Đà Nẵng ban hành Quyết định 45, điều chỉnh giá đất từ 7-7-2025, tăng mạnh đến 170%. Đường Bạch Đằng lên gần 341 triệu đồng/m², nguồn thu ngân sách bùng nổ, báo hiệu cơ hội và thách thức cho thị trường bất động sản.
Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Người dân được lợi gì từ việc phân quyền về cấp xã?

Theo ông Mai Văn Phấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý Đất đai (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), đây là bước đi thiết thực nhằm rút ngắn quy trình, giảm thiểu thủ tục hành chính và tăng tính tiếp cận cho người dân, đặc biệt tại các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Giá đất TP. Vinh (Nghệ An) có nơi lên tới 165 triệu đồng/m2

Nhiều tuyến phố trung tâm TP. Vinh bất ngờ điều chỉnh giá đất tăng gấp ba lần, có nơi lên tới 165 triệu đồng/m², vượt xa mặt bằng chung toàn tỉnh Nghệ An.
Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Điều chỉnh quy hoạch TP. Hồ Chí Minh đến năm 2040

Ngày 25/6, UBND TP. Hồ Chí Minh chính thức công bố Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung thành phố đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.
Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Sắp lựa chọn nhà đầu tư cho dự án sân bay Sa Pa 6.393 tỷ đồng

Cảng hàng không Sa Pa trị giá hơn 6.393 tỷ đồng sắp gọi vốn. Dự án nghìn tỷ này hứa hẹn thay đổi diện mạo du lịch Lào Cai và mở ra kỷ nguyên mới.
Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Các yếu tố tác động đến chu kỳ tăng giá bất động sản TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Thị trường bất động sản Tân Uyên, hiện tại là thành phố thuộc tỉnh Bình Dương, đang được định vị như một phần của khu vực “Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng” dựa trên cơ sở pháp lý và quy hoạch phát triển vùng.
TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

TP. Thủ Đức công bố quy hoạch mới: Tầm nhìn cho đô thị tương lai

Sau khi ổn định bộ máy, TP.Thủ Đức (TP. Hồ Chí Minh) đã công bố nhiều đề án quy hoạch chiến lược, định hình tương lai phát triển đô thị thông minh, sáng tạo.
Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Cấp xã có thể được ủy quền miễn thuế đất nông nghiệp

Chính sách ủy quyền miễn thuế đất nông nghiệp cho cấp xã đang nhận được sự quan tâm đặc biệt, giúp đơn giản hóa thủ tục, hỗ trợ nông dân và nâng cao hiệu quả.
TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu 20 tỷ USD từ khu công nghiệp sau sáp nhập

TP. Hồ Chí Minh với mục tiêu 20 tỷ USD từ khu công nghiệp sau sáp nhập

Sau khi sáp nhập ba địa phương trọng điểm là Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh, các khu chế xuất và khu công nghiệp (KCN) của TP. Hồ Chí Minh đặt mục tiêu thu hút đầu tư lên tới hơn 20 tỷ USD trong giai đoạn 2025 - 2030, với cam kết giải ngân 70% tổng vốn đầu tư đăng ký theo đúng tiến độ.
“Quản lý xây dựng và phát triển quy hoạch Côn Đảo” đạt giải đặc biệt Quy hoạch đô thị quốc gia

“Quản lý xây dựng và phát triển quy hoạch Côn Đảo” đạt giải đặc biệt Quy hoạch đô thị quốc gia

Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ IV (VUPA 2024) thu hút hơn 100 tác phẩm dự thi, 6 nhóm hạng mục: Đồ án quy hoạch xây dựng; khu vực đã đầu tư xây dựng; chất lượng môi trường đô thị; quy hoạch nông thôn; ấn phẩm về quy hoạch; tổ chức, cá nhân tiêu biểu trong phát triển đô thị.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Loại bỏ sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch và điều chỉnh thành khu đô thị, dịch vụ

Bà Rịa – Vũng Tàu: Loại bỏ sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch và điều chỉnh thành khu đô thị, dịch vụ

Vừa qua, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã ban hành Quyết định số 1680/QĐ-UBND về việc điều chỉnh "Quy hoạch tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050". Một trong những điểm nổi bật nhất trong quyết định này là việc đưa sân bay Gò Găng ra khỏi quy hoạch tổng thể, giữ lại sân bay Vũng Tàu hiện hữu và dành quỹ đất đảo Gò Găng để phát triển đô thị, dịch vụ.