Thứ bảy 24/05/2025 16:07
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Bí mật của startup tỷ đô là đối thủ “làm chùn bước chân Amazon” tại Hàn Quốc

12/10/2020 00:00
Bạn đặt một đôi giày múa ba lê trên mạng và khi nhận hàng, bạn phát hiện ra nó quá nhỏ so với chân mình? Chỉ cần vài cú nhấp chuột rồi đặt đôi giày trước cửa nhà, không cần đóng gói, không cần hóa đơn, không cần dán nhãn sẽ có người tới lấy đôi giày

Ảnh minh họa

Câu chuyện trên không còn là mơ ước của việc mua sắm trực tuyến trong tương lai mà là thực tế tại Hàn Quốc hiện nay nơi mà Coupang hiện là nhà bán lẻ trực tuyến lớn nhất. Huy động được 3,4 tỷ USD từ các quỹ mạo hiểm và được định giá 9 tỷ USD, Coupang đang là công ty thương mại điện tử phát triển nhanh nhất, được đầu tư nhiều nhất và thống trị thị trường 51 triệu dân tại Hàn Quốc. Công ty cũng cho biết đã có hơn một nửa dân số Hàn Quốc sử dụng ứng dụng và đó cũng là lý do mà Amazon mặc dù rất muốn thâm nhập vào thị trường bán lẻ Châu Á vẫn chùn bước.

Khởi nghiệp đi cùng với không ngừng vận động

“Thế mạnh của Amazon là giao hàng nhanh nhưng hầu hết các công ty thương mại điện tử Hàn Quốc hiện đang áp dụng việc giao hàng trong ngày hoặc sang ngày hôm sau với giá rẻ”, Sehwan Choi, người sáng lập TechforKorea, một trang web chuyên về công nghệ Hàn Quốc cho biết.

Bon Kim sinh ra tại Seoul, Hàn Quốc. Năm lên 7, ông theo bố mình là một nhân viên của Huyndai qua Mỹ. Ban đầu, Kim đã bén duyên với công việc kinh doanh truyền thông. Anh thực tập tại New Republic và bắt đầu một tạp chí dành cho sinh viên tên là Current, được Newsweek tiếp quản một năm sau khi Kim tốt nghiệp Đại học Havard năm 2000. Năm 2006, Kim đã quyên góp được 4 triệu USD cho một tạp chí dành cho cựu sinh viên Harvard có tên 02138 lấy ý tưởng từ Vanity Fair, nhưng năm 2008, tờ tạp chí bị đóng cửa do khủng hoảng tài chính.

Kim đã thử việc tại Trường Kinh doanh Harvard vào năm 2010 nhưng công việc này cũng chỉ kéo dài một năm. “Tôi biết mình muốn bắt đầu một thứ gì đó trong lĩnh vực thương mại ở Hàn Quốc,” Kim nói và sau đó anh đã dành vài mùa hè ở Hàn Quốc để theo học tại Đại học Quốc gia Seoul trước khi thử sức với M.B.A.

Bon Kim, nhà sáng lập của Coupang

Kim cho biết mô hình giao dịch hàng ngày của Groupon là xu hướng nóng hổi vào thời điểm đó và “rất dễ gọi vốn”. Kim quay trở lại Seoul để tạo ra bản sao Groupon thứ 30 tại Hàn Quốc. Để có thể dễ dàng hơn trong việc huy động tiền từ các nhà đầu tư Mỹ, Kim đã đăng ký công ty thành một công ty trách nhiệm hữu hạn ở Mỹ. Anh đã chi gần 1 triệu USD cho quảng cáo, trở thành nhà quảng cáo hàng đầu của Facebook tại Hàn Quốc. Có thời điểm, mỗi người Hàn Quốc trên Facebook nhìn thấy 72 quảng cáo Coupang mỗi tháng.

Nhưng Groupon nhận ra rằng các giao dịch hàng ngày là một mô hình kinh doanh tệ hại, với tỷ lệ giữ chân khách hàng thấp. Khi Forbes lần đầu tiên phỏng vấn Kim vào mùa hè năm 2013, anh đã điều chỉnh Coupang thành một trang thương mại điện tử giống eBay. Vào thời điểm đó, Kim đã bắt đầu thử nghiệm với việc tiếp nhận hàng tồn kho của “bên thứ nhất” và xử lý việc bán và vận chuyển hàng hóa trong nhà, nhưng Coupang vẫn phụ thuộc nhiều vào người bán bên thứ ba đóng gói và vận chuyển các mặt hàng của riêng họ. Hơn một nửa khách hàng phàn nàn về thời gian giao hàng.

Hai năm sau, Coupang đã thay đổi một lần nữa. Startup huy động được 400 triệu USD từ Sequoia Capital và BlackRock để giảm gấp đôi lượng hàng tồn kho của chính mình, với mục tiêu đưa hàng hóa có tần suất sử dụng cao như tã giấy, nước đóng chai và gạo đến tay khách hàng nhanh nhất và rẻ nhất có thể.

Chú trọng trải nghiệm khách hàng để tạo sự khác biệt

Với việc SoftBank rót vốn vào tháng 6/2015, công ty đã có thêm 1,3 tỷ USD để tăng cường cơ sở hạ tầng hậu cần của mình, vốn đã bao gồm 21 nhà kho, một đội xe tải và một đội quân Coupangmen. Kim cho biết khoản đầu tư đã được đền đáp khi khách hàng đã quen với tốc độ giao hàng nhanh, đặt hàng nhiều hơn theo thời gian. Kim nói: “Chúng tôi không thể uốn cong khách hàng theo những gì chúng tôi muốn, nhưng chúng tôi có thể uốn mình theo những gì khách hàng muốn”.

Đối với Bon Kim, người sáng lập Coupang thì mong muốn của ông từ lúc thành lập đến nay vẫn là giảm áp lực cho khách hàng bằng việc mua và hoàn trả một cách dễ dàng nhất. Điều này bao gồm việc đóng gói, dụng cụ chèn và biết được chính xác đồ của mình sẽ đặt đâu.

Hàn Quốc là quốc gia có nền kinh tế phát triển đứng thứ 4 Châu Á với dân số 51 triệu người tập trung chủ yếu tại các thành phố và có cơ sở hạ tầng công nghệ tiên tiến tốc độ cao. Hàn Quốc cũng là quốc gia có nền kinh tế thương mại điện tử đứng thứ 7 thế giới với doanh thu 56 tỷ USD, dự kiến trong vòng 5 năm tới sẽ vượt qua Nhật Bản và Anh để vươn lên vị trí thứ ba chỉ sau Mỹ và Trung Quốc. Nhờ sự tập trung đô thị dày đặc của Hàn Quốc, Kim cho biết 99,6% đơn hàng được giao trong ngày.

Coupang chú trọng vào đầu tư cho công nghệ gia tăng trải nghiệm và làm hài lòng khách hàng, xây dựng hệ thống bán hàng trọn gói, đảm bảo giao nhận trong ngày. Để làm được điều đó, công ty có đội xe tải riêng, nhà kho rộng hơn 1 triệu m2 (tương đương với 15 sân bóng) và hơn 10.000 nhân viên, trong đó 4.000 nhân viên giao nhận. Trong khi đó, Amazon đang sử dụng nhiều nhà thầu bên ngoài, thử nghiệm mạng lưới tài xế giống như Uber và đưa ra ý tưởng sử dụng máy bay không người lái để thu hẹp giao hàng từ ngày xuống giờ. Mặc dù vậy, các lô hàng trong ngày từ Amazon chỉ có sẵn ở 27 khu vực đô thị.

Mặc dù nặng về công nghệ, Kim vẫn chú trọng dịch vụ cá nhân hóa. Công ty luôn theo sát mọi tương tác với khách hàng. “Nếu bạn có con nhỏ, bạn sẽ không muốn tiếng chuông cửa của người giao hàng đánh thức nó dậy. Hay nếu bạn không ở nhà, bạn sẽ muốn gói hàng được đặt ở chỗ bạn muốn và Chúng tôi sẽ đáp ứng điều đó. Nhân viên giao hàng sẽ gửi cho bạn một tin nhắn hình ảnh về vị trí gói hàng được đặt”. Các nhân viên giao hàng của Coupang luôn mang theo kẹo và bóng bay để phát miễn phí cho trẻ em và khi bạn không ở nhà hoặc không muốn bị làm phiền thì nhân viên giao hàng sẽ lịch sự nhắn hỏi vị trí muốn đặt hàng và gửi kèm hình ảnh sau khi thực hiện.

Coupang có nhiều thứ hơn là những chiếc giày múa, startup là nhà cung cấp hàng đầu thức ăn thú cưng, thực phẩm hữu cơ, thực phẩm chức năng và các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp cho nam giới. Danh mục sản phẩm trên coupang lên tới con số hàng triệu.

Bán hàng theo yêu cầu, giao hàng trong ngày, khách hàng có thể hủy bỏ đơn hàng vào phút chót, trả hàng ngay lập tức. Đó là những gì khách hàng muốn và đó cũng chính là bí quyết làm hài lòng khách hàng của Coupang giúp cho startup trở thành nhà bán lẻ hàng đầu tại Hàn Quốc, vượt qua cả đối thủ sừng sỏ Gmarket. Coupang cũng được giới trẻ Hàn Quốc bình chọn là nhà bán lẻ trực tuyến tốt nhất theo kết quả khảo sát của tạp chí Daehak Naeil.

Năm ngoái, công ty của Bom Kim đã đầu tư mạnh vào dịch vụ giao hàng siêu tốc “Rocket Delivery” và mở rộng thêm hàng triệu lựa chọn sản phẩm. Dù đã sở hữu hệ thống logistics và công cụ chuyển phát tương đối lớn nhưng Coupang vẫn tăng gấp đôi từ 12 lên 24 trung tâm trên toàn quốc.

Mục tiêu của Bom Kim là “tăng trưởng theo cấp số nhân” trong thời gian tới. Với tốc độ tăng trưởng gần 70% trong năm ngoái, vị CEO cho biết Coupang đang mở rộng với tốc độ nhanh gấp 3 lần so với thị trường thương mại điện tử rộng lớn của toàn bộ đất nước Hàn Quốc. Dù tập trung khai thác thị trường Hàn Quốc, công ty này cũng có mặt tại Bắc Kinh, Los Angeles, Seattle, Thượng Hải và Thung lũng Silicon.

Tú Oanh

Tin bài khác
Đề xuất miễn, giảm thuế để nuôi dưỡng hệ sinh thái khởi nghiệp

Đề xuất miễn, giảm thuế để nuôi dưỡng hệ sinh thái khởi nghiệp

Đại biểu Trần Thị Vân đề xuất kéo dài thời gian miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp khởi nghiệp, nhằm nuôi dưỡng hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển.
Chàng trai Ê Đê với giấc mơ đưa cà phê buôn làng ra thế giới

Chàng trai Ê Đê với giấc mơ đưa cà phê buôn làng ra thế giới

Từ bỏ nghề bác sĩ để trở về buôn làng, Y Pốt Niê đã viết nên câu chuyện truyền cảm hứng khi chinh phục thị trường quốc tế bằng hương vị cà phê và bản sắc văn hóa Ê Đê.
Vượt qua 350 startup, trợ lý AI Việt Nomi chiến thắng tại GITEX Asia 2025

Vượt qua 350 startup, trợ lý AI Việt Nomi chiến thắng tại GITEX Asia 2025

Trợ lý AI Việt Nomi không chỉ giúp người dùng tiết kiệm thời gian nhập liệu mà còn tối ưu hóa ngân sách, tăng hiệu quả chi tiêu lên đến 40% và hướng tới xây dựng thói quen tài chính bền vững.
Baidu ra mắt mô hình AI giá rẻ, đối đầu DeepSeek tại sân nhà

Baidu ra mắt mô hình AI giá rẻ, đối đầu DeepSeek tại sân nhà

Mô hình Ernie 4.5 Turbo mới của Baidu sở hữu hiệu suất tương đương DeepSeek V3 nhưng chỉ có giá bằng 40%, thậm chí rẻ hơn tới 80% so với Ernie 4.5 từng ra mắt hồi tháng 3.
Startup Neuralink của Elon Musk đạt định giá 8,5 tỷ USD

Startup Neuralink của Elon Musk đạt định giá 8,5 tỷ USD

Trước đó, vào năm 2023, giá trị của Neuralink do ông Elon Musk điều hành được ước tính khoảng 5 tỷ USD, dựa trên các giao dịch cổ phiếu riêng tư mà Reuters tiếp cận được.
Tổng vốn đầu tư vào startup AI Việt đạt 80 triệu USD

Tổng vốn đầu tư vào startup AI Việt đạt 80 triệu USD

Không chỉ tăng trưởng vượt bậc về dòng tiền, Việt Nam còn vươn lên vị trí thứ hai trong khu vực Đông Nam Á về số lượng startup AI, chỉ sau Singapore.
Đà Nẵng dự kiến chi gần 500 tỷ đồng xây khu làm việc chung cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Đà Nẵng dự kiến chi gần 500 tỷ đồng xây khu làm việc chung cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Mới đây, UBND TP Đà Nẵng đã có Tờ trình đề nghị HĐND TP xem xét quyết định đầu tư dự án “Không gian đổi mới sáng tạo Đà Nẵng” với tổng vốn gần 490 tỷ đồng.
Khởi nghiệp độc lập - hành trình nhiều thách thức

Khởi nghiệp độc lập - hành trình nhiều thách thức

Trong bối cảnh công nghệ phát triển mạnh mẽ, ngày càng nhiều bạn trẻ lựa chọn khởi nghiệp “đơn độc” – không đồng sáng lập, không nhân viên, chỉ với sự hỗ trợ từ các công cụ số và trí tuệ nhân tạo. Nhưng liệu hành trình một mình này có dễ dẫn tới thành công?
Muốn thành công như Warren Buffett? Hãy chọn đúng người để đồng hành

Muốn thành công như Warren Buffett? Hãy chọn đúng người để đồng hành

Warren Buffett không sinh ra trong nhung lụa. Ông không thừa kế tài sản, cũng chẳng nhờ vào vận may. Trước tuổi 32, ông đã trở thành triệu phú tự thân – và bí quyết, theo chính Buffett, lại cực kỳ đơn giản: Chọn đúng người để đi cùng.
Startup Zhipu AI tung trợ lý AI miễn phí, nhanh gấp 8 lần so với DeepSeek

Startup Zhipu AI tung trợ lý AI miễn phí, nhanh gấp 8 lần so với DeepSeek

Sự xuất hiện của AutoGLM Rumination từ Zhipu AI diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang chứng kiến làn sóng phát triển mạnh mẽ của các sản phẩm AI.
Điểm danh những startup lao dốc dù nhận vốn khủng từ Shark Tank

Điểm danh những startup lao dốc dù nhận vốn khủng từ Shark Tank

Những câu chuyện của các startup như Vua Cua, Soya Garden hay Luxstay cho thấy rằng gọi vốn thành công không đồng nghĩa với thành công trong kinh doanh.
Vua Cua rút lui khỏi thị trường Việt Nam: Từ thành công gọi vốn tại Shark Tank đến quyết định “dừng cuộc chơi”

Vua Cua rút lui khỏi thị trường Việt Nam: Từ thành công gọi vốn tại Shark Tank đến quyết định “dừng cuộc chơi”

Từng được biết đến như một trong những thương hiệu F&B khởi nghiệp nổi bật tại Việt Nam, Vua Cua – chuỗi nhà hàng chuyên về món cua đã bất ngờ tuyên bố “tạm dừng phát triển tại thị trường trong nước”, thông tin được chính nhà sáng lập Đoàn Thị Anh Thư xác nhận trên tài khoản mạng xã hội chính chủ có tích xanh.
Bình Định: Hội nghị Thượng đỉnh Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6

Bình Định: Hội nghị Thượng đỉnh Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6

Hội nghị Thượng đỉnh Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 nằm trong khuôn khổ Diễn đàn Khởi nghiệp Sáng tạo Quốc gia lần thứ 6 - Bình Định 2025 (National Startup Summit, Bình Định 2025) diễn ra sáng nay, ngày 27/3/2025, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Chân dung Wiz - Startup an ninh mạng non trẻ khiến Google chi 32 tỷ USD để mua lại

Chân dung Wiz - Startup an ninh mạng non trẻ khiến Google chi 32 tỷ USD để mua lại

Hành trình của Wiz từ một startup non trẻ đến thương vụ mua lại của Google trị giá hàng chục tỷ USD là câu chuyện hiếm hoi trong giới công nghệ.
Doanh nghiệp kỳ vọng chính sách vay ưu đãi 0% cho đổi mới sáng tạo

Doanh nghiệp kỳ vọng chính sách vay ưu đãi 0% cho đổi mới sáng tạo

Ông Nguyễn Kim Hùng – Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Kim Nam kỳ vọng Nhà nước có cơ chế hỗ trợ lãi suất – thậm chí có thể cho vay gần như 0% – nhằm tạo cú hích lớn cho doanh nghiệp đặc biệt là nhóm khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo.