Thứ hai 18/11/2024 15:47
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

“Bắt mạch” thủ đoạn lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí

31/05/2021 09:52
Xã hội hiện đại, báo chí có vai trò quan trọng trong việc truyền tải các quan điểm, ý chí của Nhà nước và tiếng nói của nhân dân, là công cụ của tự do biểu đạt. Ngày nay, tự do ngôn luận, tự do báo chí có ý nghĩa đặc biệt đối với sự phát triển của từ

Cứ thành thói quen, vào dịp Ngày Tự do báo chí thế giới (3/5) hay kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6), trên nhiều trang mạng trong và ngoài nước cũng như một số phương tiện truyền thông quốc tế đã có những đánh giá sai lệch, xuyên tạc thực tế tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam.

Sự thật đằng sau chiêu bài lợi dụng tự do ngôn luận, tự do báo chí

Các thế lực thù địch, cơ hội chính trị, bất mãn trong và ngoài nước lấy danh nghĩa “dân chủ, nhân quyền” ra sức nguỵ biện để đổi trắng thay đen, nói không thành có, có thành không về thực tế tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam hiện nay. Đồng thời, họ triệt để lợi dụng sự đánh giá không khách quan, trung thực, thiếu thiện chí của một số hãng thông tấn, báo chí nước ngoài về tình hình tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam để vu cáo Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền nhằm hạ thấp vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế.

Để đạt được mục đích, họ thành lập một số tổ chức nhân danh báo chí như: “Phóng viên không biên giới”, “The project 88”… để đấu tranh cho cái gọi là “tù nhân lương tâm”, “tù nhân chính trị”, đưa ra bảng xếp hạng sai lệch về tự do báo chí ở Việt Nam và một số quốc gia, vu khống Việt Nam bóp nghẹt tự do ngôn luận, tự do báo chí. Gây sức ép đòi thả tự do cho các đối tượng bị cơ quan chức năng bắt giữ do vi phạm pháp luật Việt Nam như: Trần Thị Tuyết Diệu, Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy, Lê Hữu Minh Tuấn, Phạm Đoan Trang, Lê Trọng Hùng, Trần Quốc Khánh, Trương Châu Hữu Danh, Nguyễn Thanh Nhã, Đoàn Kiên Giang, Nguyễn Phước Trung Bảo… Sâu xa hơn là lợi dụng danh nghĩa đấu tranh “tự do báo chí” để tập hợp lực lượng, hình thành các tổ chức chống đối lật đổ chính quyền.

Cần khẳng định Việt Nam là thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, chúng ta tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Điều 19, Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; bao gồm tự do giữ ý kiến mà không bị can thiệp, cũng như tự do tìm kiếm, thu nhận và truyền bá thông tin và tư tưởng bằng bất cứ phương tiện truyền thông nào và không giới hạn về biên giới”.

Báo chí được tạo điều kiện tác nghiệp tại Việt Nam.( Ảnh TTXVN)

Tuyên ngôn còn nguyên giá trị, có ý nghĩa nhân văn cao cả, luôn được Nhà nước Việt Nam tuân thủ, kế thừa, phát triển phù hợp trong từng điều kiện hoàn cảnh. Ngược dòng lịch sử, ngày 9/11/1946, Quốc hội đã thông qua Hiến pháp gồm 7 chương, 70 điều, trong đó, quyền tự do ngôn luận được hiến định ở Điều thứ 10: “Công dân Việt Nam có quyền: Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”.

Kế thừa quy định về quyền tự do ngôn luận từ bản Hiến pháp đầu tiên, các văn kiện của Đảng, các bản Hiến pháp các năm 1959, 1980, 1992 và 2013 đều khẳng định và hiện thực hóa quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của công dân. Điều 25 Hiến pháp năm 2013 ghi rõ: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.

Để quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ngày càng được bảo đảm, thực thi trong thực tế đời sống, Quốc hội Việt Nam đã ban hành Luật Tiếp cận thông tin và Luật Báo chí sửa đổi năm 2016. Trong đó, Điều 3 Luật Tiếp cận thông tin quy định: “Mọi công dân đều bình đẳng, không bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện quyền tiếp cận thông tin; thông tin được cung cấp phải chính xác, đầy đủ; việc cung cấp thông tin phải kịp thời, minh bạch, thuận lợi cho công dân; Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để người khuyết tật, người sinh sống ở khu vực biên giới, hải đảo, miền núi, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn thực hiện quyền tiếp cận thông tin”. Điều 10 của luật này cũng quy định công dân có quyền tự do tiếp cận thông tin được cơ quan nhà nước công khai, đồng thời được yêu cầu cơ quan nhà nước cung cấp thông tin.

Đối với quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân được quy định tại Điều 11, Luật Báo chí sửa đổi: “Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức và cá nhân”.

Điều 13 chỉ rõ: “Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để công dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí và để báo chí phát huy đúng vai trò của mình; báo chí, nhà báo hoạt động trong khuôn khổ pháp luật và được Nhà nước bảo hộ. Không ai được lạm dụng quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân; báo chí không bị kiểm duyệt trước khi in, truyền dẫn và phát sóng”.

Như vậy, từ khi Nhà nước ta ra đời đến nay, quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí luôn được tôn trọng, bảo đảm và ngày càng được thực thi trong cuộc sống, tạo điều kiện cho công dân được nói lên tiếng nói của mình, đóng góp tài năng, trí tuệ công sức của mình vào công cuộc dựng nước và giữ nước. Đồng thời với việc bảo vệ, tôn trọng, bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật; không để các tổ chức, cá nhân lợi dụng để thực hiện sự tự do vượt quá luật định, với những mưu lợi bất chính, đi ngược lại giá trị của quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.

Những con số biết nói

Đến hết năm 2020, Việt Nam có 41.000 nhân sự đang tham gia hoạt động, 779 cơ quan báo chí (trong đó có 142 báo, 612 tạp chí, 25 cơ quan báo chí điện tử), 72 cơ quan được cấp phép hoạt động phát thanh truyền hình với tổng số 87 kênh phát thanh và 193 kênh truyền. Việt Nam còn được ghi nhận là một trong những nước có tốc độ tăng trưởng và sử dụng Internet cao nhất trên thế giới. Công nghệ thông tin và mạng xã hội đã và đang được sử dụng rộng rãi trong đời sống, sinh hoạt ở Việt Nam.

Theo báo cáo "Thị trường ứng dụng di động 2021" do Appota phát hành, Việt Nam có khoảng 70% dân số sử dụng điện thoại di động, trong đó có 64% các thuê bao đã kết nối 3G và 4G. Tỷ lệ dân số sử dụng Internet cũng chiếm 70%, lượng người dùng sử dụng Internet qua thiết bị di động chiếm khoảng 95% và trung bình họ có 3 giờ 18 phút để sử dụng Internet qua di động. Đây là con số khá ấn tượng, chứng minh smartphone đang được ưu tiên làm thiết bị kết nối chính nhờ sự tiện lợi và phổ biến.

Số người dùng Facebook tại Việt Nam (năm 2020) có 69.280.000 người, chiếm 70,1% dân số. Chất lượng truy cập Internet Việt Nam cơ bản đáp ứng tiêu chuẩn, một số thông số cao hơn số liệu công bố bởi các hệ thống quốc tế. Điều này phản ánh nỗ lực của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet tại Việt Nam phục vụ nhu cầu sử dụng Internet. Sóng của những hãng thông tấn, báo chí lớn như CNN, BBC, TV5, NHK, DW, Australia Network, KBS, Bloomberg… đều được tiếp cận dễ dàng tại Việt Nam.

Những minh chứng trên cho thấy, không thể phủ nhận những thành thành tựu to lớn, vững chắc đảm bảo quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí ở Việt Nam và sự chủ động thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các cam kết quốc tế nhằm bảo đảm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí mà Việt Nam tham gia. Hãy để người dân Việt Nam tự chấm điểm về thực tế việc thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí của mình, vì không ai khác, chính mỗi công dân Việt là người trong cuộc, rõ hơn hết việc thực hiện quyền hạn, trách nhiệm, nghĩa vụ đó đến đâu.

Những luận điệu xuyên tạc, vu khống không xuất phát từ tiếng nói của dân, không đại diện cho dân, không do dân và vì dân thì làm sao có thể gọi là khách quan, làm sao thể hiện tiếng nói dân chủ như những gì các thế lực thù địch, cơ hội chính trị rêu rao.

Hiển nhiên, tự do ngôn luận, tự do báo chí đều có những giới hạn nhất định, không phải là tự do quá trớn. Chúng ta rất hoan ngênh những ý kiến xây dựng, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; đồng thời lên án, phê phán những ý kiến với mưu đồ phá hoại công cuộc đổi mới, phát triển ở nước ta.

Chu Xuân Đại Thắng - Nguyễn Xuân Cẩn/cand.com.vn

Tin bài khác
TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM đầu tư 35.000 tỷ đồng nâng cấp hạ tầng với 5 dự án BOT

TP.HCM tập trung phát triển hạ tầng với 5 dự án BOT, tổng vốn hơn 35.000 tỷ đồng, nhằm nâng cấp cửa ngõ, giảm ùn tắc, và cải thiện kết nối vùng trong tương lai.
Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Giá trị xã hội: Yếu tố mới không thể thiếu trong bất động sản

Các nhà phát triển, các nhà đầu tư cùng với các bên liên quan đang dần bắt đầu xem giá trị xã hội trong một dự án như một khoản đầu tư, chứ không là chi phí.
Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Các “ông lớn” đua nhau đổ tiền vào bất động sản công nghiệp Việt Nam

Bất động sản công nghiệp Việt Nam thu hút mạnh mẽ vốn FDI nhờ vị trí chiến lược, chi phí cạnh tranh và phát triển khu công nghiệp hiện đại, mở ra cơ hội.
Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Đồng Nai "mở đường" cho đầu tư bất động sản bằng loạt quy định mới

Quy định mới cho thấy nỗ lực của tỉnh Đồng Nai trong việc cải thiện môi trường đầu tư bất động sản và kinh doanh, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người dân.
Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Bình Định muốn chi 3.013 tỷ đồng mở rộng sân bay Phù Cát

Ủy ban nhân dân (UBND) Bình Định lên kế hoạch đầu tư 3.013 tỷ đồng xây dựng đường cất hạ cánh số 2, các đường lăn nối và hạ tầng khu bay tại sân bay Phù Cát.
Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

Giá thuê nhà ở xã hội tại Hải Dương: Từ 17.200 đến 119.000 đồng/m²

UBND Hải Dương áp dụng khung giá thuê nhà ở xã hội từ 17.200 đến 119.000 đồng/m², kỳ vọng thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội và hỗ trợ công nhân khu công nghiệp.
Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Hà Nội: Metro số 2 sắp bước sang giai đoạn triển khai

Dự án Metro số 2 của Hà Nội sắp triển khai sau 4 năm điều chỉnh chủ trương, nhưng vẫn còn một số thủ tục cần hoàn tất trước khi thực hiện.
Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo quốc lộ 14D

Quảng Nam đề xuất 500 tỷ đồng cải tạo Quốc lộ 14D trong năm 2025, thúc đẩy phát triển kinh tế và tăng cường xuất nhập khẩu tại miền Trung và khu vực quốc tế.
Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup đề xuất đầu tư khu đô thị 1,8 tỷ USD tại Bắc Ninh

Vingroup vừa đề xuất đầu tư dự án tại phường Hòa Long, TP. Bắc Ninh có quy mô gần 270 ha, tổng mức đầu tư dự kiến hơn 44.500 tỷ đồng (khoảng 1,8 tỷ USD).
Áp quy định mới về tách thửa đất, hợp thửa đất tại Gia Lai từ 10/11

Áp quy định mới về tách thửa đất, hợp thửa đất tại Gia Lai từ 10/11

Quyết định 54/2024/QĐ-UBND của UBND tỉnh Gia Lai đưa ra quy định chi tiết về các điều kiện, diện tích tối thiểu cho việc tách thửa đất trên địa bàn.
Giá đất Đông Anh biến động thế nào khi đón hàng loạt đại dự án?

Giá đất Đông Anh biến động thế nào khi đón hàng loạt đại dự án?

Việc liên tiếp đón hàng loạt các dự án lớn và các chủ đầu tư tầm cỡ, giá đất Đông Anh trở nên sôi động trong thời gian gần đây khi mặt bằng giá thiết lập.
Lý do điều chỉnh tiến độ sân bay quốc tế Long Thành đến năm 2026

Lý do điều chỉnh tiến độ sân bay quốc tế Long Thành đến năm 2026

Dự án sân bay quốc tế Long Thành, công trình trọng điểm quốc gia, vừa được Chính phủ đề xuất điều chỉnh tiến độ hoàn thành Giai đoạn 1 từ 2025 sang cuối 2026.
Đông Anh (Hà Nội) “lột xác” với loạt đô thị mới, đón hàng trăm nghìn cư dân

Đông Anh (Hà Nội) “lột xác” với loạt đô thị mới, đón hàng trăm nghìn cư dân

Đông Anh, cửa ngõ phía Bắc Hà Nội, đang "lột xác" mạnh mẽ với hàng loạt dự án khu đô thị và hạ tầng quy mô lớn, hứa hẹn phát triển vượt bậc trước 2025.
Dự kiến hoàn thành 243,5km đường ven biển vào cuối năm nay

Dự kiến hoàn thành 243,5km đường ven biển vào cuối năm nay

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa công bố rằng đến cuối năm 2024, cả nước dự kiến hoàn thành hơn 243,5km đường ven biển, góp phần quan trọng vào phát triển hạ tầng giao thông.
Bình Phước: Phát triển khu công nghiệp gắn với nhà ở xã hội

Bình Phước: Phát triển khu công nghiệp gắn với nhà ở xã hội

Bình Phước đang nổi lên như một điểm sáng trong thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp tại khu vực Đông Nam Bộ.