
Ban Kinh tế Trung ương sẽ trình Hội nghị Trung ương 5 Đề án tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai
Vào tháng 5/2022, Ban Kinh tế Trung ương sẽ trình Hội nghị Trung ương 5 Đề án tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai…
“Năm 2022 là năm thứ hai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, là năm có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2021-2025...”, ông Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương nhìn nhận, khi phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022, do Ban vừa tổ chức.
![]() |
Theo Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh, năm 2022, Ban Kinh tế Trung ương sẽ trình Ban Chấp hành Trung ương 3 đề án quan trọng. Ảnh: kinhtetrunguong.vn |
Cũng theo ông Trần Tuấn Anh, trong năm 2022, Ban Kinh tế Trung ương sẽ trình Ban Chấp hành Trung ương 3 đề án quan trọng gồm: (1) Đề án "Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại" (trình Hội nghị Trung ương 5 vào tháng 5/2022); (2) Đề án "Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn" (trình Hội nghị Trung ương 5 vào tháng 5/2022); (3) Đề án "Chủ trương, chính sách công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" (trình Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10/2022).
Ban Kinh tế Trung ương còn trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư một số đề án như: Đề án "Tổng kết Nghị quyết số 21-NQ/TW, ngày 20/01/2003 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001-2010; Kết luận số 28-KL/TW, ngày 14/8/2012 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2011-2020"…
Với khối lượng công việc lớn như vậy, ông Trần Tuấn Anh đề nghị cán bộ, công chức…, đặc biệt là các vụ chuyên môn của Ban Kinh tế Trung ương tăng cường nắm bắt thông tin, kịp thời phát hiện những vấn đề mới, những vướng mắc, bất cập trong quá trình triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển kinh tế để giúp lãnh đạo Ban trong công tác tham mưu, đề xuất với Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện. Tích cực nghiên cứu, xây dựng các báo cáo chuyên đề về kinh tế gửi các Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư tham khảo, phục vụ công tác…
PV
- Giảm giới hạn về sở hữu của cổ đông nhằm hạn chế việc thao túng, sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng
- Sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây dựng trong năm 2023: Tình trạng “kêu cứu”
- Dòng tiền khó khăn và nguy cơ bị thâu tóm của các doanh nghiệp tại Việt Nam
- Gần 900 doanh nghiệp tham gia Hội nghị Thương mại điện tử xuyên biên giới tại thành phố Hồ Chí Minh
- Việt Nam đang gặt hái những lợi ích từ sự phát triển của thương mại điện tử
Cùng chuyên mục


Giảm giới hạn về sở hữu của cổ đông nhằm hạn chế việc thao túng, sở hữu chéo trong hoạt động ngân hàng

Bắc Giang: Doanh nghiệp tiếp tục cùng chính quyền địa phương "bắt tay" vì sự phát triển chung

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo

Giảm thủ tục hành chính đất đai để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Quy định rõ phương pháp, nguyên tắc xác định giá đất
-
Thạc sĩ Hà Quách: Sao Michelin kiếm không dễ mà giữ càng khó
-
Xử lý DNNN kém hiệu quả cần rành mạch hóa nhiệm vụ chính trị và nhiệm vụ thị trường
-
Triển khai hệ thống kiểm soát nội bộ để đảm bảo tính chính xác của báo cáo tài chính
-
Coi trọng tiếng nói của doanh nghiệp trong xây dựng chính sách
-
3 nhóm hành vi sai phạm của nhân sự cấp cao doanh nghiệp thường mắc phải