Thứ bảy 22/02/2025 17:28
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Bất động sản

Bài học từ khủng hoảng năng lượng ở Texas

02/03/2021 11:36
5 bài học mà Việt Nam và các quốc gia mới nổi ở châu Á có thể rút ra từ câu chuyện khủng hoảng năng lượng ở Texas.

Theo các chuyên gia từ Viện Kinh tế năng lượng và Phân tích tài chính (IEEFA) - Mỹ, sự kiện ở Texas đã làm nổi lên những rủi ro trong quá trình chuyển dịch năng lượng và thích ứng biến đổi khí hậu châu Á, nơi mà các thị trường tiêu thụ năng lượng đang tăng trưởng như Việt Nam, Philippines, và Bangladesh đang xem xét nhập khẩu khí tự nhiên hoá lỏng (LNG) từ Mỹ để thay thế dần cho các nhà máy nhiệt điện chạy than.

Texas sản xuất nhiều dầu và khí đốt nhất Mỹ. Ảnh: Getty Images
Texas sản xuất nhiều dầu và khí đốt nhất Mỹ. Ảnh: Getty Images.

5 bài học mà Việt Nam và các quốc gia mới nổi ở châu Á có thể rút ra từ câu chuyện ở Texas:

Giá khí đốt sẽ luôn biến động

Vừa qua là một năm đầy biến động của thị trường LNG toàn cầu. Đại dịch Covid-19 khiến nhu cầu LNG toàn cầu sụt giảm nghiêm trọng và giá LNG châu Á xuống mức thấp kỷ lục là 1.85 USD/MMBtu vào tháng 5 năm ngoái. Các cơ sở xuất khẩu LNG của Mỹ đã "đóng băng" gần như suốt mùa hè. Hoạt động khai thác dầu và khí đốt giảm 40% trên toàn thế giới, và số lượng đơn đăng ký phá sản trong ngành dầu khí Bắc Mỹ đã tăng lên mức cao nhất kể từ năm 2016. Kể từ mùa thu, sự kết hợp của việc các cơ sở sản xuất đóng cửa, việc giao hàng chậm trễ, và thời tiết lạnh đã khiến giá LNG châu Á tại chỗ tăng vọt lên 32,50 USD/MMBtu, mức cao nhất trong lịch sử.

Cuộc khủng hoảng năng lượng ở Texas là một chỉ báo khác rằng tính bấp bênh của các thị trường khí đốt toàn cầu sẽ tiếp diễn. Đối với các nhà khai thác có khả năng duy trì sản xuất, đợt giá rét vừa qua ở Texas đối với họ như được “trúng số độc đắc”; còn đối với các công ty xuất khẩu, việc bị cúp điện đã làm gián đoạn hoạt động của cơ sở tái hoá khí và đường ống dẫn khí. Một số cảng xuất khẩu đã buộc phải cắt giảm công suất. Tổng cộng, khoảng 10 tàu chở khí chứa khoảng 1 tỷ mét khối khí LNG có thể đã bị giao trễ trong bối cảnh một thị trường LNG toàn cầu vốn đã bấp bênh.

Giá khí biến động có thể khiến các nhà máy điện khí ở châu Á không hoạt động được hết công suất

Giá LNG biến động sẽ là thách thức cho các thị trường mới nổi vốn rất nhạy cảm về giá. Giá LNG cao và khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn cung có thể khiến các nhà máy nhiệt điện khí tại quốc gia nhập khẩu không thể khai thác hết công suất. Hệ quả là, tất cả các hạ tầng liên quan – bao gồm cảng nhập khẩu, cơ sở tái hoá khí, đường ống dẫn khí – sẽ đứng trước rủi ro trở thành tài sản mắc kẹt. Trong một báo cáo gần đây, IEEFA đã ước tính, giá LNG biến động có thể khiến các dự án nhiệt điện khí với tổng giá trị hơn 50 tỷ USD tại Việt Nam, Bangladesh, và Pakistan bị huỷ bỏ.

Các hạ tầng liên quan luôn có các chi phí duy trì cố định, vì vậy đơn giá của khí đốt cao hay thấp phụ thuộc phần lớn vào tổng nhu cầu tiêu thụ: tổng chi phí chia cho càng nhiều khách hàng tiêu thụ thì giá càng rẻ. Điều này có nghĩa là để đạt được các lợi ích kinh tế của việc nhập khẩu khí đốt, cần một lượng khách hàng tiêu thụ lớn hơn con số hiện có tại nhiều quốc gia Nam Á và Đông Nam Á vào lúc này. Nếu không có kho chứa dự phòng đủ lớn, giá LNG biến động liên tục sẽ là mối đe doạ thường trực đối với giá khí đốt và giá điện khí tại thị trường nhập khẩu.

Vấn đề an ninh năng lượng quốc gia

Với lựa chọn nhập khẩu một lượng lớn LNG, các quốc gia châu Á sẽ dễ dàng bị tác động bởi các vấn đề về gián đoạn nguồn cung trên thị trường khí đốt toàn cầu và các yếu tố địa chính trị vượt ngoài tầm kiểm soát của họ.

Bên cạnh đó, với các sự kiện thời tiết cực đoan ngày một nhiều và nghiêm trọng do biến đổi khí hậu gây ra, các nước nhập khẩu LNG ở châu Á không chỉ phải chịu rủi ro khí hậu tại nước mình, mà còn có thể bị ảnh hưởng trực tiếp từ các sự kiện thời tiết cực đoan xảy đến với quốc gia xuất khẩu. Tại Texas, các máy phát điện không được trang bị các thiết bị đề phòng thời tiết lạnh giá và không có khả năng chống chịu điều kiện thời tiết bất thường.

Hạ tầng nhập khẩu LNG ở châu Á cũng dễ bị tổn thương trước điều kiện thời tiết cực đoan. Nhiều quốc gia ở đây đang lựa chọn xây dựng các trạm tiếp nhận, lưu trữ và tái hóa khí nổi (FSRU) nhằm tiết kiệm chi phí so với phương án xây cảng nhập khẩu trên đất liền. Các trạm FSRU rất khó vận hành trong điều kiện thời tiết xấu. Năm 2018, Bangladesh đã tuyên bố huỷ kế hoạch xây dựng thêm trạm FSRU vì không thể sử dụng được vào mùa mưa. Tại Malta, việc các trạm FSRU không thể vận hành được khi có bão đã khiến các nhà máy nhiệt điện khí tại đây phải ngừng hoạt động hoàn toàn.

Mở rộng và hiện đại hóa lưới điện

Một số nhà bình luận đã đề xuất giải pháp xử lý việc cúp điện gây ra bởi yếu tố thời tiết là phải phát triển thêm nguồn điện. Tuy nhiên, tất cả các nguồn điện đều có thể bị ảnh hưởng khi thời tiết xấu xảy ra. Tại Texas, 30.000MW nhiệt điện buộc phải ngừng chạy – 40% trong đó là nhiệt điện khí và một nhà máy điện hạt nhân – bên cạnh 17.000MW điện gió. Hệ quả là, giá điện bán buôn đã tăng vọt lên mức trần của bang là 9.000 USD/MWh, so với mức trung bình là 30 USD.

Bên cạnh nguồn điện, độ tin cậy của lưới điện phụ thuộc phần lớn vào hạ tầng lưới điện truyền tải và việc kết nối với các khu vực lân cận. Hệ thống lưới điện của Texas gần như cô lập hoàn toàn khỏi các hệ thống xung quanh, khiến cho bang này không thể nhập khẩu điện từ thị trường lân cận khi cần thiết. Ở một số khu vực ít ỏi của Texas được kết nối với các hệ thống điện khác, các thành phố này chỉ bị cúp điện thoáng qua so với phần còn lại của bang.

Nếu các quốc gia mới nổi châu Á chú trọng nhiều hơn đến công tác quy hoạch vận hành hệ thống, thay vì chỉ tập trung thiển cận vào việc bổ sung nguồn điện, thì các quốc gia này có thể cải thiện hiệu quả khai thác của các nhà máy điện hiện hành, tạo điều kiện gia tăng hơn nữa công suất nguồn điện tái tạo vào hệ thống, và làm giảm giá điện bán buôn tại các thời điểm thiếu hụt nguồn cung.

Chuyển dịch năng lượng và vấn đề nhân đạo

Đại dịch Covid-19 và cuộc khủng hoảng năng lượng ở Texas đã làm nổi bật hơn nữa các rủi ro gắn liền với việc nhập khẩu LNG và làm bộc lộ những yếu kém của việc xây dựng các nguồn điện tập trung.

Tại Texas, việc cúp điện đã ảnh hưởng nhiều hơn đến các cộng đồng thu nhập thấp, trong khi hóa đơn tiền điện của các hộ gia đình vẫn có điện đã nhảy vọt lên hàng chục nghìn USD. Tổng chi phí mua điện ở Texas trong khoảng từ 15 - 19/2 lên tới 50,6 tỷ USD, so với mức 4,2 tỷ USD tuần trước đó.

Đối với các quốc gia châu Á đang phải vật lộn với giá điện đắt đỏ, rủi ro nhập khẩu LNG và mắc kẹt với các hạ tầng đi kèm là quá lớn. Độ tin cậy và khả năng chống chịu tốt mới thực sự là chìa khoá để giữ giá điện hợp lý và nguồn điện ổn định.

Cuộc khủng hoảng năng lượng ở Texas đã trở thành vấn đề thời sự thế giới. Trong tình hình thời tiết cực đoan tuần trước, nhu cầu sử dụng điện tăng cao trong khi sản lượng điện lại giảm đột ngột, buộc cơ quan vận hành hệ thống phải cắt điện luân phiên. Nhiều thời điểm bang này mất điện hơn 24 giờ, dẫn tới tình trạng thiếu nhiên liệu, thiếu điện, và làm gián đoạn chuỗi cung ứng khí đốt. Ít nhất 4,5 triệu cư dân Texas đã sống trong tình trạng không có điện và hơn 30 người được cho là đã thiệt mạng do mất điện. Con số cuối cùng có thể cao hơn nhiều.

Hoàng Nam/ tiasang

Tin bài khác
Giá nhà Hà Nội cao nhưng người mua vẫn có cơ hội

Giá nhà Hà Nội cao nhưng người mua vẫn có cơ hội

Mặc dù giá nhà tại Hà Nội vẫn ở mức cao, nhưng thị trường căn hộ có nhiều cơ hội cho người mua, đặc biệt là với những chiến lược tài chính hợp lý và lựa chọn khu vực xa trung tâm.
Thí điểm dự án nhà ở thương mại qua nhận quyền sử dụng đất

Thí điểm dự án nhà ở thương mại qua nhận quyền sử dụng đất

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa chủ trì cuộc họp về Dự thảo Nghị định thí điểm dự án nhà ở thương mại qua nhận quyền sử dụng đất, mở ra cơ hội phát triển thị trường bất động sản.
Bình Thuận: Tăng tốc hoàn thiện quy hoạch phân bổ đất đai

Bình Thuận: Tăng tốc hoàn thiện quy hoạch phân bổ đất đai

Ngày 17/2, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận, ông Phan Văn Đăng, đã diễn ra cuộc họp trực tuyến nhằm lắng nghe báo cáo và thảo luận về dự thảo "Kết quả thực hiện phương án phân bổ, khoanh vùng đất đai trong quy hoạch tỉnh và đề xuất điều chỉnh nhu cầu sử dụng đất đến năm 2030, tầm nhìn hướng tới năm 2050".
Đề xuất làm tuyến đường sắt đô thị kết nối sân bay Gia Bình

Đề xuất làm tuyến đường sắt đô thị kết nối sân bay Gia Bình

UBND TP Hà Nội và UBND tỉnh Bắc Ninh thống nhất nghiên cứu tuyến đường sắt đô thị kết nối sân bay Gia Bình với trung tâm Hà Nội, nhằm tăng cường giao thông và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Thuế bất động sản: Giải pháp ngăn chặn đầu cơ hay thách thức thị trường ?

Thuế bất động sản: Giải pháp ngăn chặn đầu cơ hay thách thức thị trường ?

Trong bối cảnh thị trường bất động sản Việt Nam đang nóng lên với sự gia tăng mạnh mẽ của các hoạt động đầu cơ, câu hỏi về việc áp dụng thuế bất động sản thứ 2và thuế theo thời gian đang thu hút sự quan tâm đặc biệt.
Hòa Bình chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để triển khai dự án giao thông quan trọng

Hòa Bình chuyển đổi mục đích sử dụng rừng để triển khai dự án giao thông quan trọng

Theo quyết định này, diện tích rừng trồng được chuyển đổi là 10,23 ha, nằm ngoài quy hoạch lâm nghiệp.
Dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT 753 và xây dựng cầu Mã Đà tại Bình Phước

Dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT 753 và xây dựng cầu Mã Đà tại Bình Phước

Dự án nâng cấp, mở rộng đường ĐT 753 và xây dựng cầu Mã Đà là một trong những dự án giao thông trọng điểm của tỉnh Bình Phước, được kỳ vọng sẽ tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội cho tỉnh, đồng thời kết nối giao thông liên vùng giữa Bình Phước với các tỉnh Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ.
Đánh thuế bất động sản theo thời gian liệu có hợp lý?

Đánh thuế bất động sản theo thời gian liệu có hợp lý?

Bộ Tài chính vừa đưa ra một đề xuất gây chú ý trong dự thảo Luật Thuế Thu nhập Cá nhân sửa đổi, trong đó đưa ra phương án đánh thuế đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản theo thời gian nắm giữ.
Tín dụng là “chìa khóa” để phát triển nhà ở xã hội

Tín dụng là “chìa khóa” để phát triển nhà ở xã hội

Để nhà ở xã hội phát triển bền vững, cần cơ chế tín dụng ưu đãi và chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư. Các giải pháp mới đang được kỳ vọng sẽ cải thiện nguồn cung.
Thị trường căn hộ Hà Nội: Tăng về giá cả và lượng mở bán

Thị trường căn hộ Hà Nội: Tăng về giá cả và lượng mở bán

Năm 2024, thị trường căn hộ Hà Nội ghi nhận sự bùng nổ trong lượng mở bán và mức giá chào bán tăng mạnh. Tình trạng thiếu hụt nguồn cung đã có sự cải thiện đáng kể.
Đoạn cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành qua Bình Phước sẽ hoàn thiện vào năm 2026

Đoạn cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Chơn Thành qua Bình Phước sẽ hoàn thiện vào năm 2026

Tỉnh Bình Phước phê duyệt đoạn cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành đi qua địa bàn tỉnh vào cuối năm 2024. Đoạn tuyến này có chiều dài 6,6km với tổng mức đầu tư 1.474 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương đóng góp 1.000 tỷ đồng, phần còn lại 474 tỷ đồng đến từ ngân sách tỉnh.
Bình Dương: Giải quyết nhu cầu nhà ở song song đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị

Bình Dương: Giải quyết nhu cầu nhà ở song song đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị

Việc triển khai đồng thời cả hai nhóm dự án – đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư cho các khu đô thị, hạ tầng và phát triển nhà ở xã hội – cho thấy tầm nhìn chiến lược của Bình Dương.
Bình Thuận: Quyết định số 68 điều chỉnh bảng giá đất 2025

Bình Thuận: Quyết định số 68 điều chỉnh bảng giá đất 2025

Với quyết tâm cao và nỗ lực không ngừng, Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bình Thuận đã chủ động tham mưu UBND tỉnh ban hành nhiều quyết định quan trọng, cũng như trình HĐND tỉnh thông qua các nghị quyết nhằm tháo gỡ những vướng mắc trong lĩnh vực đất đai, đảm bảo sự phù hợp với Luật Đất đai 2024.
Những thay đổi mới về tiền thuê đất doanh nghiệp cần lưu ý

Những thay đổi mới về tiền thuê đất doanh nghiệp cần lưu ý

Dự thảo Nghị định về miễn, giảm tiền thuê đất năm 2025 và các điều chỉnh mới về giá đất tại TP HCM sẽ có tác động lớn đến doanh nghiệp. Những thay đổi này khiến chi phí đất đai tăng cao, tạo ra những thách thức không nhỏ.
Xây dựng quy định quản lý, sử dụng không gian ngầm tại Hà Nội

Xây dựng quy định quản lý, sử dụng không gian ngầm tại Hà Nội

Bộ Xây dựng muốn hoàn thiện cơ sở pháp lý cho việc khai thác, sử dụng không gian ngầm tại Hà Nội, tạo điều kiện cho sự phát triển của đô thị.