Thứ sáu 09/05/2025 14:07
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Apple cắt giảm sản lượng trong bối cảnh chiến tranh giữa Nga và Ukraine gây ra nhiều bất ổn

28/03/2022 12:53
Những động thái này của công ty mua sắm linh kiện và chip mạnh nhất thế giới nhấn mạnh áp lực ngày càng lớn đối với ngành công nghệ sau khi cuộc chiến Nga-Ukraine bùng nổ.
Cuộc chiến ở Ukraine đang gây xáo trộn chuỗi cung ứng và đe dọa nhu cầu đối với ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng. (Nguồn ảnh Reuters)
Cuộc chiến ở Ukraine đang gây xáo trộn chuỗi cung ứng và đe dọa nhu cầu đối với ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng. Ảnh: Reuters.

Apple có kế hoạch cắt giảm sản xuất ít đi khoảng 20% ​​số iPhone SE trong quý tới so với kế hoạch ban đầu, động thái này là một trong những dấu hiệu đầu tiên cho thấy chiến tranh Ukraine và lạm phát đang rình rập đã bắt đầu làm suy giảm nhu cầu điện tử của người tiêu dùng.

Apple ra mắt iPhone SE là điện thoại giá rẻ có khả năng kết nối 5G được giới thiệu cách đây chưa đầy ba tuần nhưng hiện đang nói với nhiều nhà cung cấp rằng họ đặt mục tiêu giảm đơn đặt hàng sản xuất khoảng 2 triệu đến 3 triệu chiếc trong quý, do nhu cầu yếu hơn dự kiến. Gã khổng lồ công nghệ Mỹ cũng giảm hơn 10 triệu đơn đặt hàng tai nghe AirPods cho cả năm 2022, do công ty dự đoán nhu cầu thấp và muốn giảm lượng hàng tồn kho.

Dữ liệu của Counterpoint Research cho thấy, công ty đã xuất xưởng khoảng 76,8 triệu chiếc AirPods vào năm 2021, nhưng những người am hiểu tình hình cho biết tổng lượng xuất xưởng cho năm 2022 có thể sẽ giảm.

Apple cũng yêu cầu các nhà cung cấp sản xuất ít hơn vài triệu chiếc iPhone 13 so với kế hoạch trước đó, nhưng cho biết sự điều chỉnh này dựa trên nhu cầu theo mùa.

Những động thái này của công ty mua sắm linh kiện và chip mạnh nhất thế giới nhấn mạnh áp lực ngày càng lớn đối với ngành công nghệ sau khi cuộc chiến Nga-Ukraine bùng nổ, vốn đã làm gia tăng tình trạng thiếu chip kéo dài nhiều năm ảnh hưởng đến một loạt ngành công nghiệp từ điện thoại thông minh, máy tính đến ô tô.

Chính phủ nhiều nước, từ Mỹ, EU đến Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Nga vì cuộc xung đột vũ khí với Ukraine, và chuỗi cung ứng đã bị rung chuyển bởi sự hỗn loạn trên thị trường dầu mỏ, năng lượng và nguyên liệu thô. Lạm phát rình rập có nguy cơ làm tăng thêm chi phí sinh hoạt của người dân và gây ra lo ngại về nhu cầu đối với các sản phẩm điện tử tiêu dùng.

Apple đã ngừng bán và sản xuất tại Nga ngay sau khi chiến tranh Ukraine diễn ra. Dữ liệu từ IDC cho thấy, gã khổng lồ công nghệ có trụ sở tại Cupertino, California, là nhà sản xuất điện thoại thông minh số 3 ở Nga, với doanh số khoảng 5 triệu chiếc iPhone, chiếm 16% thị phần vào năm ngoái. Đây là nhà sản xuất máy tính số 5 tại thị trường Nga.

Một giám đốc điều hành tại một nhà cung cấp của Apple nói với trang itn Nikkei Asia không có gì đáng ngạc nhiên khi công ty đã trở nên cẩn trọng hơn. "Chiến tranh đã ảnh hưởng đến chi tiêu tại các thị trường châu Âu. Có thể hiểu được người tiêu dùng sẽ tiết kiệm tiền cho thực phẩm và hệ thống sưởi ấm".

Động thái của Apple, công ty hàng đầu trong ngành công nghiệp điện tử tiêu dùng, nhằm giảm khối lượng sản xuất cho chiếc iPhone mới được giới thiệu có thể gây ra hiệu ứng dây chuyền đối với các nhà sản xuất điện tử tiêu dùng khác khi họ cắt giảm đơn đặt hàng sản xuất và tiêu thụ hàng tồn kho của họ trong bối cảnh thị trường trở nên không chắc chắn.

Nhiều tổ chức toàn cầu đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm nay. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) sẽ cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu cho năm 2022 vào tháng 4 do tình hình hỗn loạn ở Ukraine và rủi ro giảm ở một số quốc gia. IMF lần cuối ước tính tăng trưởng kinh tế toàn cầu 4,4% trong năm nay. Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, cũng đặt mục tiêu tăng trưởng 5,5% trong năm nay, mức thấp nhất trong 30 năm qua.

Brady Wang, nhà phân tích công nghệ của Counterpoint Research, cho biết thị trường điện thoại thông minh tổng thể đã chứng kiến ​​mức tồn kho cao bất hợp lý và cuối cùng sẽ phải điều chỉnh lượng sản xuất.

Wang nói với trang tin Nikkei Asia: “Chúng tôi thấy nhu cầu đối với điện thoại thông minh ở Trung Quốc là khá yếu. Counterpoint đã điều chỉnh giảm kỳ vọng của mình đối với thị trường điện thoại thông minh cho năm 2022 xuống khoảng 5%, họ nói thêm rằng cuộc chiến Ukraine đang diễn ra có thể sẽ đêm lại những bất ổn cho thị trường .

Bảo Bảo

Tin bài khác
Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh và Mỹ đạt được gì trong thỏa thuận thương mại đầu tiên?

Anh trở thành quốc gia đầu tiên đạt được thỏa thuận thương mại với Mỹ hậu cuộc chiến thuế quan, giúp giảm thuế thép và ô tô, nhưng vẫn còn nhiều điều khoản hạn chế và gây tranh cãi.
Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Cơ hội đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện khi năng lượng mặt trời bùng nổ

Giá pin giảm và thuế quan của Mỹ đang thúc đẩy Đông Nam Á phát triển điện mặt trời nội địa, buộc các quốc gia trong khu vực phải đẩy mạnh đầu tư vào hệ thống lưu trữ điện để ổn định mạng lưới.
Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh chuẩn bị là quốc gia đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ

Anh có thể là nước đầu tiên ký thỏa thuận thương mại với Mỹ sau đợt công bố thuế đối ứng hồi tháng 4, trong bối cảnh Washington theo đuổi các thỏa thuận song phương hẹp nhằm tránh quy trình phê chuẩn kéo dài.
Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Fed giữ nguyên lãi suất, cảnh báo rủi ro cho cả tăng trưởng và lạm phát

Ngoài việc giữ nguyên lãi suất cơ bản lần thứ ba liên tiếp, Fed còn phát đi cảnh báo rủi ro kép từ các chính sách thuế mới, có thể đẩy lạm phát tăng và làm suy yếu thị trường lao động.
Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ lập kỷ lục do làn sóng nhập hàng “né thuế”

Thâm hụt thương mại Mỹ đã tăng vọt lên mức kỷ lục 140,5 tỷ USD trong tháng 3/2025, khi các doanh nghiệp đẩy mạnh nhập khẩu hàng hóa nhằm tránh các mức thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc tung loạt biện pháp kích thích mạnh mẽ hỗ trợ nền kinh tế

Trung Quốc bất ngờ công bố loạt biện pháp kích thích kinh tế nhằm ứng phó đà giảm tốc tăng trưởng, tình trạng giảm phát và căng thẳng thương mại leo thang với Mỹ.
Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận cuộc gặp thương mại: Tín hiệu “phá băng” trong cuộc chiến thuế quan

Mỹ và Trung Quốc xác nhận về một cuộc gặp thương mại cấp cao tại Geneva vào tuần này. Cuộc gặp này được kỳ vọng mở ra cơ hội hạ nhiệt căng thẳng thuế quan và khơi thông chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế Eurozone chậm lại trong tháng 4/2025, ngành dịch vụ đình trệ

Tăng trưởng kinh tế của Eurozone đã giảm tốc trong tháng 4, khi chỉ số PMI chỉ đạt 50,4, còn ngành dịch vụ gần như đình trệ, lạm phát tiếp tục hạ nhiệt – tạo tiền đề cho khả năng ECB cắt giảm lãi suất.
Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Gig economy: Vũ khí “linh hoạt” của Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại

Trước áp lực từ thuế quan và nguy cơ mất việc làm hàng loạt, Trung Quốc đang tận dụng nền kinh tế gig như một “tấm đệm” linh hoạt để ổn định thị trường lao động.
Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ đề xuất miễn thuế một số sản phẩm trong thỏa thuận với Mỹ

Ấn Độ muốn ký thỏa thuận thương mại với Mỹ với đề xuất thuế quan “zero-for-zero” cho thép, linh kiện ô tô và dược phẩm. Cơ hội và thách thức nào đang chờ đợi?
Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Trung Quốc đối mặt giảm phát sâu khi dồn hàng xuất khẩu cho tiêu thụ nội địa

Việc Mỹ áp thuế cao khiến Trung Quốc đẩy hàng xuất khẩu vào tiêu thụ nội địa, làm dấy lên lo ngại về một vòng xoáy giảm phát sâu hơn và tạo áp lực lớn lên thị trường lao động.
EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

EU tăng cường hợp tác với CPTPP giữa bất ổn thương mại toàn cầu

Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét hợp tác chiến lược với CPTPP nhằm bảo vệ trật tự thương mại toàn cầu, trong bối cảnh lo ngại gia tăng về chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Trung Quốc: Nở rộ dịch vụ “rửa” nguồn gốc hàng hóa để né thuế quan của Mỹ

Các doanh nghiệp xuất khẩu Trung Quốc đang tăng cường trung chuyển hàng hóa qua nước thứ ba để che giấu xuất xứ và “rửa” nguồn gốc thật, nhằm né mức thuế cao mà Mỹ áp đặt trong căng thẳng thương mại.
Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Vì sao Fed nên tiếp tục giữ nguyên lãi suất trong cuộc họp tuần này?

Fed được dự báo sẽ tạm dừng cắt giảm lãi suất trong tuần này, khi giới chức tiền tệ thận trọng trước những tác động còn chưa rõ ràng từ các đợt áp thuế mới của Tổng thống Donald Trump.
Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản đang có “át chủ bài” nào trong đàm phán thương mại với Mỹ?

Nhật Bản lần đầu “úp mở” khả năng dùng kho trái phiếu Mỹ trị giá hơn 1.000 tỷ USD làm quân bài mặc cả trong đàm phán thương mại với Washington.