Thứ bảy 19/07/2025 06:40
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Ðánh giá lại GDP: Lo bong bóng bất động sản

12/10/2020 00:00
Ðánh giá lại GDP sẽ tạo điều kiện để tăng đầu tư, nhưng cũng dễ dẫn tới tình trạng bong bóng bất động sản, lãnh đạo Tổng cục Thống kê nhận định ngày 12/12.

Sau khi đánh giá lại GDP, GDP bình quân đầu người tăng lên nhưng người dân không được hưởng lợi thực tế. Ảnh minh họa

Sau khi đánh giá lại, quy mô GDP của Việt Nam giai đoạn 2010-2017 tăng 24,5%. Quy mô nền kinh tế đạt gần 6,3 triệu tỷ đồng, cao hơn gần 1,3 triệu tỷ đồng so với trước đây. Cùng đó, GDP bình quân đầu người bình quân tăng thêm 10,3 triệu đồng/người/năm.

Quy mô nền kinh tế: Gần 6,3 triệu tỷ đồng

Ngày 13/12, tại họp báo kết quả đánh giá lại quy mô GDP giai đoạn 2010 - 2017, ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê, cho biết, quy mô GDP đánh giá lại của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành tăng bình quân 25,4%/năm giai đoạn 2010-2017, tương ứng tăng 935 nghìn tỷ đồng/năm. Năm 2017, quy mô GDP sau khi đánh giá lại đạt 6,294 triệu tỷ đồng (số đã công bố trước đây là 5 triệu tỷ đồng). Cả 3 khu vực của nền kinh tế đều tăng sau khi đánh giá lại, trong đó quy mô khu vực công nghiệp, xây dựng và khu vực dịch vụ tăng nhiều nhất.

“Cơ cấu GDP thay đổi đã phản ánh rõ hơn xu hướng chuyển dịch của nền kinh tế. Cơ cấu giá trị tăng thêm của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản trong GDP giảm 2,7 điểm phần trăm. Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 1,8 điểm phần trăm và khu vực dịch vụ tăng 2 điểm phần trăm”, ông Lâm cho biết. Theo Tổng cục Thống kê, quy mô GDP thay đổi dẫn tới các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp khác thay đổi như tích lũy tài sản bình quân mỗi năm tăng 28,98%. Tổng thu nhập quốc gia (GNI) bình quân mỗi năm tăng 26,6%.

Một trong những điểm nổi bật sau khi đánh giá lại là GDP bình quân đầu người tăng thêm trung bình 10,3 triệu đồng/người/năm. Dù GDP bình quân đầu người tăng lên, nhưng ông Lâm khẳng định, người dân không được hưởng lợi thực tế. Tuy nhiên, người dân được hưởng lợi từ các chính sách đúng của Chính phủ dựa trên số liệu sau đánh giá GDP.

Đánh giá lại quy mô GDP dẫn tới quy mô của nền kinh tế và GDP bình quân đầu người tăng; bức tranh kinh tế của đất nước được nhận dạng sát thực, rõ nét hơn, đặc biệt bức tranh tiêu dùng của nền kinh tế. Mô hình tiêu dùng của hộ dân cư đã thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng tiêu dùng cho ăn uống; tăng tỷ trọng tiêu dùng cho nhà ở, điện nước và vật liệu xây dựng, giáo dục, văn hóa, giải trí, du lịch. Tầng lớp trung lưu trong xã hội Việt Nam cũng tăng lên. Điều này gợi ý chính sách cho Chính phủ tập trung sản xuất hướng vào xuất khẩu, và cần điều chỉnh chính sách đáp ứng nhu cầu trong nước để phục vụ cho tiêu dùng của gần 100 triệu dân...

“Cán bộ thống kê chụp ảnh nguyên trạng bức tranh kinh tế. Từ đó, cơ quan chức năng, bộ, ngành đưa ra chính sách và thực thi trên cơ sở nghiên cứu sâu, chi tiết hơn. Cơ quan thống kê không đánh giá lại GDP để Chính phủ có thể vay nợ thêm hay trần nợ công”, ông Lâm khẳng định.

Ông Kamal Malhotra, điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam, nhìn nhận, việc đánh giá lại quy mô GDP là điều cần thiết và được nhiều nước trên thế giới thực hiện do con số này là đơn vị đo lường của nền kinh tế. Khi chỉ tiêu này được đánh giá đúng sẽ cho bức tranh kinh tế của đất nước sát thực và rõ nét hơn.

Nguy cơ thao túng tiền tệ, đổ vỡ bất động sản

Một trong những tác động sau khi đánh giá lại GDP là tỷ lệ thu ngân sách nhà nước so với GDP giảm bình quân mỗi năm khoảng 5%. Ông Dương Mạnh Hùng, Vụ Hệ thống tài khoản quốc gia (Tổng cục Thống kê), lý giải, thu ngân sách là con số cố định, đã thu vào kho bạc nhà nước. Khi GDP tăng lên, mẫu số lớn hơn nhưng thu ngân sách nhà nước không thay đổi nên tỷ lệ thu ngân sách/GDP giảm xuống. Như vậy, dù GDP tăng lên nhưng ngân sách nhà nước sẽ không thu thêm được.

Lãnh đạo Tổng cục Thống kê nói rằng, đánh giá lại GDP sẽ tạo cơ hội cho các dự án được mở rộng đầu tư. Theo đó, khi các chỉ tiêu đòn bẩy của nền kinh tế giảm, các dự án trước đây không dám đầu tư vì nếu thực hiện đầu tư sẽ vượt trần nợ công thì đến nay có thể được đầu tư. Cùng đó, tăng trưởng khá cao và ổn định của nền kinh tế sẽ kích thích dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài ồ ạt đổ vào nước ta dẫn đến nền kinh tế tăng trưởng nóng. Dòng vốn đổ vào nền kinh tế nhanh làm cho thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản nóng lên. Bên cạnh đó, với hiệu ứng của cải, người dân thấy họ giàu hơn sẽ tăng khả năng đi vay để chi tiêu, vay tín dụng lãi suất 0% để mua bất động sản, trong khi ngân hàng hạ lãi suất và nới lỏng cho vay vì giá trị tài sản thế chấp tăng cao…

“Những điều này có thể dẫn tới tình trạng bong bóng bất động sản ngày càng phình to hơn, dễ dẫn đến đổ vỡ. Thêm nữa, khi dòng vốn đổ vào nền kinh tế, các nước đang phát triển thường vận dụng chính sách tiền tệ thuận chu kỳ để giữ ổn định tỷ giá dẫn tới biên độ dao động GDP của nền kinh tế trong trung và dài hạn nới rộng, nền kinh tế dễ rơi vào tình trạng thao túng tiền tệ”, ông Lâm cảnh báo.

Ông Janathan Pincus, Cố vấn kinh tế cao cấp của UNDP tại Việt Nam, cho biết, một trong điểm quan trọng để đảm bảo kinh tế vĩ mô ổn định là đảm bảo quy tắc tài khoá. Theo đó, khi nền kinh tế tăng trưởng nóng, Chính phủ không nên vay nợ để chi tiêu. Bởi lẽ, vay thêm để đầu tư chi tiêu sẽ khiến cho lạm phát xuất hiện, nợ công tăng lên. Ngược lại, khi kinh tế suy thoái, tăng trưởng chậm, Chính phủ cần tăng chi tiêu để tránh nền kinh tế bị suy thoái. “Vấn đề của các nước đang phát triển, chính sách tài khoá theo chu kỳ, khi kinh tế tăng trưởng tốt lại vay nhiều và ngược lại”, ông nói.

“Tăng trưởng khá cao và ổn định của nền kinh tế sẽ kích thích dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài ồ ạt đổ vào nước ta dẫn đến nền kinh tế tăng trưởng nóng. Dòng vốn đổ vào nền kinh tế nhanh làm cho thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản nóng lên”.

Ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê

Quỳnh Nga

Tin bài khác
Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

Khi ngân hàng bắt tay với startup: Từ “tài sản đảm bảo” đến niềm tin vào nhà sáng lập

"Bạn có tài sản đảm bảo không?" – Đây là câu hỏi đầu tiên mà nhiều ngân hàng đặt ra khi một doanh nghiệp muốn vay vốn. Nhưng với các startup, đôi khi tất cả tài sản họ có chỉ là… chính bản thân mình.
Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Giá cà phê tăng vọt, Việt Nam lập kỷ lục xuất khẩu 6 tháng đầu năm 2025

Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 947 nghìn tấn, trị giá 5,45 tỷ USD, tăng 4,5% về lượng và tăng mạnh 66,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2024.
Dệt may, da giày Việt Nam: Bài toán nội địa hóa 70% nguyên liệu

Dệt may, da giày Việt Nam: Bài toán nội địa hóa 70% nguyên liệu

Xuất khẩu vượt 70 tỷ USD nhưng vẫn phụ thuộc tới 60% nguyên phụ liệu nhập khẩu, ngành dệt may và da giày Việt Nam đang đối mặt với thách thức lớn trong chuỗi cung ứng. Mục tiêu đạt 100 tỷ USD xuất khẩu và nội địa hóa 70% nguyên phụ liệu sẽ chỉ khả thi nếu công nghiệp phụ trợ được “cởi trói” bằng những chính sách quyết liệt, thực chất.
Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

Đề xuất hộ kinh doanh phải dùng tài khoản ngân hàng riêng

UBND TP Hà Nội đề xuất quy định bắt buộc hộ kinh doanh phải đăng ký tài khoản ngân hàng và sử dụng giao dịch điện tử phục vụ riêng cho hoạt động kinh doanh.
Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder Local Brand LAM KHUE: "Tôi thất bại vì tư duy sai, không phải vì thiếu năng lực"

Founder LAM KHUE chia sẻ 7 sai lầm khiến thương hiệu thời trang Việt phải đóng cửa sau 8 năm. Bài học đắt giá dành cho startup và người kinh doanh sáng tạo.
Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Đề xuất hộ kinh doanh bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng riêng phục vụ kinh doanh

Góp ý về hồ sơ chính sách của Dự án Luật Quản lý thuế (thay thế), UBND TP Hà Nội đã đưa ra đề xuất yêu cầu hộ kinh doanh phải bắt buộc đăng ký tài khoản ngân hàng hoặc tài khoản giao dịch điện tử riêng biệt phục vụ cho hoạt động kinh doanh.
Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Kinh doanh vàng tài khoản, chứng chỉ vàng: Cánh cửa nào đang mở?

Trong ngắn hạn, nhà đầu tư vẫn cần theo dõi chặt chẽ diễn biến từ phía NHNN về tiến độ nghiên cứu và triển khai các công cụ vàng tài khoản.
Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

Chính thức bàn giao vốn Nhà nước ở FPT Telecom về Bộ Công an

FPT Telecom chính thức được bàn giao phần vốn Nhà nước về Bộ Công an, đánh dấu bước đi chiến lược trong an ninh dữ liệu và chuyển đổi số quốc gia.
Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Đà Nẵng: Đề xuất áp dụng cơ chế đặc thù để thu hút đầu tư vào Khu kinh tế mở Chu Lai

Chiều 15/7, lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng đã có buổi làm việc với Ban Quản lý các Khu Kinh tế và Khu công nghiệp và kiểm tra thực tế một số dự án trong Khu kinh tế mở Chu Lai.
Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Điểm mặt những tên tuổi trong thị trường xe máy điện Việt Nam

Thị trường xe máy điện của Việt Nam hiện đang lớn nhất ở khu vực ASEAN và lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Trung Quốc. Trong tương lai, thị trường xe điện Việt Nam còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng.
Kiểm soát rủi ro về hóa đơn điện tử: Khó hay dễ?

Kiểm soát rủi ro về hóa đơn điện tử: Khó hay dễ?

Đã có những trường hợp bị truy thu nhầm vì thiếu hiểu biết hoặc hiểu sai quy định, khiến nhiều người lo ngại mọi khoản tiền được chuyển vào tài khoản ngân hàng có thể bị quy là thu nhập và phải chịu thuế.
Doanh nghiệp tư nhân làm gì để minh bạch sản phẩm?

Doanh nghiệp tư nhân làm gì để minh bạch sản phẩm?

Để lấy được niềm tin của người tiêu dùng, vấn đề đầu tiên là chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, làm thế nào để người tiêu dùng biết đó là sản phẩm tốt hay xấu, các thành phần của sản phẩm, quá trình sản xuất?…
“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

“Xanh hóa”: Con đường sống còn giúp doanh nghiệp tạo sức bật trong chuỗi biến động

Chia sẻ tại “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”, chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, nhiều ý kiến bày tỏ: “Xanh hóa” trở thành con đường sống còn giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh và tạo sức bật trong chuỗi biến động. Phát triển logistics xanh sẽ là lợi thế cạnh tranh để doanh nghiệp Việt đi nhanh hơn, vượt lên trong chiến lược phát triển bền vững toàn cầu.
Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Logistics xanh: Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025

Chiều ngày 11/7, tại Hà Nội, Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp phối hợp Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ Logistics Việt Nam (VLA) tổ chức “Diễn đàn Logistics xanh - Sức bật trong biến động và kết nối cùng FIATA World Congress 2025”.
Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Những trường hợp nào bị từ chối đăng ký hộ kinh doanh?

Theo Nghị định 168/2025/NĐ-CP, hộ kinh doanh có thể bị từ chối cấp phép nếu vi phạm hoặc không hoạt động tại địa chỉ đăng ký.