Chủ nhật 24/11/2024 12:45
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Ám ảnh doanh nghiệp 'đểu'

12/10/2020 00:00
Có thể thời gian tới, cơ quan quản lý cần giám sát, kiểm tra kỹ lưỡng hơn trước tình trạng doanh nghiệp (DN) "đểu" có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Ngay như trong kết quả kiểm tra của Tổng cục Hải quan tại công ty điện tử Asanzo và 58 DN liên quan đã c

Điều đáng lo ngại nhất là các công ty “đểu” hoặc các DN bỏ trốn thường có liên quan đến hành vi trốn thuế, nợ thuế, vi phạm về xuất nhập khẩu, lừa đảo hoặc tiếp tay cho hàng “chuyển tải”…

Địa chỉ “ma”, công ty “ma”

Như báo cáo gần đây của Cục Hải quan Tp.HCM về tình trạng một số DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đã không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh, chủ DN bỏ trốn về nước sau khi để lại số nợ thuế “khủng”.

Có thể liệt kê một số DN FDI có số nợ thuế lớn thuộc dạng “khó tìm” ở Tp.HCM như: công ty TNHH Silver Star Việt Nam nợ hơn 47 tỷ đồng, công ty TNHH Neocacse Inc Việt Nam nợ gần 30 tỷ đồng, công ty Karos nợ gần 21 tỷ đồng, công ty TNHH Vina Haeng Woon Industry nợ hơn 21 tỷ đồng, công ty TNHH thời trang Sepplus Việt Nam nợ hơn 19 tỷ đồng…

Hoặc như hồi tháng 7/2019, Công an tỉnh Thanh Hoá khởi tố, bắt tạm giam đối tượng Lê Tiến Mạnh (32 tuổi, trú tại thị trấn Tĩnh Gia, huyện Tĩnh Gia) đã thành lập 10 DN “ma” để mua bán hóa đơn thuế giá trị gia tăng trái phép.

Điều đáng nói, chỉ tính riêng trong 2 năm 2017 – 2018, đối tượng Mạnh đã mua bán hóa đơn đầu vào và bán trên 2.000 hóa đơn đầu ra với tổng số tiền hơn 440 tỷ đồng cho gần 400 DN ở 16 tỉnh, thành phố trong cả nước.

Tình trạng DN “đểu” còn được thấy rõ trong thông cáo báo chí của Tổng cục Hải quan phát đi ngày 5/9 về kết quả kiểm tra, xác minh tại CTCP Tập đoàn Asanzo và một số công ty có liên quan.

Theo đó, qua kiểm tra, xác minh 58 công ty (trong đó có 9 công ty mang tên “Asanzo”) có hoạt động mua bán linh kiện, hàng hóa với CTCP Tập đoàn Asanzo thì phát hiện có 14 công ty bỏ trốn, 4 công ty không tồn tại địa chỉ theo đăng ký kinh doanh, 7 công ty ngừng hoạt động, 1 công ty không hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh.

Cần giám sát kỹ lưỡng DN “đểu” trong hoạt động xuất nhập khẩu

Tổng cục Hải quan cho biết qua thực tế kiểm tra có tình trạng công ty treo biển nhưng không có hoạt động, địa chỉ đăng ký kinh doanh không có thật. Một số công ty đã không còn hoạt động tại địa chỉ đăng ký kinh doanh nhưng trên Cổng thông tin chưa cập nhật thông tin. Có tình trạng qua xác minh chủ nhà khai không cho công ty thuê làm trụ sở nhưng trên giấy phép đăng ký kinh doanh vẫn khai địa chỉ của họ.

Đơn cử như trường hợp công ty TNHH Đầu tư xuất nhập khẩu T.T (chuyên nhập khẩu mặt hàng Trung Quốc cho một hãng điện tử trong nước) đăng ký hoạt động tại khu phố Long Hòa, phường Long Thạnh Mỹ, quận 9 (Tp.HCM), thế nhưng khi xác minh địa chỉ này thì hoá ra là một địa chỉ “ma”.

Tiếp tay hàng “chuyển tải”

Điều đó cho thấy ngoài việc lập công ty “đểu” để mua bán hoá đơn, trốn thuế, còn có thể liên quan đến các hành vi mờ ám trong hoạt động xuất nhập khẩu và gian lận thương mại.

Vấn đề càng trở nên nghiêm trọng trước nỗi lo hàng Trung Quốc “chuyển tải” về Việt Nam do ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung rồi xuất khẩu sang quốc gia khác, hoặc là tình trạng hàng Trung Quốc “đội lốt” xuất xứ Việt, made in Vietnam để hòng tiêu thụ dễ dàng tại thị trường nội địa. Mà ở đó không thể nói là không có sự tiếp tay của DN “đểu” hoặc những DN có hoạt động không minh bạch.

Ts. Vũ Thành Tự Anh (Đại học Fulbright Việt Nam) đã cảnh báo nếu như DN trong nước chỉ nhìn thấy mối lợi trước mắt mà quên đi những tai hại lâu dài thì cần phải chấm dứt các thực tiễn không tốt về chuyện tiếp tay “chuyển tải” hàng điện tử Trung Quốc hoặc là “đội lốt” hàng Việt.

Hơn nữa, luật pháp cần có thêm các biện pháp về thi hành và theo dõi giám sát đường đi của những DN có hành tung bí ẩn để đảm bảo quá trình hàng Trung Quốc “quá cảnh” Việt Nam không tạo ra những sự thay đổi đáng kể nhằm được phân loại thành hàng hoá khác, rồi từ đó được công nhận như là hàng có xuất xứ Việt Nam.

“Những chính sách đó, từ phía Chính phủ, từ phía các DN, cũng như từ phía hiệp hội là rất quan trọng để chúng ta không bị rơi vào tình cảnh lợi thì chưa thấy đâu mà hại thì đến trước mắt”, Ts. Vũ Thành Tự Anh chia sẻ.

Trong câu chuyện này, việc tuyên truyền vận động để DN làm ăn chân chính được cho là không bao giờ đủ. Theo Ts. Vũ Thành Tự Anh, đó mới chỉ là điều kiện cần, tức là cần phải có những cảnh báo để DN hiểu được là nếu thực hiện các hoạt động như thế thì không những họ bị thiệt mà nhiều DN khác cũng bị thiệt và ảnh hưởng chung đến nền kinh tế.

Nhưng như vậy cũng vẫn chưa đủ, bởi có những DN “đểu” có thể vì lợi ích riêng của mình trong ngắn hạn mà lấy đi lợi ích của những DN khác trong dài hạn.

Vấn đề này đòi hỏi bên cạnh việc tuyên truyền để hạn chế những DN “đểu” làm ăn bất chính thì điều quan trọng vẫn là ở khâu chính sách cần mạch lạc, có tính cưỡng chế thi hành. Cần có cơ chế kiểm tra, giám sát kỹ lưỡng hơn trong hoạt động xuất nhập khẩu, nhất là khi có dấu hiệu đủ để nghi ngờ về đường đi của DN “đểu”.

Thế Vinh

Tin bài khác
Tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup hợp tác chuyển đổi xanh

Tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup hợp tác chuyển đổi xanh

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi xanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững và giảm phát thải ròng về 0 vào năm 2030.
Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh  Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội lớn để phát triển kinh tế

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc: Chuyển đổi xanh là cơ hội lớn để phát triển kinh tế

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc, ông Trần Duy Đông, khẳng định chuyển đổi xanh là cơ hội quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường.
Dự thảo Luật quản lý vốn Nhà nước: Cải cách và tăng cường hiệu quả kinh tế

Dự thảo Luật quản lý vốn Nhà nước: Cải cách và tăng cường hiệu quả kinh tế

Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp kỳ vọng tạo hành lang pháp lý ổn định, thúc đẩy hiệu quả quản lý và tối ưu hóa nguồn lực Nhà nước.
5 vấn đề cần thực hiện để vận hành được sàn giao dịch tín chỉ carbon

5 vấn đề cần thực hiện để vận hành được sàn giao dịch tín chỉ carbon

Thực hiện phát triển xanh, giảm phát thải khí nhà kính không chỉ là trách nhiệm mà là niềm tự hào của mỗi người, đi đầu phải là các doanh nghiệp, người dân.
Tăng thuế xe ô tô Pick-up: Cần phải lắng nghe y kiến người dân

Tăng thuế xe ô tô Pick-up: Cần phải lắng nghe y kiến người dân

Đề xuất tăng thuế đối với xe ô tô pick-up đang gây tranh cãi. Nhiều đại biểu cho rằng, quyết định này có thể ảnh hưởng đến người lao động, doanh nghiệp và thị trường ô tô trong nước.
Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Luật Thuế TNDN (sửa đổi): Đề nghị miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh

Một nội dung hoàn toàn mới trong dự thảo luật là miễn thuế 2 năm cho doanh nghiệp chuyển đổi từ hộ kinh doanh, theo Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long.
Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Sẽ áp thuế tiêu thụ đặc biệt 10% với nước giải khát có đường?

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã trình bày dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó đưa nước giải khát có đường vào danh mục chịu thuế 10%.
Khai trương Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Khai trương Dự án thực hiện một số nội dung để xây dựng chính quyền số thành phố Hải Phòng giai đoạn 2021-2025

Ngày 21/11/2024, UBND TP. Hải Phòng tổ chức khai trương Dự án chính quyền số - một trong những dự án quan trọng nhất, làm nền tảng thúc đột phá phát triển kinh tế số, xã hội số.
Kinh tế số Việt Nam là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Kinh tế số Việt Nam là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội

Đây là nhận định được đưa ra tại Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững” tổ chức ngày 21/11 tại Hà Nội.
Chủ tịch VINASME: Hợp tác Việt – Hàn tạo nền tảng bền vững cho doanh nghiệp

Chủ tịch VINASME: Hợp tác Việt – Hàn tạo nền tảng bền vững cho doanh nghiệp

Theo TS. Nguyễn Văn Thân - Chủ tịch VINASME, cơ hội hợp tác giữa doanh nghiệp Việt Nam và Hàn Quốc tại Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam – Hàn Quốc 2024 kỳ vọng mở ra nền tảng kết nối lâu dài và bền vững.
Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình: Hàn Quốc – Đối tác kinh tế quan trọng của Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, Hàn Quốc là đối tác kinh tế chiến lược của Việt Nam, với các cam kết hợp tác bền vững trong các lĩnh vực công nghệ cao.
Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024: Đẩy mạnh hợp tác bền vững

Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024: Đẩy mạnh hợp tác bền vững

Diễn đàn Hợp tác Đầu tư Việt Nam - Hàn Quốc 2024 với chủ đề “Niềm tin và hợp tác” tạo cơ hội quan trọng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa của hai nước phát triển bền vững, mở rộng thị trường và gia tăng hợp tác đầu tư.
PGS. TS Hồ Sỹ Giao: Nên xem xét tái khởi động Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê

PGS. TS Hồ Sỹ Giao: Nên xem xét tái khởi động Dự án Khai thác và tyển quặng mỏ sắt Thạch Khê

Trao đổi với phóng viên, PGS. TS Hồ Sỹ Giao- Hội Khoa học và Công nghệ Mỏ Việt Nam cho biết, xét theo góc độ công nghệ - môi trường và thủ tục pháp lý, việc tái khởi động Dự án Khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê là đủ điều kiện.
Thanh Hóa: Định hướng phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và công nghiệp hóa

Thanh Hóa: Định hướng phát triển ngành chăn nuôi trở thành ngành kinh tế kỹ thuật hiện đại và công nghiệp hóa

Theo kế hoạch hành động về chiến lược phát triển trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, mục tiêu đến năm 2030 sẽ phát triển chăn nuôi toàn diện, theo hướng tập trung, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ứng dụng khoa học và công nghệ, nâng cao năng suất, chất lượng, bảo đảm an toàn sinh học, dịch bệnh, môi trường và an toàn thực phẩm.
Đầu tư đường sắt theo phương thức PPP là không khả thi

Đầu tư đường sắt theo phương thức PPP là không khả thi

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đã chia sẻ kết quả nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế từ 27 dự án đầu tư đường sắt tốc độ cao theo phương thức PPP là không khả thi.