![]() |
Nguyên nhân gây đau dạ dày |
Căng thẳng, stress
Căng thẳng lâu ngày sẽ khiến cho dạ dày thường xuyên co bóp mạnh, kích thích cơ thể tiết acid, dịch vị, làm mất cân bằng pH dẫn đến tình trạng bào mòn niêm mạc. Không chỉ vậy, căng thẳng còn khiến cho hệ miễn dịch suy giảm chức năng, từ đó tạo cơ hội cho các tác nhân như vi khuẩn HP xâm nhập và gây bệnh đau dạ dày.
Chất kích thích, thuốc lá
Rượu, bia, thuốc lá,... đều chứa thành phần gây hại cho sức khỏe, kể cả hệ tiêu hóa.
Một số loại thuốc Tây y
Việc lạm dụng thuốc Tây y hoặc sử dụng không theo hướng dẫn của bác sĩ có thể gây bệnh đau dạ dày.
Vi khuẩn Helicobacter Pylori (HP)
Vi khuẩn HP là một trong những tác nhân dẫn đến bệnh đau dạ dày phổ biến nhất hiện nay (khoảng 75%). Vi khuẩn sau khi xâm nhập vào cơ thể, khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ phát triển, sinh sản tạo nên những tổn thương niêm mạc dạ dày và hình thành ổ viêm loét.
Thói quen sinh hoạt
Ăn quá no hoặc quá đói, ăn sát giờ ngủ, vừa ăn vừa làm chuyện khác như xem ti vi, điện thoại,... thức khuya, thường xuyên ăn đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng,... đều là những yếu tố có thể dẫn đến bệnh bệnh dạ dày.
Đau thượng vị
Các cơn đau ở vùng thượng vị có thể từ âm ỉ đến rất dữ dội. Mức độ và tần suất của cơn đau thường tăng lên khi bệnh nặng hơn. Đau tức ở vùng bụng trên là một trong những dấu hiệu điển hình của viêm loét dạ dày ở giai đoạn đầu. Các cơn đau này có thể xuất hiện bất thường ở vùng trên rốn và ngày càng trở nên dày đặc, nghiêm trọng hơn. Thông thường, những cơn đau này xuất hiện khi bệnh nhân cảm thấy quá đói hoặc sau khi ăn quá no.
Đầy hơi, khó tiêu và chướng bụng
Cảm giác đầy bụng hoặc chướng hơi sau khi ăn là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày ở mức độ nhẹ. Để phòng ngừa bệnh phát triển nặng hơn, người bệnh nên chú ý theo dõi sức khỏe và các triệu chứng của cơ thể. Nếu những triệu chứng kéo dài, tình trạng có thể đã trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn đến các biến chứng khó lường trong tương lai.
Ợ hơi và chua
Ợ chua, ợ hơi hoặc thậm chí là ợ ra vị đắng như mật là triệu chứng thường gặp do sự rối loạn chức năng vận động của dạ dày. Khi dạ dày không tiêu hóa hiệu quả, thức ăn có thể bị lên men và tạo ra hơi, gây ra các triệu chứng này. Đây là những dấu hiệu điển hình của bệnh đau dạ dày. Nếu thường xuyên gặp phải tình trạng ợ hơi, chướng bụng, điều quan trọng là nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Buồn nôn và nôn
Cảm giác buồn nôn hoặc nôn là triệu chứng thường gặp khi mắc phải đau dạ dày nhẹ. Hiện tượng này xảy ra khi thức ăn trong dạ dày bị đẩy ngược ra ngoài, làm tổn thương niêm mạc và có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như rách thực quản.
Xuất huyết đường tiêu hoá
Chảy máu đường tiêu hóa - đặc biệt là chảy máu dạ dày, là một triệu chứng nghiêm trọng của bệnh đau dạ dày. Nếu không được cấp cứu kịp thời, tính mạng của bệnh nhân có thể bị đe dọa nghiêm trọng. Các dấu hiệu của chảy máu dạ dày bao gồm nôn ra máu, đi ngoài phân đen hoặc có máu trong phân. Người bệnh cũng có thể cảm thấy mệt mỏi, chóng mặt, và choáng váng thường xuyên do mất máu. Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của viêm loét dạ dày và tá tràng hoặc ung thư dạ dày.
Chế độ ăn trong bệnh lý dạ dày nhằm mục đích làm giảm tiết acid, giảm bất lợi của acid lên niêm mạc dạ dày, hạn chế hoặc loại bỏ những kích thích có hại để dạ dày nghỉ ngơi và các tổn thương mau lành.
![]() |
Người đau dạ dày nên ăn thực phẩm gì? |
Cơm trắng
Cơm trắng là lựa chọn tốt nhất khi đau dạ dày. Cơm trắng có tác dụng làm giảm các cơn đau dạ dày hiệu quả. Nó hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày làm giảm nguy cơ tiêu chảy cũng như các triệu chứng khó chịu của đau dạ dày. Cơm trắng là một loại carbohydrate tinh chế, cũng ít chất xơ và sẽ giúp ngăn chặn các triệu chứng tiêu chảy thông thường. Tuy nhiên tránh ăn gạo lứt vì dạ dày có thể khó tiêu hóa.
Quả chuối
Chuối rất dễ tiêu hóa và được biết là có tác dụng giảm đau dạ dày. Chuối có tác dụng kháng acid tự nhiên và có thể làm giảm các triệu chứng như khó tiêu. Loại trái cây có hàm lượng kali cao này cũng làm tăng sản xuất chất nhầy trong dạ dày giúp ngăn ngừa kích ứng niêm mạc dạ dày.
Nếu bạn không phải là người mẫn cảm với Kali thì chuối trở thành thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Chuối là loại trái cây lành tính với dạ dày đồng thời hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Với thành phần pectin cao, chuối còn có vai trò giúp cơ thể giải quyết các vấn đề có liên quan đến dạ dày. Bên cạnh đó, thành phần pectin trong chuối còn kích thích làm tăng nhu động ruột tự nhiên.
Một lưu ý nhỏ là người bị dạ dày chỉ nên ăn chuối chín, từ 1-2 quả/ ngày, nên ăn lúc bụng no để tránh tình trạng cồn cào, đầy bụng. Bên cạnh đó, chỉ nên ăn chuối ngự, chuối lá, chuối cau, không ăn chuối tiêu.
Chuối cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể tiếp thêm sinh lực cho cơ thể sau cơn tiêu chảy suy nhược.
Khoai tây
Một thực phẩm tốt khác cho người bị đau dạ dày là khoai tây. Giống như chuối, khoai tây là một phần của chế độ ăn nhạt. Chúng cũng chứa rất nhiều kali. Một củ khoai tây trắng nhỏ, khoảng 92g, chứa 374mg kali. Ăn khoai tây để giúp làm dịu dạ dày, hãy nấu chín và ăn đơn giản không cần thêm bất kỳ gia vị nào.
Khoai tây chứa carbohydrate đơn giản, dễ tiêu hóa và sẽ cung cấp cho cơ thể nhiên liệu. Khoai tây thường có thể giúp giảm triệu chứng tiêu chảy bằng cách hấp thụ lượng nước dư thừa trong cơ thể. Trong khoai tây có chứa chất cellulose có tác dụng giảm bớt những cơn đau dạ dày và giảm tiết lượng acid trong dạ dày từ đó giúp làm lành các vết loét. Loại thực phẩm này rất lành tính với dạ dày.
Quả táo
Táo là loại trái cây rất tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giảm triệu chứng tiêu chảy và hỗ trợ điều trị táo bón. Lớp vỏ ngoài của táo chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan có khả năng giãn nở khi tiếp xúc với nước. Điều này thúc đẩy hoạt động của dạ dày và đường ruột, làm cho quá trình bài tiết trở nên thuận lợi hơn. Ngoài ra, táo cũng cung cấp lượng lớn những khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như kali và canxi.
Vitamin C trong táo giúp tăng sức đề kháng cho dạ dày, tá tràng, từ đó làm giảm nguy cơ vi khuẩn HP xâm nhập vào dạ dày, ngăn ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả.
Nước ép táo có ít chất xơ hơn táo tươi nguyên quả, vì vậy sẽ dễ chịu hơn cho dạ dày và có thể giúp cải thiện tình trạng tiêu chảy. Một quả táo tươi cỡ vừa còn nguyên vỏ chứa 4,37g chất xơ so với chỉ 1,24g chất xơ trong một cốc nước ép táo không đường cỡ nhỏ dành cho bữa ăn nhẹ.
Quả bơ
Bơ có nhiều kali và chất xơ, rất tốt cho hệ tiêu hóa. Nếu ăn bơ thường xuyên sẽ giúp làm giảm các cơn đau dạ dày, kích thích nhu động ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa chất. Do đó, trái bơ là câu trả lời không thể thiếu cho thắc mắc đau dạ dày nên ăn hoa quả gì.
Nước dừa
Nước dừa được coi là một trong những chất lỏng tinh khiết nhất chỉ sau nước uống tinh khiết nhờ vào thành phần tự nhiên và ít bị xử lý. Nước dừa chứa nhiều hoạt chất điện giải như canxi (Ca), kali (Ka) và magie (Mg) cùng với các chất khoáng khác có lợi cho sức khỏe. Những thành phần này giúp cơ thể duy trì cân bằng điện giải, hỗ trợ các chức năng cơ bản và giảm mệt mỏi.
Ngoài ra, nước dừa là loại đồ uống cực tốt cho những bệnh nhân viêm loét dạ dày. Bởi vì nước dừa rất giàu kali, là một chất điện giải có tác dụng cân bằng acid trong dạ dày nên làm giảm đau hiệu quả. Mặc dù nước dừa có nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể tuy nhiên người bệnh dạ dày chỉ nên uống tối đa 3 – 4 trái/tuần. Vì uống quá nhiều nước dừa có thể dẫn tới tình trạng ớn lạnh, đầy bụng.
Sữa chua
Nếu bị đau dạ dày liên tục và không thể tìm ra nguyên nhân cụ thể, điều đó có thể có nghĩa là cơ thể đang thiếu một số loại men vi sinh, hay còn gọi là vi khuẩn tốt trong ruột. Chế phẩm sinh học có thể giúp ngăn chặn sự phát triển quá mức của vi khuẩn. Vi khuẩn phát triển quá mức hoặc có quá nhiều vi khuẩn có hại trong ruột được cho là một trong những nguyên nhân chính gây ra hội chứng ruột kích thích. Ăn sữa chua giàu men vi sinh hàng ngày sẽ giúp giữ cho đường ruột được cân bằng.
Sữa chua rất giàu men vi sinh hoặc vi khuẩn và nấm men tốt giúp duy trì sức khỏe đường ruột tốt. Ăn một ít sữa chua khi đau dạ dày có thể giúp giảm tiêu chảy.
Trà hoa cúc
Hầu hết các loại trà thảo dược đều hữu ích trong việc giảm đau dạ dày, nhưng đặc tính chống viêm của hoa cúc trở thành một lựa chọn thông minh trong việc làm dịu cơn đau.
Trà hoa cúc giúp giảm cảm giác đầy hơi và chướng bụng có thể gây khó chịu cho dạ dày. Trà hoa cúc làm giảm khí trong bụng, làm giảm cảm giác đau do co thắt dạ dày. Loại trà này cũng chứa các đặc tính chống viêm có thể giúp làm dịu các tình trạng dạ dày.
Căng thẳng thường làm trầm trọng thêm tình trạng trào ngược acid cùng với các bệnh về dạ dày thực quản khác. Trà hoa cúc mang lại tác dụng làm dịu tự nhiên, có thể giúp giảm căng thẳng và làm dịu cơn đau dạ dày.
![]() |
Người đau dạ dày không nên ăn thực phẩm gì? |
* Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!