Thứ tư 18/09/2024 17:23
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

6 giải pháp phát triển bền vững chuỗi giá trị nông sản

29/08/2024 10:16
Để phát triển hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị nông sản thời gian tới, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến đã nêu 6 giải pháp chủ yếu.
aa

Tại diễn đàn "Tái cơ cấu nông nghiệp" do Liên minh hợp tác xã Việt Nam tổ chức, ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cho biết, thực hiện chủ trương tái cơ cấu, ngành nông nghiệp đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, tăng trưởng duy trì ở mức cao. Nhiều chuỗi giá trị ngành hàng được hình thành và phát triển mạnh mẽ, nhiều sản phẩm nông sản đã có mặt trên các thị trường quốc tế (kể cả thị trường khó tính như Mỹ, EU, Nhật Bản). Sản lượng các loại cây trồng và vật nuôi chủ lực như lúa, cà phê, cao su, trái cây, thủy sản ngày càng tăng.

Trên cả nước đã xuất hiện nhiều mô hình sản xuất giá trị kinh tế rất cao, như: mô hình vườn cây ăn trái tập trung chuyên canh (tại Cần Thơ doanh thu bình quân 500 triệu đồng/ha/năm), mô hình nuôi tôm thẻ siêu thâm canh tại Bạc Liêu (năng suất 80 tấn/ha năm, doanh thu 9,2 tỷ đồng/ha)…

Cùng với công tác xúc tiến thương mại, thị trường nông sản không ngừng mở rộng, xuất khẩu nông sản chuyển mạnh sang chính ngạch và đã có mặt trên 280 quốc gia, vùng lãnh thổ, đứng thứ 2 Đông Nam Á và đứng thứ 15 thế giới.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến.

Để phát triển hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị nông sản thời gian tới, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nêu 6 giải pháp chủ yếu.

Thứ nhất, cơ cấu lại ngành nông nghiệp cần thực chất, hiệu quả hơn: chuyển đổi cơ cấu cây trồng và vật nuôi theo hướng năng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Thứ hai, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là một trong những giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả và tính bền vững của chuỗi giá trị nông sản.

Thứ ba, đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn năng lực ngành nông nghiệp.

Thứ tư, tăng cường liên kết chặt chẽ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị nông sản từ sản xuất, chế biến, đến tiêu thụ là yếu tố then chốt để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tính bền vững.

Thứ năm, mở rộng và phát triển thị trường tiêu thụ nông sản cả trong nước và quốc tế là một giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Thứ sáu, phát triển nông nghiệp bền vững phải đi đôi với việc bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên. Các biện pháp như sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật sinh học, quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nước, bảo vệ đất đai và đa dạng sinh học cần được áp dụng rộng rãi.

Nhìn vào riêng kết quả sản xuất nông lâm nghiệp và thủy sản 8 tháng qua, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam - Cao Xuân Thu Vân cho rằng, tái cơ cấu nông nghiệp đang đi vào đúng quỹ đạo; trong đó có sự đóng góp cực kỳ quan trọng của khu vực kinh tế hợp tác với hơn 20.000 hợp tác xã nông nghiệp và hàng chục ngàn tổ hợp tác nông nghiệp, cùng với trên 3,8 triệu thành viên là nông dân.

Hiện cả nước có trên 4.000 hợp tác xã tham gia liên kết theo chuỗi giá trị (chiếm gần 13%) với các hình thức liên kết chuỗi giá trị phát triển đa dạng theo các công đoạn trong chuỗi giá trị nông sản.

Theo bà Cao Xuân Thu Vân, để thúc đẩy tiêu thụ và nâng cao giá trị cho nông sản Việt thì việc phát triển hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị nông sản là vấn đề sống còn trong tái cơ cấu nông nghiệp. Điều này nhằm đáp ứng cho thị trường quốc tế đang tiếp tục mở rộng cho Việt Nam với gần 20 FTA đã ký kết và đàm phán, cũng như đáp ứng nhu cầu cho thị trường trong nước.

Để chuỗi giá trị nông sản Việt phát triển bền vững và hiệu quả, bà Cao Xuân Thu Vân cho rằng, cần liên kết chặt chẽ trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Đồng thời, củng cố và phát triển các tổ chức sản xuất tập thể và các mối liên kết dọc giữa các tác nhân trong chuỗi.

Ngoài ra, trước xu hướng tiêu dùng nông sản xanh và sạch của thị trường trong và ngoài nước cũng đặt ra yêu cầu chuỗi giá trị nông sản phải hướng tới thúc đẩy các nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp áp dụng các tiêu chuẩn mới và điều chỉnh hoạt động chuỗi để thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh để đảm bảo phù hợp với nhu cầu thị trường.

P.V (t/h)

Tin bài khác
Quảng Ninh dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên để khắc phục hậu quả bão số 3

Quảng Ninh dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên để khắc phục hậu quả bão số 3

BCH Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh tổ chức Hội nghị lần thứ 55 để cho ý kiến, chủ trương về một số nội dung trình kỳ họp thứ 21 của HĐND tỉnh khóa XIV; trong đó thống nhất chủ trương dành 1.000 tỉ đồng từ nguồn tiết kiệm chi thường xuyên để khắc phục hậụ quả bão
Đồng Nai theo đuổi mục tiêu phát triển có chọn lọc

Đồng Nai theo đuổi mục tiêu phát triển có chọn lọc

Đồng Nai đặt mục tiêu trở thành nền kinh tế năng động, là động lực tăng trưởng, là hạt nhân phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Vì sao cần phải thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ xanh trong nông nghiệp?

Vì sao cần phải thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ xanh trong nông nghiệp?

Đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp cần thiết để ứng phó với biến đổi khí hậu, tiết kiệm tài nguyên và nâng cao năng suất bền vững.
Bình Dương bổ sung 18 dự án vào kế hoạch đầu tư công năm 2024

Bình Dương bổ sung 18 dự án vào kế hoạch đầu tư công năm 2024

Bình Dương điều chỉnh vốn đầu tư cho 50 dự án khác được tăng thêm gần 1.500 tỷ đồng, trong khi 58 dự án bị giảm vốn với tổng số giảm hơn 1.100 tỷ đồng.
Logistics Việt Nam đón những tín hiệu tích cực từ xuất khẩu

Logistics Việt Nam đón những tín hiệu tích cực từ xuất khẩu

Sau bão số 3, dù thiệt hại là rất lớn, nhưng nhờ vào việc huy động nguồn lực nhanh chóng, nhiều doanh nghiệp logistics Việt Nam đã bắt đầu khôi phục.
lp-bank
tms-group
sanghai-fair
ubnd-xa-hoa-son