
52 dự án giao thông chậm giải ngân bị cắt giảm vốn
Vụ KHĐT đã tham mưu Bộ trưởng Bộ GTVT có quyết định điều chỉnh lần cuối kế hoạch năm, trước ngày 15/11/2022 theo quy định. Trong đó, đã cắt giảm kế hoạch của 52 dự án có tiến độ giải ngân chậm, hết nhu cầu để bổ sung cho 26 dự án có tiến độ giải ngân tốt với giá trị 2.319 tỷ đồng.
Theo thống kê của Vụ Kế hoạch - Đầu tư (KHĐT) công bố tại hội nghị trực tuyến kiểm điểm tiến độ giải ngân vốn đầu tư công và tiến độ các dự án do Bộ GTVT quản lý, dự kiến đến hết tháng 11/2022, Bộ GTVT giải ngân giải ngân được 34.900 tỷ đồng, đạt 63,4% so với kế hoạch được bổ sung (69,4% so kế hoạch giao đầu năm), gồm: 31.174/49.611 tỷ đồng vốn trong nước, đạt 63% và 3.709/5.440 tỷ đồng vốn nước ngoài, đạt 68,2%.

Từ nay tới 31/1/2023 (kết thúc năm tài khóa 2022), Bộ GTVT cần tiếp tục giải ngân khoảng 20.151 tỷ đồng. Số lượng vốn cần giải ngân từ nay đến cuối năm tập trung tại các dự án của các chủ đầu tư, ban QLDA lớn thuộc Bộ GTVT (khoảng 12.218 tỷ đồng, chiếm 60,6%) và dự án cao tốc Hà Nội - Hải Phòng của VIDIFI (4.723 tỷ đồng chiếm 23,4%).
Theo số liệu của Bộ Tài chính, kết quả giải ngân hết tháng 11/2022 của Bộ GTVT đạt 62,4%, duy trì ở mức cao hơn bình quân chung cả nước. Bộ Tài chính dự kiến cả nước giải ngân từ đầu năm đến hết tháng 11/2022 khoảng 57% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã giao.
Trên cơ sở rà soát, làm việc cụ thể với các chủ đầu tư về tình hình thực hiện kế hoạch, Vụ KHĐT đã tham mưu Bộ trưởng Bộ GTVT có quyết định điều chỉnh lần cuối kế hoạch năm, trước ngày 15/11/2022 theo quy định. Trong đó, đã cắt giảm kế hoạch của 52 dự án có tiến độ giải ngân chậm, hết nhu cầu để bổ sung cho 26 dự án có tiến độ giải ngân tốt với giá trị 2.319 tỷ đồng.
Phó Vụ trưởng Lưu Quang Thìn cho biết, trên cơ sở tổng hợp số liệu về khả năng giải ngân kế hoạch năm 2022 từ các chủ đầu tư, ban QLDA, dự kiến cả năm 2022, Bộ GTVT sẽ giải ngân được khoảng 53.500 tỷ đồng, tương đương 97% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao. Số kế hoạch nguy cơ không giải ngân hết khoảng 1.550 tỷ đồng.
PV (t/h)
- Trung Quốc: Doanh nghiệp tập trung vào vai trò kép của ESG
- Bộ GTVT hoàn thành đối soát 33,5 triệu giấy phép lái xe với cơ sở dữ liệu dân cư
- “Trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn quan trọng nhất”
- Cuối năm, các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất đang giảm mạnh
- Dự kiến sẽ có 610 triệu thuê bao 5G mới trong năm 2023
Cùng chuyên mục


Công nghiệp chế biến chế tạo của Bình Dương chiếm 73,8% tổng vốn FDI

Trình Quốc hội đề xuất kéo dài giảm thuế môi trường với xăng, dầu đến hết 2024

Cuối năm, các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất đang giảm mạnh

COP28: Việt Nam hướng đến nền kinh tế xanh

Việt Nam chính thức công bố kế hoạch 15,8 tỷ USD cho chuyển đổi năng lượng
-
Tối ưu hóa quá trình khử cacbon trong các tòa nhà đóng vai trò quan trọng để đạt được mục tiêu net-zero
-
TS. Trần Xuân Lượng: Chưa thông qua Luật Đất đai vì cần thời gian để thống nhất một số nội dung
-
Nghị quyết 41 - Khơi khát vọng phồn vinh. Bài IV: Những nhiệm vụ đặt ra về xây dựng đội ngũ doanh nhân Việt Nam thời kỳ mới
-
PGS. TS. Bùi Thị An: Một số dự án nhà ở xã hội chưa thật sự phù hợp với điều kiện sinh sống của người dân
-
GS. TS Hoàng Văn Cường: Hà Nội nên phát triển giao thông công cộng thay vì đầu tư những tuyến đường đắt nhất hành tinh