Thứ bảy 19/07/2025 10:12
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Tính thuế thu nhập cá nhân: Tránh vắt kiệt sức của người nộp

12/10/2020 00:00
Theo nhiều chuyên gia kinh tế, đề xuất tăng mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế vẫn mang tính đối phó, bất hợp lý và chưa công bằng.

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị quyết về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh (GTGC) của thuế thu nhập cá nhân (TNCN) với mức tăng từ 9 triệu đồng hiện nay lên 11 triệu đồng/tháng (tương đương 132 triệu đồng/năm) và người phụ thuộc từ 3,6 triệu đồng tăng lên 4,4 triệu đồng/tháng.

Theo ông Phạm Đình Thi, Vụ trưởng Vụ chính sách thuế, Bộ Tài chính, mức GTGC được căn cứ theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân sửa đổi. Theo đó, khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động 20% so với thời điểm luật có hiệu lực hoặc thời điểm áp dụng mức GTGC gần nhất, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội điều chỉnh mức GTGC phù hợp với biến động giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo.

tinh thue thu nhap ca nhan: tranh vat kiet suc cua nguoi nop  hinh 1
Bộ Tài chính đề xuất tăng mức GTGC của thuế thu nhập cá nhân từ 9 triệu đồng lên 11 triệu đồng/tháng. (Ảnh minh họa: KT)

Việc Bộ Tài chính đề xuất nâng mức GTGC thêm 2 triệu đồng/tháng cho người nộp thuế và thêm 800.000 đồng/tháng cho người phụ thuộc là dựa trên mức tăng tương ứng với mức biến động của CPI.

CPI cuối tháng 12/2019 so với thời điểm 1/7/2013 là 123%, tăng 23,2%. Do đó, mức GTGC cho người nộp thuế hiện là 9 triệu đồng x mức biến động giá 123% = 11,088 triệu đồng, làm tròn là 11 triệu đồng.

Còn mức GTGC cho người phụ thuộc hiện 3,6 triệu đồng x biến động giá 123% = 4,4352 triệu đồng, làm tròn là 4,4 triệu đồng.

"Sau khi lấy ý kiến góp ý rộng rãi của người dân, tổ chức..., Bộ Tài chính sẽ báo cáo Chính phủ để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định. Nếu kiến nghị được chấp thuận sẽ áp dụng mức GTGC mới cho kỳ tính thuế của năm nay", đại diện Vụ Chính sách thuế cho biết.

Theo cơ quan soạn thảo, với mức giảm trừ mới, số thuế phải nộp sẽ được giảm cho mọi đối tượng, trong đó mức độ giảm số thuế phải nộp của nhóm người nộp thuế ở bậc thấp sẽ cao hơn.

Cụ thể, theo quy định hiện hành, người có thu nhập đến 15 triệu đồng/tháng (có 1 người phụ thuộc) phải nộp thuế ở mức 120.000 đồng/tháng thì theo quy định mới sẽ không phải nộp thuế.

Thu nhập đến 20 triệu đồng/tháng (có 1 người phụ thuộc) hiện nộp thuế 490.000 đồng/tháng (tương đương 2,5% thu nhập) thì theo mức GTGC mới sẽ nộp 230.000 đồng/tháng, tương đương giảm 260.000 đồng tiền thuế/tháng (giảm hơn 48% số thuế phải nộp so với hiện hành)...

Đánh giá tác động của việc điều chỉnh tăng mức GTGC lên ngân sách, Bộ Tài chính cho biết, ngân sách giảm thu hơn 10.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, thực tế chứng minh khi điều chỉnh tăng mức GTGC từ năm 2013, số thu từ sắc thuế này lại tăng liên tục.

Báo cáo từ Bộ Tài chính cho thấy, số thuế TNCN đóng góp cho ngân sách nhà nước luôn tăng qua từng năm. Cụ thể, năm 2013, số thuế TNCN đạt 46.548 tỷ đồng, năm 2014, con số này là 47.844 tỷ đồng, năm 2016, con số này là 64.000 tỷ đồng, năm 2019, dự toán đạt 113.000 tỷ đồng. Như vậy, nếu so với số thuế TNCN năm 2013 thì theo dự toán, đến năm 2019, con số thu này đã tăng gấp hơn 2,4 lần.

Không nên tận thu

Trao đổi với phóng viên Báo điện tử VOV, luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch HĐTV Công ty Luật BASICO cho rằng, việc giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng là thấp, vì có khi vẫn thiếu trước hụt sau mà đã phải nộp thuế thu nhập. Bên cạnh đó, mức giảm trừ gia cảnh mà Bộ Tài chính đưa ra không dựa vào mức sống tối thiểu, không dựa vào thu nhập bình quân đầu người, cũng không căn cứ vào mức lương tối thiểu chung và mức lương tối thiểu theo vùng.

“Tại sao mức lương tối thiểu theo 4 vùng chênh nhau gấp 1,5 lần, mà mức thu nhập khởi điểm đóng thuế và giảm trừ gia cảnh lại bằng nhau? Nếu căn cứ vào mức sống hay mức lương tối thiểu, thì mức giảm trừ gia cảnh lại là quá cao. Còn nếu tính hợp lý, thì phải tính giảm trừ kết hợp giữa 2 tiêu chí, khấu trừ cố định và khấu trừ một số nhu cầu chi tiêu tối thiểu, có hoá đơn, chứng từ, căn cứ hợp lý”, luật sư Trương Thanh Đức phân tích.

Theo ông Đức, việc quy định mức tăng lạm phát trên 20% mới thay đổi mức GTGC là chưa hợp lý, cần giảm xuống một nửa.

“Nếu 1-2 năm vượt mức này thì còn đỡ, nhưng giả sử xảy ra trường hợp, lạm phát đã tăng 20%, nhưng không vượt hơn trong nhiều năm, thì người nộp thuế sẽ bị thiệt dài hạn. Với thực tế như trên, việc quy định lạm phát 20% mới giảm trừ gia cảnh như trong thời gian qua là rất vô lý”, ông Đức nhấn mạnh.

Luật sư Trương Thanh Đức cho rằng, thuế suất thuế TNCN hiện chia làm 7 bậc, từ 5% đến 35% là rất dày và cao so với nhiều nước trong khu vực như Singapore, Malaysia... Do đó, cần sửa lại các mức này, giảm thuế suất, gia tăng mức GTGC để nuôi dưỡng nguồn thu, tránh vắt kiệt sức của người nộp.

“Cần giảm 7 bậc xuống còn 4 – 5 bậc thuế và giảm thuế suất bậc đầu tiên cũng như bậc cuối cùng. Nếu giảm thuế suất bậc 1 từ 5% hiện nay xuống còn 1 – 2% chẳng hạn, thì sẽ không còn quá quan trọng trong việc nâng mức giảm trừ gia cảnh, mà có thể giữ ổn định hàng chục năm, cho dù lạm phát lớn, vì mức độ biến động thấp, sẽ không bị phản đối mạnh mẽ như những năm qua”, luật sư Trương Thanh Đức kiến nghị.

Đồng quan điểm này, chia sẻ trên báo Thanh Niên, TS. Lê Đạt Chí, Phó Trưởng khoa Tài chính, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM nhận định, GDP bình quân đầu người trong hơn 6 năm qua đã gia tăng mạnh cho thấy đời sống và mức chi tiêu của người dân cũng tăng lên. Mức GTGC đối với người nộp thuế cần phải tăng tương ứng vì nếu không lại khiến người dân nghèo hơn. Đó là chưa kể hiện nay nhiều nước đang hướng đến nền kinh tế chi tiêu để tạo động lực phát triển thì Việt Nam cũng nên đi theo hướng này.

“Tôi cho rằng cần chỉnh sửa lại luật thuế TNCN hiện hành với việc bãi bỏ các quy định chưa hợp lý cũng như từng bước cho phép người dân được liệt kê các chi phí hợp lý như học hành, khám chữa bệnh trước khi tính thu nhập còn chịu thuế”, TS. Lê Đạt Chí nêu quan điểm.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, nguyên tắc trong chính sách thuế là phải nuôi dưỡng nguồn thu thì mới có thể tạo ra nguồn thu mới, do đó, không nên tận thu. Luật thuế TNCN được coi là “thuế Vua”, “thuế Nữ hoàng” vì Luật này khi đi vào cuộc sống tác động đến rất nhiều đối tượng trong xã hội về nhiều mặt. Do đó, không nên sợ mất nguồn thu khi điều chỉnh tăng GTGC vì thực tế chứng minh chính sách thuế hợp lý thì số thuế sẽ tăng và ổn định, bởi thu nhập bình quân đầu người qua các năm đều tăng lên và theo kế hoạch đề ra thì mức thu nhập bình quân đầu người sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới./.

PV

Tin bài khác
Chính phủ gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Chính phủ gỡ vướng quy hoạch phân khu sau sắp xếp đơn vị hành chính

Nghị quyết số 66.1/2025/NQ-CP ngày 18/7/2025 của Chính phủ giải quyết khó khăn, vướng mắc trong việc lập mới, điều chỉnh và phê duyệt quy hoạch phân khu tại khu vực hình thành đô thị khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính các cấp.
TS. Nguyễn Tuấn Quang: Việt Nam khẩn trương xây dựng thị trường carbon quốc gia

TS. Nguyễn Tuấn Quang: Việt Nam khẩn trương xây dựng thị trường carbon quốc gia

Việt Nam đang gấp rút hoàn thiện hành lang pháp lý để vận hành thử nghiệm thị trường carbon cuối năm 2025. Đây là giải pháp then chốt hiện thực hóa cam kết Net Zero 2050.
Không để gián đoạn dòng chảy vốn đầu tư công nửa cuối năm 2025

Không để gián đoạn dòng chảy vốn đầu tư công nửa cuối năm 2025

Với tổng kế hoạch vốn đầu tư công lên tới hơn 818.000 tỷ đồng, Chính phủ đang đặt mục tiêu giải ngân 100% kế hoạch trong năm 2025. Đây là thách thức không nhỏ, nhưng theo những tín hiệu tích cực từ kết quả 6 tháng đầu năm, mục tiêu này không phải là bất khả thi.
Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ cho thí điểm một số cơ chế đặc thù tạo động lực cho mô hình tăng trưởng mới

Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ cho thí điểm một số cơ chế đặc thù tạo động lực cho mô hình tăng trưởng mới

Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện mục tiêu tăng trưởng năm 2025, lãnh đạo TP. Đà Nẵng đã kiến nghị loạt giải pháp lớn để đạt mục tiêu tăng trưởng.
Phát triển năng lượng tái tạo: Giải pháp bền vững cho an ninh năng lượng và thích ứng biến đổi khí hậu

Phát triển năng lượng tái tạo: Giải pháp bền vững cho an ninh năng lượng và thích ứng biến đổi khí hậu

Trong bối cảnh nhu cầu điện ngày càng tăng cùng với áp lực từ biến đổi khí hậu, Việt Nam đang đối mặt với nhiều thách thức lớn trong đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển bền vững.
Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Sàn giao dịch carbon sắp vận hành, Việt Nam quyết liệt chuyển dịch xanh

Ngày 17/7/2025, Bộ Tài chính phối hợp cùng Chương trình Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Đông Nam Á (ETP - UNOPS) tổ chức Hội thảo tham vấn về xây dựng mô hình vận hành sàn giao dịch tín chỉ các-bon, nhằm chuẩn bị cho giai đoạn thí điểm thị trường các-bon từ năm 2025 đến 2028.
Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Người lao động mong tăng lương tối thiểu để ổn định sống

Giữa bối cảnh lạm phát và chi phí sinh hoạt tăng, người lao động Việt Nam đang rất mong mỏi tăng lương tối thiểu để đảm bảo cuộc sống ổn định.
Chuyển đổi số khu vực công: Nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Chuyển đổi số khu vực công: Nền tảng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Sáng 17/7 tại Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn “Chuyển đổi số khu vực công – Tiền đề cho phát triển kinh tế xã hội”, thu hút các đại biểu là lãnh đạo các bộ, ngành, viện nghiên cứu, doanh nghiệp nhà nước, tổ chức công nghệ, cùng nhiều chuyên gia trong và ngoài nước.
TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

Theo số liệu vừa công bố từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Khu vực 2, tổng lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 5,23 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Theo ông Phan Đức Hiếu, Nghị quyết 68 hướng đến giảm phiền hà, tăng bảo vệ và khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp tư nhân. Báo chí cần hiểu sâu sắc để phản biện hiệu quả.
Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2025, Bộ Tài chính đề xuất cần tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Sáng 16/7, tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và các địa phương nhằm thảo luận về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp triển khai, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ đã xây dựng và trình hai kịch bản tăng trưởng cho năm 2025.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Ngày 16/7, tại Khách sạn Pullman thành phố Hải Phòng, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường đã tham dự và phát biểu khai mạc Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III).
Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Tại Diễn đàn “Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045”, TS. Nguyễn Bá Hùng đã chỉ ra những bài học tăng trưởng từ Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), đây là cơ sở để Việt Nam hoạch định con đường phát triển riêng.
Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Tái cơ cấu nông nghiệp, miễn thuế đất sản xuất... là chìa khóa mở ra kỷ nguyên mới cho nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy chuỗi giá trị và tăng sức cạnh tranh quốc tế.