Thứ ba 15/07/2025 04:39
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

Thị trường bất động sản: Khó khăn tạo cơ hội cho nhiều doanh nghiệp vượt lên

12/10/2020 00:00
Theo giới chuyên môn, đây là giai đoạn thị trường địa ốc “thử lửa” sức chịu đựng của doanh nghiệp. Sẽ có không ít người rời bỏ cuộc chơi vì không cầm cự được, nhưng sẽ có nhiều cơ hội mới mở ra với các doanh nghiệp khéo lèo lái trong giai đoạn khó kh

Thấm đòn khó khăn

Thực tế, trước thời điểm bùng nổ dịch Covid-19, thị trường bất động sản đã chứng kiến nhiều thách thức, từ khó khăn về sự biến động của thị trường, khó khăn trong thủ tục, khan hiếm nguồn cung… Từ đầu năm 2020 đến nay, dịch bệnh ngày càng lan rộng, khiến cho khó khăn chồng lên khó khăn, các hoạt động trên thị trường bất động sản dường như bị tê liệt.

Theo chia sẻ của đại diện nhiều doanh nghiệp địa ốc, ngay từ năm 2019, sở dĩ họ còn cầm cự được là nhờ vào nguồn vốn tích lũy những năm trước đó. Đến thời điểm hiện nay, nguồn lực của nhiều doanh nghiệp đã cạn kiệt, thậm chí nhiều công ty âm dòng tiền.

Ông Ngô Quang Phúc, Tổng giám đốc Công ty Phú Đông Group cho rằng, dịch virus Covid-19 là yếu tố khách quan không ai có thể lường được, nó như một gáo nước lạnh dội mạnh vào thị trường, khiến cho hầu hết các hoạt động của doanh nghiệp đóng băng.

“Nếu tình trạng dịch bệnh được khống chế trong vài tuần hay vài tháng tới thì các hoạt động sẽ chỉ tạm dừng và sớm khởi động lại, còn nếu kéo dài hơn nữa, khả năng sẽ có hàng loạt doanh nghiệp địa ốc phá sản vì không đủ sức cầm cự”, ông Phúc chia sẻ.

Tuy nhiên, cũng theo ông Phúc, dịch Covid-19 gây khó khăn cho thị trường chủ yếu là do sự tác động mạnh về tâm lý và sự khó khăn này sẽ hết khi dịch được kiểm soát. Còn vấn đề nền tảng cốt lõi của thị trường hiện nay vẫn là sự mất cân đối trong cung - cầu.

Nhìn lại thị trường bất động sản TP. Hồ Chi Minh (TP.HCM), 2 năm qua cho thấy, nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở sụt giảm rất mạnh, nhất là tình trạng quá thiếu nhà ở thương mại có giá vừa túi tiền và nhà ở xã hội. Đã có nhiều dự án nhà ở “đứng hình” do không thực hiện được các thủ tục đầu tư xây dựng, hoặc bị dừng triển khai.

Tổng giám đốc một doanh nghiệp bất động sản lớn tại TP.HCM cho biết, hiện nay, hầu hết hoạt động của thị trường bất động sản trong khu vực phía Nam đều đình trệ. Kế hoạch ban đầu của doanh nghiệp này đặt ra trong tháng 3 sẽ tung ra gần 1.000 sản phẩm bất động sản ven biển, song đến thời điểm hiện nay, có lẽ kế hoạch phải gác lại.

“Khó khăn lớn nhất của thị trường hiện nay không phải là sản phẩm tốt hay xấu, mà vấn đề là không tiếp cận được khách hàng. Tâm lý dịch bệnh đang đè nặng, hầu hết khách hàng đã nhận lời tham dự sự kiện ra mắt dự án, song đến phút cuối đều hủy lịch”, lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản này nói và cho biết thêm, trước thực tế này, doanh nghiệp đành phải dừng lại, tìm giải pháp mới để ứng phó mới phù hợp với tình hình thực tế.

Đại diện nhiều doanh nghiệp khác cũng cho biết, dịch Covid-19 đang gây ảnh hưởng nặng nề đến tâm lý khách hàng. Giám đốc một doanh nghiệp phân phối bất động sản tại TP.HCM cho rằng, thông thường thời điểm cuối năm và đầu năm, dù thị trường còn khó khăn nhưng lác đác vẫn có khách hàng quan tâm và mua bất động sản, nhưng từ đầu năm đến nay, doanh nghiệp hầu như không bán được sản phẩm nào.

“Trong khi đó, tiền lương nhân viên, tiền thuê mặt bằng và nhiều loại phí khác doanh nghiệp vẫn phải lo, khiến chúng tôi thực sự đuối”, vị giám đốc này than thở và cho biết, giải pháp mà doanh nghiệp đang áp dụng là cho phép nhân viên làm việc trực tuyến tại nhà, đưa ra 2 phương án: Một là nhân viên không nhận lương, phí hoa hồng môi giới tăng lên cao, hai là phí hoa hồng giữ nguyên và lương giảm xuống 50%.

Theo ông Ngô Đức Sơn, Phó tổng giám đốc Công ty DRH Holdings, đây mới chỉ là giai đoạn đầu của sự khó khăn và sự thấm đòn mới chỉ diễn ra với các doanh nghiệp môi giới, do phần lớn các doanh nghiệp này nguồn lực hạn chế, phải nuôi bộ máy cồng kềnh, trong khi đó không có nguồn hàng để bán hoặc có nguồn hàng nhưng không bán được. Tuy nhiên, chỉ cần tình trạng này kéo dài thêm vài tháng nữa, nếu các doanh nghiệp lớn không có các giải pháp ứng phó phù hợp, sẽ bắt đầu thấm đòn khó khăn.

Xoay xở cách nào?

Theo ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), dịch Covid-19 trước mắt đã gây ảnh hưởng nặng đến hầu hết các hoạt động kinh tế - xã hội nói chung và thị trường bất động sản nói riêng. Song với bất động sản, tác động từ dịch chỉ là khó khăn tạm thời, về lâu dài không thể kìm hãm sự phát triển của thị trường. Hiện tại, nguồn cung bị nghẽn có thể khiến sức cầu bị nén lại. Khi dịch bệnh được kiểm soát, các chủ đầu tư ra hàng, sức cầu sẽ bung ra với lượng khách hàng cơ hữu rất nhiều.

Nhìn tổng thể về bản chất thị trường hiện nay không xấu, chưa có nguy cơ bị khủng hoảng, tính thanh khoản vẫn tốt, còn nằm trong chu kỳ phục hồi và tăng trưởng trong thời gian tới. Vấn đề của doanh nghiệp lúc này là làm sao duy trì hoạt động, đảm bảo được nguồn lực chờ dịch bệnh lắng xuống để có thể nắm bắt những cơ hội mới.

Trong khi đó, ông Trần Lê Thanh Hiển, Tổng giám đốc Công ty Danh Việt Group cho rằng, có lẽ đây là giai đoạn để doanh nghiệp dừng lại quan sát, nhìn lại những thiếu sót thời gian qua để từ đó cơ cấu lại hoạt động, chuẩn bị cho những bước đi kế tiếp.

Theo ông Hiển, giải pháp trước mắt mà Danh Việt Group đang áp dụng là nghiên cứu tích hợp các mô hình bán hàng phù hợp. Cụ thể, thay vì phương pháp bán hàng truyền thống trước đây là nhân viên tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, hay tổ chức các buổi bán hàng tập trung, thì hiện nay, hoạt động bán hàng chuyển sang hình thức online, vừa tránh được dịch lây lan, vừa đảm bảo khách hàng vẫn có thể giao dịch một cách an toàn.

Ngoài phương thức bán hàng, ông Hiển cũng cho biết, trong khó khăn chung của thị trường, doanh nghiệp còn đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ khách hàng, cụ thể Danh Việt Group đưa ra chính sách tài chính linh hoạt cho dự án mà Công ty đang phát triển là Icon Central tại Bình Dương. Thay vì trước đây khách hàng mua sản phẩm dự án này phải thanh toán trong 6 tháng, thì hiện nay thời gian thanh toán được kéo dài lên đến 24 tháng.

Nhìn về dài hạn, theo ông Nguyễn Nam Hiền, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh, về cơ bản, thị trường bất động sản còn nhiều tiềm năng để phát triển.
Tuy nhiên, dịch Covid-19 đang khiến thị trường gặp nhiều khó khăn trước mắt, bào mòn sức đề kháng của các doanh nghiệp.

“Nếu trong vài tuần tới, bệnh dịch được không chế thì thị trường sẽ quay về quỹ đạo bình thường, còn nếu tình hình dịch bệnh kéo dài, khả năng nhiều doanh nghiệp có nguồn lực yếu kém sẽ gặp nhiều khó khăn”, ông Hiền nói và cho biết, trong bối cảnh tình hình khó khăn chung của thị trường, Hưng Thịnh đưa ra quyết định từ ngày 13/3, nhân viên kinh doanh làm việc online tại nhà vẫn hưởng nguyên lương. Bộ phận quản lý kinh doanh làm việc tại sàn. Ngoài ra, để hỗ trợ các khách hàng trong khó khăn, Hưng Thịnh cũng đưa ra chính sách giảm tiền thuê mặt bằng tại các trung tâm thương mại trong hệ thống các dự án của Hưng Thịnh.

Cũng thừa nhận thị trường bất động sản đang đối mặt với muôn vàn khó khăn, đặc biệt là tình trạng dịch bệnh đang lan rộng, song nhìn nhận ở góc độ tích cực, ông Dương Minh Tiến, Tổng giám đốc Công ty Bất động sản Asia New Time cho rằng, bất động sản vẫn là kênh đầu tư an toàn và đầy sức hấp dẫn.

Lịch sử thị trường suốt nhiều thập niên qua đã chứng minh, cứ sau mỗi lần khủng hoảng, những nhà đầu tư thông minh biết nắm bắt cơ hội thường kiếm được nhiều tiền hơn. Và có thể nói, câu nói của nhà đầu tư thành công nhất mọi thời đại Warren Buffett: “Hãy tham lam khi người khác sự hãi” chưa lúc nào phù hợp hơn với thị trường bất động sản Việt Nam như hiện nay. Vấn đề đặt ra cho các nhà đầu tư thông thái lúc này là nên bỏ tiền vào đâu để có thể tạo sự an toàn và tiềm năng gia tăng giá trị lớn nhất?

Ở một góc độ khác, ông Ngô Quang Phúc cho rằng, nhìn nhận một cách bao quát, thị trường bất động sản cho thấy, sự khó khăn hiện nay hoàn toàn khác hẳn với cuộc khủng hoảng những năm 2008 - 2013. Cuộc khủng hoảng trước đây là do sự đầu tư dàn trải, tình trạng đầu cơ ồ ạt không theo quy luật cung cầu của thị trường và sự mất sự cân đổi trong đòn bẩy tài chính. Còn thị trường hiện nay đang vận hành khá tốt theo quy luật cung cầu, tình trạng đầu cơ thổi giá không phổ biến.

“Tôi cho rằng, những khó khăn của thị trường hiện nay đều mang tính tạm thời. Ngay cả việc các dự án bị ách tắc thủ tục cũng mang tính ngắn hạn và trên thực tế, các dự án này không mang tính đại diện cho toàn thị trường”, ông Phúc nói và nhấn mạnh, khó khăn cơ bản nhất hiện nay chính là sự mất cân đối trong cung cầu, trong đó nguyên nhân của sự mất cân đối này là có tình trạng nhiều người có đất găm hàng, đẩy giá lên cao, khiến cho thị trường dự án mất tính thanh khoản.

Vẫn theo ông Phúc, chính trong sự khó khăn này, đôi khi lại hình thành nên những cơ hội mới, đó là cơ hội để các nhà phát triển bất động sản cơ cấu lại dòng sản phẩm phù hợp, tình trạng đầu cơ tích trữ đất đai sẽ trở lại trạng thái cân bằng hơn.

“Mới năm ngoái thôi, việc mua quỹ đất để phát triển dự án vô cùng khó, do người có đất không nhìn vào thực tế, hét giá rất cao. Thời gian gần đây, bắt đầu đã có nhiều người quay lại đặt vấn đề bán dự án với giá thấp hơn, nhưng không hề dễ bán. Tình trạng này sẽ còn phổ biến hơn thời gian tới”, ông Phúc nói và cho biết, đây có lẽ là giai đoạn tốt để nhiều doanh nghiệp tìm được cơ hội trong khó khăn.

PV

Tin bài khác
Phú Thọ chấp thuận dự án nhà ở xã hội cao tầng NO3 hơn 581 tỷ đồng

Phú Thọ chấp thuận dự án nhà ở xã hội cao tầng NO3 hơn 581 tỷ đồng

Dự án nhà ở xã hội cao tầng NO3 tại phường Nông Trang (phường Minh Phương, TP Việt Trì cũ), tỉnh Phú Thọ được kỳ vọng sẽ góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp theo định hướng của Chính phủ.
TS. Võ Trí Thành: Bất động sản Hải Phòng hội tụ ba lợi thế phát triển

TS. Võ Trí Thành: Bất động sản Hải Phòng hội tụ ba lợi thế phát triển

Sự kết hợp giữa nền tảng sản xuất, chính sách linh hoạt và chất lượng sống cao giúp Hải Phòng trở thành điểm đến hấp dẫn cho nhà đầu tư chiến lược.
Đông bắc TP. Hồ Chí Minh đón sóng đầu tư bất động sản

Đông bắc TP. Hồ Chí Minh đón sóng đầu tư bất động sản

Thị trường bất động sản Việt Nam đang chứng kiến những chuyển mình mạnh mẽ, đặc biệt tại khu vực phía Nam. Trong đó, khu vực Đông Bắc TP. Hồ Chí Minh nổi lên như một điểm sáng đầy tiềm năng, thu hút sự chú ý của giới đầu tư.
“Săn lùng” thấp tầng Vinhomes Green City với suất đầu tư chỉ từ 550 triệu đồng

“Săn lùng” thấp tầng Vinhomes Green City với suất đầu tư chỉ từ 550 triệu đồng

Trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm duy trì ở mức thấp, lạm phát có dấu hiệu gia tăng, dòng tiền đang dịch chuyển đến các tài sản đầu tư thực, đặc biệt là bất động sản thấp tầng gắn liền với đất tại các đô thị vệ tinh như Vinhomes Green City nhờ nền giá thấp, hạ tầng đang hoàn thiệnchính sách tài chính vượt trội.
Chủ đầu tư tung nhiều chiêu ưu đãi “kích” khách mua nhà

Chủ đầu tư tung nhiều chiêu ưu đãi “kích” khách mua nhà

Phần lớn giao dịch tập trung ở những dự án hoàn thiện hạ tầng, pháp lý… Đồng thời, nhiều chính sách ưu đãi được áp dụng rộng rãi nhằm gia tăng thanh khoản trong giai đoạn này.
Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa thấy dấu hiệu phục hồi

Bất động sản nghỉ dưỡng vẫn chưa thấy dấu hiệu phục hồi

Sức cầu ở loại hình bất động sản nghỉ dưỡng tiếp tục ở mức thấp, đà giảm kéo dài đến hết năm 2025. Giá sơ cấp duy trì ổn định, khó có những biến động rõ nét trong thời gian ngắn.
Bất động sản công nghiệp miền Nam phản ứng trước thuế quan Mỹ-Việt

Bất động sản công nghiệp miền Nam phản ứng trước thuế quan Mỹ-Việt

Bất động sản công nghiệp phía Nam có giá thuê và tỷ lệ lấp đầy vẫn duy trì ổn định, dù ảnh hưởng từ thuế đối ứng. Nhưng giá thuê trung bình vẫn đạt 179 USD/m2/kỳ hạn thuê còn lại, và tỷ lệ lấp đầy đạt 89%.
TP. Hồ Chí Minh có 17 dự án nhà ở được phép bán cho người nước ngoài

TP. Hồ Chí Minh có 17 dự án nhà ở được phép bán cho người nước ngoài

TP. Hồ Chí Minh vừa công bố 17 dự án nhà ở thương mại được phép bán cho người nước ngoài. Việc này nhằm đảm bảo minh bạch, tuân thủ quy định pháp luật.
Chuyển dịch thuê toàn cầu: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ở đâu?

Chuyển dịch thuê toàn cầu: Bất động sản công nghiệp Việt Nam đang ở đâu?

Sự thay đổi chiến lược thuê của các tập đoàn toàn cầu đang tạo bước ngoặt cho bất động sản công nghiệp. Việt Nam đứng trước cơ hội vàng – nhưng liệu có đủ năng lực để nắm bắt?
Đà Nẵng: Phê duyệt dự án nhà ở xã hội  hơn 1.200 tỷ đồng

Đà Nẵng: Phê duyệt dự án nhà ở xã hội hơn 1.200 tỷ đồng

Ủy ban nhân dân TP. Đà Nẵng đã ban hành Quyết định số 1942/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư đối với Dự án Nhà ở xã hội tại khu đất A2-4 đường Ngũ Hành Sơn và đường dẫn lên cầu Tuyên Sơn với tổng kinh phí dự kiến 1.225 tỷ đồng.
Chủ tịch TP Đà Nẵng yêu cầu xử lý dứt điểm các vướng mắc Dự án đường vành đai phía Bắc

Chủ tịch TP Đà Nẵng yêu cầu xử lý dứt điểm các vướng mắc Dự án đường vành đai phía Bắc

"Điện thoại cũng được, nhắn tin cũng được. Đừng đợi văn bản, rồi để trôi mất tiến độ. Đây là công trình dư luận rất quan tâm, đặc biệt sau sáp nhập địa giới hành chính, nên phải lưu ý đặc biệt" - ông Lương Nguyễn Minh Triết – Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng yêu cầu xử lý khẩn.
Green Valley City: Khu đô thị sống xanh chữa lành giữa lòng TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Green Valley City: Khu đô thị sống xanh chữa lành giữa lòng TP. Hồ Chí Minh mở rộng

Trong bối cảnh Bình Dương sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh, khu vực Tân Uyên đang trải qua làn sóng đầu tư mạnh mẽ. Giữa xu thế phát triển này, Green Valley City nổi lên như một mô hình tiên phong cho khái niệm "sống xanh" tại vùng đô thị mới.
Cải cách hành chính: Đòn bẩy mới cho bất động sản “bứt phá”

Cải cách hành chính: Đòn bẩy mới cho bất động sản “bứt phá”

Triển khai mô hình chính quyền đô thị hai cấp và sáp nhập địa giới hành chính từ 1/7/2025 mở ra cơ hội vàng giúc thị trường bất động sản chuyển mình vượt rào cản.
Chủ tịch VACC: Cần giải quyết tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Chủ tịch VACC: Cần giải quyết tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”

Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Nguyễn Quốc Hiệp đề xuất cải cách thủ tục hành chính và quy định đấu thầu để xử lý tình trạng “giá đất đuổi giá nhà”, thúc đẩy bất động sản bền vững.
Gần 500 tỷ đồng xây cầu Rạch Tôm: Cú hích vùng liên kết TP.Hồ Chí Minh – Tây Ninh

Gần 500 tỷ đồng xây cầu Rạch Tôm: Cú hích vùng liên kết TP.Hồ Chí Minh – Tây Ninh

Sáng ngày 10/7/2025, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Nông nghiệp và Môi trường, Ủy ban nhân dân xã Hiệp Phước cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức khởi công Dự án Xây dựng cầu Rạch Tôm trên địa bàn xã Hiệp Phước Thành phố Hồ Chí Minh.