Thứ năm 12/12/2024 04:07
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Hỗ trợ dệt may thời Covid-19: Đừng như sấm chớp kêu to, mưa thì nhỏ giọt

12/10/2020 00:00
Ngành dệt may rất quan trọng, nhưng cũng đang rất khó khăn. Nhiều chính sách trợ giúp đã được Nhà nước công bố và doanh nghiệp cũng đang trông chờ được cứu như nắng hạn chờ cơn mưa, nhưng những gì họ nhận được thì mới như vài giọt nước.

Triển lãm dệt may tại TPHCM. Ảnh: THÀNH HOA

Đại dịch Covid-19 đã khiến ngành dệt may gặp rất nhiều khó khăn. Lần đầu tiên, tất cả các mặt hàng xuất khẩu của ngành dệt và ngành may mặc đều tăng trưởng âm. Trong đó, xuất khẩu may mặc năm tháng đầu năm 2020 giảm gần 13,6% so với cùng kỳ, 100% đơn hàng nửa đầu năm đã bị hủy.

Trong bối cảnh đó, nhiều chính sách hỗ trợ nền kinh tế nói chung và hỗ trợ doanh nghiệp dệt may nói riêng đã được Chính phủ ban hành. Nhưng báo cáo “Dệt may Việt Nam: Tác động của dịch Covid-19 và xa hơn nữa” do nhóm nghiên cứu của Chương trình Nghiên cứu chiến lược Mekong - Trung Quốc (MCSS) thuộc Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện với sự tài trợ của ActionAid Quốc tế tại Việt Nam chỉ ra rằng những chính sách hỗ trợ này không chỉ thiết kế “không trúng đích” mà còn triển khai chậm dẫn đến sự suy giảm hiệu quả chính sách.

Tình hình ngành dệt may

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến hết tháng 5-2020, xuất khẩu may mặc Việt Nam đạt 10,56 tỉ đô la Mỹ, giảm 13,6% so với cùng kỳ 2019. Đặt trong bối cảnh chung là xuất khẩu của Việt Nam giảm 0,9% trong năm tháng đầu năm thì ngành may mặc đang cho thấy mức độ dễ tổn thương về tiêu dùng của loại hàng hóa này.

Đến hết tháng 5-2020, nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may và da giày đạt 8,53 tỉ đô la, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Mức giảm nhập khẩu này cũng cao hơn nhiều so với mức giảm 4,6% của toàn bộ các ngành kinh tế, phản ánh sự đứt gãy về đầu ra đã tác động tiêu cực thế nào đến hoạt động nhập khẩu của đầu vào.

Xét theo các thị trường xuất khẩu chủ chốt, năm tháng đầu năm 2020, xuất khẩu vào thị trường Mỹ giảm 14,9%, thị trường EU(28) giảm 19%. Hai thị trường này đã chiếm gần 60% giá trị xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam. Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 chưa được kiểm soát hoàn toàn trên phạm vi toàn cầu, sự mở cửa trở lại của các nền kinh tế chủ chốt châu Âu và Mỹ với thế giới bên ngoài chưa xác định được rõ thời gian và mức độ, nên có thể nhận định rằng năm 2020 và năm 2021 sẽ là thời điểm hết sức khó khăn của ngành dệt may. Chẳng hạn, báo cáo ngành của tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đã nhận định doanh thu hợp nhất của toàn tập đoàn năm 2020 có thể sẽ giảm tới 50-55%, lợi nhuận hợp nhất cũng sẽ giảm 45-50%.

Sấm chớp kêu to, mưa thì nhỏ giọt

Song song với các chính sách hỗ trợ chung, một số bộ ngành cũng đề xuất các chính sách riêng để hỗ trợ doanh nghiệp dệt may vượt khó, tập trung vào cả chính sách tài khóa và tiền tệ, hướng đến cả doanh nghiệp và người lao động. Chẳng hạn hỗ trợ 1.800.000 đồng/người/tháng với lao động mất việc, mức hỗ trợ không quá ba tháng tính từ ngày 1-4-2020; giảm thuế suất nhập khẩu; tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội; miễn đóng hoàn toàn bảo hiểm thất nghiệp tập trung vào: (i) người lao động bị ngừng việc, thôi việc và (ii) doanh nghiệp có trên 50% lao động phải nghỉ việc; gia hạn thời hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp 2019, 2020; hoãn nộp thuế giá trị gia tăng; gia hạn và miễn, giảm tiền thuê đất, phí hạ tầng khu công nghiệp, phí xử lý nước thải trong thời gian nhà máy dừng hoạt động do dịch bệnh; đề xuất Chính phủ chỉ đạo hệ thống ngân hàng có giải pháp hỗ trợ giảm tỷ lệ ký quỹ, giảm phí thanh toán quốc tế đối với doanh nghiệp có nhập khẩu nguyên liệu;…

Mặc dù ban hành nhiều biện pháp, nhưng qua số liệu khảo sát và kết quả nghiên cứu có thể thấy các chính sách này chưa có hiệu quả thực chất. Để nâng cao hiệu quả, chính sách cần được xác định phương châm “ba đúng” là đúng chỗ, đúng lúc, đúng cách, tránh tình trạng “sấm chớp kêu to, mưa thì nhỏ giọt” vẫn hay xảy ra mỗi khi có khủng hoảng.

Đúng chỗ: đối tượng của các giải pháp này cần được xác định rõ và cần có các mức độ ưu tiên khác nhau. Các chính sách hỗ trợ cần xác định chính sách nào cần hỗ trợ ngay, ngành nào cần hỗ trợ trước; doanh nghiệp nào cần tập trung hỗ trợ; doanh nghiệp và lao động, nên “cứu” ai trước. Nghiên cứu của nhóm MCSS nhận thấy rằng, các doanh nghiệp may mặc trong nước quy mô lớn là những doanh nghiệp có thể cần nhận được các chính sách hỗ trợ đặc thù để từ đó giúp ích cho người lao động.

Đúng lúc: đối với cộng đồng kinh doanh, tốc độ và thời gian trong thời điểm ngặt nghèo là yếu tố còn quan trọng hơn cả tài chính. Việc có chính sách nhưng triển khai rất chậm vì quy trình quá dài và không mang tính “phản ứng linh hoạt” cho thấy các bộ ngành vẫn ban hành chính sách bằng “tư duy quy trình”, trong khi cái doanh nghiệp và nền kinh tế cần là một “quy trình bất thường”. Nghiên cứu của nhóm MCSS sử dụng số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê trong thời gian từ ngày 10 đến 20-4-2020 đối với 3.143 doanh nghiệp dệt may cho thấy hai điều: (i) quá ít doanh nghiệp được thụ hưởng chính sách hỗ trợ và (ii) giữa việc ban hành chính sách và tiếp cận chính sách là một khoảng cách mênh mông về thời gian và quy trình chứ không phải là thiếu thông tin.

Cụ thể, chỉ có 113 doanh nghiệp, chiếm 3,6% tổng số doanh nghiệp khảo sát, đã tiếp nhận được chính sách hỗ trợ của Chính phủ. Trong đó, tỷ lệ doanh nghiệp dệt may nhà nước được hỗ trợ là 8,6% tổng số doanh nghiệp nhà nước; tỷ lệ tương ứng với doanh nghiệp tư nhân là 3,2%. Bên cạnh đó, có tới 59,3% số doanh nghiệp dệt may được khảo sát cho biết họ “đã biết thông tin nhưng chưa biết đầu mối để tiếp cận chính sách”.

Đúng cách: các chính sách hiện nay cần tính đến tính khả thi, tránh tình trạng có chính sách nhưng khó triển khai hoặc triển khai không đem lại lợi ích. Chẳng hạn, để hỗ trợ doanh nghiệp giảm nhẹ chi phí tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội; và miễn đóng hoàn toàn bảo hiểm thất nghiệp nếu doanh nghiệp có trên 50% lao động phải nghỉ việc, giãn việc. Nhưng hoãn đóng bảo hiểm xã hội thì không giảm nhẹ chi phí của doanh nghiệp, còn để hoãn đóng bảo hiểm thất nghiệp thì phải có 50% số lao động mất việc. Đó là điều kiện rất khó vì đa phần các doanh nghiệp dệt may đều cố gắng cầm cự giữ lao động để không mất công tuyển dụng lại sau đại dịch. Do đó, trên thực tế, chính sách mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất không giúp lợi được cho doanh nghiệp.

Trong khi chi phí cho hai khoản bảo hiểm đó lại quá lớn, nếu có “đột phá về tư duy chính sách” thì sẽ ngay lập tức “bơm máu” được cho doanh nghiệp mà Chính phủ không cần tốn nguồn lực tài chính hạn hẹp. Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp tương đương 34% quỹ lương và chiếm tới 20% tổng chi phí doanh nghiệp dệt may. Nếu được miễn hoàn toàn hai khoản này đến hết năm 2020 mà không cần ràng buộc về định mức lao động mất việc thì Chính phủ không cần làm gì doanh nghiệp cũng đã tự trang trải được 34% quỹ lương cho công nhân viên. Như vậy thì không chỉ doanh nghiệp được lợi mà người lao động cũng yên tâm làm việc.

Theo Thesaigontimes

Tin bài khác
Ngày 12/12 sẽ diễn ra Hội nghị tháo gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Ngày 12/12 sẽ diễn ra Hội nghị tháo gỡ vướng cho các dự án điện năng lượng tái tạo

Hội nghị được kỳ vọng sẽ là cơ hội quan trọng để Chính phủ và các bên liên quan tìm ra giải pháp tháo gỡ hiệu quả, đảm bảo nguồn lực được sử dụng hợp lý, tránh lãng phí và thúc đẩy ngành năng lượng tái tạo phát triển bền vững.
Gạo Việt Nam phải cạnh tranh bằng thương hiệu, không chỉ là bằng kim ngạch

Gạo Việt Nam phải cạnh tranh bằng thương hiệu, không chỉ là bằng kim ngạch

Việc xuất khẩu gạo Việt Nam đạt mức kỷ lục cả về kim ngạch lẫn giá trị trong năm 2024 thêm một lần nữa đặt ra tầm quan trọng của việc xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam.
ADB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,6% năm 2025

ADB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam lên 6,6% năm 2025

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,6%, nhờ vào thương mại mạnh mẽ, đầu tư công và các chính sách hỗ trợ hiệu quả.
Tập trung các trụ cột chính để phát triển kinh tế tuần hoàn

Tập trung các trụ cột chính để phát triển kinh tế tuần hoàn

Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn đến năm 2030 sẽ sớm được ban hành, tập trung vào nhà sản xuất, người tiêu dùng để thay đổi hành vi, đổi mới thông nghệ, đổi mới quy trình sản xuất.
Chủ tịch VCCI lạc quan về các nguồn lực cho năm 2025

Chủ tịch VCCI lạc quan về các nguồn lực cho năm 2025

Với việc thông qua một loạt các luật quan trọng, với tư duy bứt phá, tháo gỡ khó khăn và khơi thông điểm nghẽn của nền kinh tế, Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công tin tưởng các nguồn lực thúc đẩy tăng trưởng năm 2025.
Việt Nam thu hút 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng của năm 2024

Việt Nam thu hút 31,4 tỷ USD vốn FDI trong 11 tháng của năm 2024

Các nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2024 gồm Singapore với 9,14 tỷ USD, tiếp theo là Hàn Quốc, Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc) và Nhật Bản, chiếm 77% tổng vốn đầu tư.
Xây dựng chính sách ưu đãi về tài chính khuyến khích đầu tư vào các dự án xanh

Xây dựng chính sách ưu đãi về tài chính khuyến khích đầu tư vào các dự án xanh

Đây là nội dung quan trọng nêu trong Chỉ thị số 44/CT-TTg (ngày 9/12/2024) của Thủ tướng Chính phủ về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050.
TP.HCM đã hút 491,7 triệu USD vào các khu chế xuất và khu công nghiệp

TP.HCM đã hút 491,7 triệu USD vào các khu chế xuất và khu công nghiệp

Theo Ban Quản lý Khu chế xuất và Công nghiệp TP.HCM, tính đến đầu tháng 12/2024, tổng vốn đầu tư thu hút vào các khu chế xuất và khu công nghiệp đạt 491,7 triệu USD, tương ứng 89,4% kế hoạch năm.
Thanh Hóa: Thúc đẩy kinh tế xanh để phát triển bền vững

Thanh Hóa: Thúc đẩy kinh tế xanh để phát triển bền vững

UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch hành động về tăng trưởng xanh tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021-2030. Trọng tâm của chiến lược tăng trưởng xanh tại Thanh Hóa là cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, phát triển các ngành kinh tế xanh, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm năng lượng, góp phần vào mục tiêu hạn chế sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu.
Tiền Giang hướng đến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Tiền Giang hướng đến vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Tiền Giang đặt ra mục tiêu đến năm 2025 trở thành tỉnh phát triển trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
Thủ tướng khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng không gian hợp tác đầu tư

Thủ tướng khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng không gian hợp tác đầu tư

Thủ tướng Phạm Minh Chính khuyến khích các doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng hợp tác đầu tư vào những lĩnh vực ưu tiên như đổi mới sáng tạo, phát triển xanh, năng lượng tái tạo, đô thị thông minh, công nghiệp chế tạo, chuyển đổi số và các ngành công nghệ cao.
Thị trường bất động sản: Ngân hàng “xuống nước”, khách hàng vẫn “chê”

Thị trường bất động sản: Ngân hàng “xuống nước”, khách hàng vẫn “chê”

Mặc dù ngân hàng “xuống nước” bằng cách giảm lãi suất thấp nhất đến mức có thể, giúp khách hàng vay để mua nhà nhưng người dân vẫn e dè chuyện vay vốn.
Siêu cảng Cần Giờ sẽ trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế

Siêu cảng Cần Giờ sẽ trở thành trung tâm trung chuyển quốc tế

Siêu cảng Cần Giờ đặt trong chiến lược phát triển kinh tế biển của cả nước, bổ sung cho hệ thống cảng Cái Mép - Thị Vải, nâng tầm cụm cảng biển số 4 thành một trung tâm cảng biển quốc tế trong tương lai.
TP. Hồ Chí Minh phát triển xanh đến năm 2030 tầm nhìn 2050 để tăng trưởng bền vững

TP. Hồ Chí Minh phát triển xanh đến năm 2030 tầm nhìn 2050 để tăng trưởng bền vững

Hiện nay, TP. Hồ Chí Minh đang xây dựng khoảng gần 80 chương trình đề án, chiến lược, chính sách hỗ trợ cho tất cả lĩnh vực sản xuất xanh.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư tin tưởng tăng trưởng cả năm 2024 có thể vượt mục tiêu 7%

Bộ Kế hoạch và Đầu tư tin tưởng tăng trưởng cả năm 2024 có thể vượt mục tiêu 7%

Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa đưa ra các thông tin tích cực về triển vọng tăng trưởng kinh tế cho năm 2024.