Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam kiến nghị một số vấn đề về hỗ trợ thuế cho DNNVV

00:00 12/10/2020

Ngày 21 tháng 1 năm 2019, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam (DNNVV) đã có công văn số 16/CVTWH gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Chính phủ về việc “hỗ trợ thuế cho DNNVV theo Luật Hỗ trợ DNNVV”. Tạp chí Doanh nghiệp & Hội nhập xin giới thiệu nội dung công văn này.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Hiệp hội đánh giá rất cao Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Tài chính dự thảo Nghị quyết chuẩn bị trình Quốc hội họp vào tháng 5/2019 “Về một số chính sách thuế Thu nhập danh nghiệp hỗ trợ, phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa” theo tinh thần của Luật Hỗ trợ DNNVV. Về cơ bản, Hiệp hội nhất trí với việc ban hành Nghị quyết về vấn đề này, song để Nghị quyết đạt được mục tiêu hỗ trợ và tạo điều kiện cho các DNNVV ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh; đồng bộ và phù hợp với các quy định của pháp luật liên quan, trong đó có Luật Hỗ trợ DNNVV, có hiệu lực từ 1/1/2018 (Điều 10 Luật số 04/2017/QH14 quy định: DNNVV được áp dụng có thời hạn mức thuế suất thuế TNDN thấp hơn mức thuế suất thông thường áp dụng cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về thuế TNDN), và xem xét kinh nghiệm một số nước về chính sách thuế trong việc hỗ trợ cho DNNVV. Vì vậy Hiệp hội DNNVV kiến nghị một số vấn đề sau:

Vế đối tượng áp dụng: Khẳng định là DNNVV theo Điều 4, Luật Hỗ trợ DNNVV, nếu bao gồm cả Hợp tác xã, thì chưa logic giữa tên của Nghị quyết với đối tượng áp dụng mà Nghị quyết đã nêu (như dự thảo).

Về áp dụng một số chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp: Hiệp hội DNNVV Việt Nam đề nghị bổ sung và làm rõ một số vấn đề sau: Đối tượng miễn thuế TNDN là các DNNVV mới thành lập, gồm DNNVV thành lập mới từ hộ, cá nhân kinh doanh và DNNVV mới thành lập không từ hộ kinh doanh; thay vì dự thảo chỉ đề xuất miễn thuế TNDN cho các DNNVV thành lập mới từ hộ, cá nhân kinh doanh.

Về thời gian miễn thuế: Hiệp hội DNNVV Việt Nam đề xuất mở rộng đối tượng miễn thuế TNDN và thời gian miễn thuế TNDN là 3 đến 5 năm vì ở Việt Nam, DNNVV chiếm tỷ lệ lớn (98%) trong tổng số doanh nghiệp và được xác định là “động lực tăng trưởng" cùa nền kinh tế. Với vai trò này, việc hỗ trợ DNNVV phải được xem như một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chính sách phát triển cùa quốc gia. Đối với doanh nghiệp FDI vào Việt Nam, đa số họ có năng lực tài chính, công nghệ, trình độ quản trị và kinh nghiệm nghiên cứu thị trường.. Vì thế năng lực cạnh tranh hơn hẳn các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và DNNVV nói riêng. Nhưng để thu hút đầu tư, cảc chính sách của Việt Nam đã thế hiện rất rõ ưu đãi về thuế, mặt bằng sản xuất, kinh doanh, về miễn, giảm thuế từ 5 đến 10 năm... Do đó cần điều chỉnh thời hạn miễn thuế hợp lý hơn đối với DNNVV. Nhiều quốc gia trên thế giới có hỗ trợ DNNVV thông qua các chính sách khác nhau nhằm tạo điều kìện thuận lợi và thúc đẩy sự phát triển của DNNVV. Trong đó, tập trung vào các chính sách Bảo lãnh tín dụng, hỗ trợ DNNVV huy động vốn trên thị trường tài chính, miễn hoặc giảm thuế để thúc đẩy đầu tư, hỗ trợ đổi mới KH&CN… Trong các giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, một số quốc gia cũng thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ khẩn cấp như thực hiện giảm và giãn thuế cho DNNW nhằm giúp cho các DNNVV vượt qua khó khăn, duy trì sản xuất. Đơn cử như Malaysia thực hiện ưu đãi thuế cho các dự án mới quan trọng từ 01/1/2016, theo đó miễn 100% thuế TNDN trong 5 năm đối với các DN thành lập mới và tối đa là 10 năm đối với DN thưc hiện dự án sản xuất thực phẩm mới.

Thuế suất thuế TNDN nên là 15% đối với tất cả các DNNVV (thay vì dự thảo quy định 15% đối với doanh nghiệp có doanh thu dưới 3 tỷ và số lao động tham gia bảo hiếm xã hội bình quân không quá 10 người; và thuế suất 17% đối với doanh nghiệp có doanh thu từ 3 tỷ đến dưới 50 tỷ đồng và có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người). Hiệp hội DNNVV Việt Nam đề xuất mức thuế suất 15% với một số căn cứ sau: Số DNNVV có tỷ lệ lớn (98% trong tổng doanh nghiệp), nhưng hầu hết quy mô nhỏ, trình độ quản lý còn hạn chế, công nghệ còn lạc hậu, lợi nhuận thấp, vì thế thuế TNDN đóng góp vào NSNN không nhiều (Theo số liệu của Tổng Cục Thuế, năm 2015, số DNNVV có doanh thu đến 3 tỷ đồng chiếm 69, 4% DN (387. 863 DN) trong số DN nộp thuế, số DN có doanh thu dưới 1 tỷ đồng, chiếm 56% (313 914 DN). Do đó, giảm thuế TNDN cho DNNVV ở mức 15% không ảnh hưởng lớn đến nguồn thu NSNN. Quy định một mức thuế suất là 15%, thể hiện rõ sự hỗ trợ từ thuế đối với các DNNVV (hoặc quy định mức thuế suất đối với DNNVV bằng 75% so với mức thuế suất thuế TNDN phổ thông). Điều này phù hợp với các quy định hiện hành về hỗ trợ DNNVV trong Luật hỗ trợ DNNVV.

Kinh nghiệm một số nước quy định thuế suất thuế TNDN đối với DNNVV cũng được Chính phủ xem xét hỗ trợ để doanh nghiệp phát triển. Ví dụ như Lít-va có chính sách hỗ trợ về thuế suất đối với doanh nghiệp nhỏ, theo đó doanh nghiệp sử đụng dưới 10 lao động và có thu nhập hàng năm là 400 000 USD thì được hưởng thuế suất 5% (so với mức thuế suất phổ thông 15%). Thái Lan, mức thuế suất thuế TNDN phố thông là 20%, nhưng các DNNVV có thu nhập chịu thuế từ 300 000 bạt trở xuống được miễn thuế; từ 300.001 - 3.000.000 bạt được áp dụng mức thuế suất 15% và trên 3.000.000 bạt áp dụng mức thuế suất 20%. Trung Quốc, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông là 25%, doanh nghiệp nhỏ được áp dụng mức thuế suất là 10% - 20% tùy theo mức thu nhập chịu thuế.

Doanh nghiệp & hội nhập