Thứ bảy 21/12/2024 22:50
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Đâu là gánh nặng lớn nhất của doanh nghiệp Việt thời Covid-19?

12/10/2020 00:00
Nhân công, mặt bằng, lãi ngân hàng... đang là bài toán khó đối với doanh nghiệp.
hang-quan-dong-cua-9325-1586493625.jpg
Gần 18% doanh nghiệp nhìn nhận chi phí thuê mặt bằng đang là gánh nặng lớn nhất của doanh nghiệp (Ảnh minh hoạ: Internet)

Một khảo sát mới đây đã chỉ ra rằng, trong khi doanh thu bị sụt giảm nặng nề bởi Covid-19, các doanh nghiệp vẫn phải gánh chịu nhiều khoản chi phí lớn. Trong đó, gần 18% doanh nghiệp nhìn nhận chi phí thuê mặt bằng đang là gánh nặng lớn nhất.

Gánh nặng chi phí thuê mặt bằng

Là "ông lớn" trong ngành bán lẻ, Công ty cổ phần Thế Giới Di Động đã mở hơn 3.000 cửa hàng kinh doanh trên toàn quốc. Hầu hết mặt bằng kinh doanh này là đi thuê nên việc ảnh hưởng từ dịch Covid-19 đã khiến công ty chịu sức ép khá lớn về chi phí.

“Mới đây, Thế Giới Di Động buộc phải gửi văn bản cho đối tác với mong muốn "điều chỉnh giảm 50% giá thuê mặt bằng trong 12 tháng và miễn chi phí thuê mặt bằng của các cửa hàng trong thời gian phải đóng cửa tạm ngưng kinh doanh theo yêu cầu bắt buộc của cơ quan nhà nước”, đại diện công ty cho hay.

Doanh nghiệp lớn còn lo lắng về chi phí thuê mặt bằng, thì những hộ kinh doanh cá thể cũng không biết xoay xở ra sao. Chị Nguyễn Thị Bích Ngọc, Giám đốc Công ty TNHH thương mại Thiết bị hiển thị TomKo (quận Hà Đông, Hà Nội), cho biết gánh nặng về chi phí thuê mặt bằng là yếu tố quyết định đến sự tồn vong của doanh nghiệp. “Tôi mới đóng 6 tháng tiền thuê cửa hàng trước Tết, và chuẩn bị đến đợt đóng tiền tiếp theo, nhưng trong lúc doanh nghiệp đang dừng hoạt động thì mỗi tháng tôi phải trả tiền thuê văn phòng và kho bãi đến 70 triệu đồng, nếu không thương lượng được với chủ nhà hỗ trợ về giá thuê mới, công ty sẽ phải giải thể”, chị Ngọc lo lắng.

Tuy nhiên, vị giám đốc này cũng cho hay chỉ cần giải quyết được vấn đề về chi phí mặt bằng, khi hết dịch, công ty có thể phục hồi tình hình kinh doanh trở lại.

Thực tế hiện nay, các doanh nghiệp, hộ kinh doanh đang “gồng mình” trả chi phí để duy trì mặt bằng, với hy vọng khi hết dịch sẽ phục hồi kinh doanh trở lại để bù đắp cho tiền thuê mặt bằng mấy tháng dịch. Tuy có những chủ nhà sẵn sàng chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp để giảm tiền thuê nhà, nhưng con số này chưa nhiều, vì vậy có nhiều doanh nghiệp không thể gắng gượng nổi.

Như trường hợp của ông chủ kinh doanh một nhà hàng ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) sau 2 tháng xoay xở vay mượn khắp nơi để trả gần 40 triệu/tháng tiền thuê mặt bằng, đã phải tính phương án đóng cửa và trả mặt bằng. “Tình hình kinh doanh của công ty đã bắt đầu chịu ảnh hưởng từ Nghị định 100, rồi sau đó là dịch Covid-19 bùng phát. Gần 2 tháng nay, nhà hàng đóng cửa, công ty có công văn tới chủ cho thuê, nêu ý kiến hỗ trợ tiền thuê nhà, chủ nhà đồng ý giảm cho 5 triệu/tháng. Nếu dịch kéo dài sang đến tháng 5, chắc chắn công ty sẽ đóng cửa và trả mặt bằng”, ông chủ này cho hay.

Cần sự chia sẻ

Không thể phủ nhận rằng, thời gian vừa qua, Chính phủ đã có nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, người lao động gặp khó khăn do dịch Covid-19. Đặc biệt, sắp tới, các doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân kinh doanh hoạt động trong các ngành kinh tế thuộc nhiều lĩnh vực như: Nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan; Sản xuất, chế biến thực phẩm; dệt; sản xuất trang phục; sản xuất giày, dép; sản xuất sản phẩm từ cao su; sản xuất sản phẩm điện tử… sẽ được gia hạn nộp thuế và tiền thuê đất của Nhà nước.

Tuy nhiên, nhóm đối tượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuê mặt bằng của các cá nhân không nằm trong gói hỗ trợ này. Do đó, trong trường hợp trên cần đến sự chia sẻ khó khăn giữa chủ nhà và doanh nghiệp, còn Nhà nước không thể can thiệp.

Dẫn dắt thêm vấn đề này, Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật Basico cho hay, việc chia sẻ khó khăn giữa người cho thuê và người đi thuê nhà cũng tương tự như câu chuyện giảm lãi suất của các ngân hàng trong thời gian vừa qua.

Ông Đức nhấn mạnh, Nhà nước không bắt buộc được ngân hàng giảm lãi suất nhưng ngân hàng vẫn giảm, vì không giảm lãi suất thì không ai vay vốn. Không ai vay thì ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân hàng và nếu khách hàng trở thành nợ xấu, ngân hàng cũng thiệt thòi. Tương tự, người cho thuê không hỗ trợ, miễn giảm tiền nhà cho người thuê thì sẽ không ai thuê, để trống mặt bằng còn gây thiệt hại hơn rất nhiều.

Nêu quan điểm, chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cũng cho rằng: “Có thể gọi mối quan hệ của doanh nghiệp với nhà cung cấp, chủ nhà và các đối tác khác trong thời điểm này là mối quan hệ cộng sinh. Nếu chủ nhà không cùng san sẻ rủi ro, khó khăn với doanh nghiệp, đẩy doanh nghiệp đến đường cùng, họ sẽ phá sản và buộc phải trả nhà hay mặt bằng lại. Như vậy, chủ nhà cũng không còn thu nhập từ việc cho thuê, vì thời điểm này rất khó tìm được người thuê mới. Thay vào đó, nên hỗ trợ nhau, cùng nhau vượt qua được giai đoạn khó khăn”.

Thanh Hoa

Tin bài khác
Những điểm mới trong Luật Đầu tư công: Tinh thần cải cách và phân cấp

Những điểm mới trong Luật Đầu tư công: Tinh thần cải cách và phân cấp

Luật Đầu tư công có hiệu lực từ tháng 1/1/2025, Thứ trưởng Bộ KH và ĐT Nguyễn Đức Tâm cho biết trong tháng 1 năm sau sẽ hoàn thành hướng dẫn văn bản thi hành luật để đưa luật vào cuộc sống.
HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024

HSBC nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2024

Bước sang năm 2025, HSBC kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng GDP 6,5%, tương ứng với mục tiêu Quốc hội giao.
Đề xuất cơ chế mới mua bán điện dư từ điện mặt trời mái nhà

Đề xuất cơ chế mới mua bán điện dư từ điện mặt trời mái nhà

Bộ Công Thương đề xuất cơ chế mua bán sản lượng điện dư từ điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ. Chính sách này hứa hẹn khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo.
Bình Phước: Hướng tới phát triển quy mô khu công nghiệp đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030

Bình Phước: Hướng tới phát triển quy mô khu công nghiệp đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030

Theo Quyết định điều chỉnh quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh đã đặt ra mục tiêu đầy tham vọng về phát triển công nghiệp trên địa bàn, với tổng quy mô các khu công nghiệp dự kiến đạt hơn 18.000 ha vào năm 2030.
Nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam - Nhật Bản hợp tác thương mại, đầu tư

Nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam - Nhật Bản hợp tác thương mại, đầu tư

Quan hệ hợp tác Việt Nam - Nhật Bản đang phát triển mạnh mẽ, đặc biệt sau khi hai nước nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vào năm 2023.
Dòng vốn FDI sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam năm 2025

Dòng vốn FDI sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam năm 2025

Các chuyên gia nhận định, dòng vốn FDI vào Việt Nam dự báo sẽ tiếp tục thúc đẩy xuất khẩu nhờ vào lo ngại về thuế cao đối với hàng hóa sản xuất tại Trung Quốc.
Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam

Nhật Bản là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho biết, Nhật Bản không chỉ là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam mà còn là nhà tài trợ ODA lớn thứ tư cho Việt Nam.
Oxford Economics phân tích yếu tố khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 đạt 6,7%

Oxford Economics phân tích yếu tố khiến tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2024 đạt 6,7%

Dự báo tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2024 và các năm tiếp theo cho thấy nền kinh tế vẫn tiếp tục duy trì sức bật mạnh mẽ, nhờ vào sự ổn định của ngành chế biến chế tạo và sự phục hồi của nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Ngành thuế gặp nhiều khó khăn trong việc thu thuế thương mại điện tử

Ngành thuế gặp nhiều khó khăn trong việc thu thuế thương mại điện tử

Ngành thuế đối mặt với khó khăn trong thu thuế thương mại điện tử xuyên biên giới, nhưng vẫn còn dư địa lớn để khai thác. Làm thế nào để giải quyết thách thức này?
Ngành Hải quan thu ngân sách hơn 400 nghìn tỷ đồng năm 2024

Ngành Hải quan thu ngân sách hơn 400 nghìn tỷ đồng năm 2024

Tổng cục Hải quan vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết kết quả công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025. Với chủ đề thi đua năm 2024: “Đoàn kết - Kỷ cương - Sáng tạo, quyết tâm đẩy mạnh chuyển đổi số trong ngành hải quan”, toàn ngành đã quyết tâm thi đua và cơ bản hoàn thành tốt các nhiệm vụ chính trị năm 2024.
Thủ tướng chỉ đạo trả gộp 2 tháng lương hưu, trả đủ lương thưởng Tết cho người lao động

Thủ tướng chỉ đạo trả gộp 2 tháng lương hưu, trả đủ lương thưởng Tết cho người lao động

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành chỉ thị, trong đó yêu cầu đảm bảo người lao động được chi trả đầy đủ lương thưởng Tết đúng chế độ.
Tổng kiểm kê tài sản tại hơn 100.000 đơn vị trên toàn quốc

Tổng kiểm kê tài sản tại hơn 100.000 đơn vị trên toàn quốc

Đến ngày 18/12/2024, Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch triển khai Tổng kiểm kê tài sản công; đã rà soát pháp luật, khảo sát thực tế, xây dựng biểu mẫu, chỉ tiêu kiểm kê, xây dựng và ban hành phần mềm kiểm kê.
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nỗ lực vào 8 nhiệm vụ trong năm 2025

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Ủy ban Chứng khoán Nhà nước nỗ lực vào 8 nhiệm vụ trong năm 2025

Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng đánh giá cao nỗ lực của ngành chứng khoán và yêu cầu Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tập trung, tiếp tục nỗ lực vào 8 nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2025.
Hà Tĩnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành Công nghiệp bán dẫn

Hà Tĩnh phát triển nguồn nhân lực phục vụ ngành Công nghiệp bán dẫn

Theo kế hoạch, các cơ quan, đơn vị tỉnh Hà Tĩnh sẽ thực hiện các nhiệm vụ cụ thể nhằm thúc đẩy sự phát triển nhân sự phục vụ ngành Công nghiệp bán dẫn.
Tăng trưởng vùng Trung du và miền núi phía Bắc ước đạt 9,11%, đứng đầu cả nước

Tăng trưởng vùng Trung du và miền núi phía Bắc ước đạt 9,11%, đứng đầu cả nước

Tại hội nghị Hội đồng điều phối vùng Trung du và miền núi phía Bắc lần thứ 4 chiều 18/12, ông Nguyễn Đức Tâm - Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, tăng trưởng vùng Trung du và miền núi phía Bắc cao nhất cả nước.