Thứ bảy 12/07/2025 19:38
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

'Cú hích' nâng tầm ngành chăn nuôi

12/10/2020 00:00
Chiến lược phát triển trong giai đoạn mới được kỳ vọng sẽ đưa ngành chăn nuôi lên một bước phát triển mới, hướng tới chế biến theo chuỗi và đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết được nghịch lý lệch pha cung - cầu.

Bộ NN&PTNT đang xây dựng Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2020 - 2030, tầm nhìn 2040. Chiến lược này đặt ra mục tiêu đến năm 2030, sản xuất chăn nuôi của Việt Nam thuộc nhóm các quốc gia tiên tiến trong khu vực.

Tìm cách thoát tư duy manh mún

Đánh giá về ngành chăn nuôi bò sữa, bà Thái Hương - Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng chiến lược Tập đoàn TH chia sẻ, chưa khi nào Việt Nam có vị thế lớn mạnh trên bản đồ thế giới về bò sữa như hiện nay.

"Giờ đi hội thảo quốc tế, tôi luôn được mời phát biểu về giải pháp phát triển đàn bò Organic. Sản phẩm đi thi đạt giải vàng, giải đặc biệt, vượt qua 60-70 nhãn hàng trên thế giới", bà Hương nói.

nganh-chan-nuoi-2200-1600162079.jpg
Đến năm 2030, sản xuất chăn nuôi của Việt Nam sẽ thuộc nhóm các quốc gia tiến tiến trong khu vực.

Theo đó, bà Hương khẳng định, thời gian tới, để ngành chăn nuôi lớn mạnh cần "lôi kéo" thêm nhiều doanh nghiệp như TH, hướng tới phát triển các sản phẩm an toàn, sạch theo tiêu chuẩn Organic.

Đồng thời, Chủ tịch Tập đoàn TH cũng kỳ vọng chiến lược phát triển ngành chăn nuôi phải bao quát được nhiều mục tiêu. Muốn phát triển thì trước hết phải xem nội lực của mình có gì và thị trường có cần nó không? Đặc biệt, Nhà nước cần "phân vai" quản lý rõ ràng đối với các tiêu chuẩn, quy chuẩn của sản phẩm nông nghiệp.

Còn theo ông Đào Mạnh Lương - Tổng giám đốc Tập đoàn Mavin, cần phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành chăn nuôi, như thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y... Đây là cách để hạ giá thành, nâng cao cạnh tranh cho sản phẩm chăn nuôi của Việt Nam.

Nếu như giai đoạn trước, ngành chăn nuôi hướng tới sản xuất đủ nhu cầu, thì trong giai đoạn 2020-2030, mục tiêu đặt ra là phải nâng tầm vị trí ở quốc tế, hướng tới chế biến theo chuỗi, đẩy mạnh xuất khẩu.

"Chúng tôi đề nghị Chính phủ nhanh chóng ban hành chiến lược để doanh nghiệp có định hướng, mục tiêu phấn đấu, giúp "đại bàng" hay "chim sẻ" đều có thể bay cao, bay xa theo tầm nhìn này", ông Lương chia sẻ.

Về phía địa phương, ông Võ Văn Chánh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, cho biết ngành chăn nuôi đang đóng góp lớn cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Tuy vậy, tới đây, Đồng Nai sẽ không đặt nặng dư địa tăng trưởng về số lượng, mà tập trung vào chất lượng để phát triển bền vững, xây dựng chuỗi liên kết, hạ giá thành sản phẩm.

Theo ông Nguyễn Văn Sửu - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Thành phố sẽ tiếp tục cơ cấu lại sản phẩm chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm. Trong đó, tập trung chăn nuôi theo chuỗi giá trị.

Đánh giá về chiến lược phát triển ngành chăn nuôi, đại diện TP Hà Nội nhìn nhận, đã là chiến lược thì đi theo đó phải có chính sách. TP Hà Nội đề nghị Nhà nước có chính sách hỗ trợ mua giống gia súc, gia cầm nhập ngoại có năng suất, chất lượng cao. Tới đây, TP Hà Nội mong muốn có chợ đầu mối chuyên về ngành gia súc, gia cầm, thủy sản để giải quyết tốt bài toán đầu ra cho ngành.

Thời cơ đang tới...

Trong khi đó, TS. Nguyễn Thị Lan - Hiệu trưởng Học viện Nông nghiệp Việt Nam, cho rằng trong tình hình hiện nay, Nhà nước cần làm tốt quy hoạch tổng thể quy mô chăn nuôi gắn với yếu tố thị trường để đảm bảo công tác dự báo, có như vậy hiệu quả chăn nuôi mới bền vững.

Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Xuân Cường thừa nhận, phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn vừa qua còn nhiều tồn tại. Tốc độ phát triển nhanh nhưng mất cân đối. Ba khâu quan trọng trong chăn nuôi gồm: sản xuất, chế biến, tiêu thụ thì mới làm tốt được khâu sản xuất. Chế biến hiện đang rất “lõm bõm”, vẫn chủ yếu là các nhà mổ thủ công, các nhà máy chế biến hiện đại rất ít...

Theo ông Cường, đây là tồn tại phải nhìn nhận. Chính vì vậy, ngay từ năm 2019, khi kết thúc chiến lược 2008-2019, Bộ NN&PTNT đã báo cáo Chính phủ xây dựng chiến lược chăn nuôi mới giai đoạn 2020-2030, tầm nhìn 2040 để xác định lại vị thế mới cho ngành hàng chăn nuôi.

Trước thực tế trên, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu ngành nông nghiệp phải tập trung tái cơ cấu ngành chăn nuôi, để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Hiện, năng lực cạnh tranh của ngành chăn nuôi trên thị trường còn nhiều vấn đề, nếu mở cửa thị trường chăn nuôi, sản phẩm của Việt Nam khó cạnh tranh ngay trên thị trường nội địa. Bởi vậy, không còn cách nào khác là phải nâng tầm ngành chăn nuôi.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, thời gian tới, ngành chăn nuôi Việt Nam sẽ đứng trước nhiều cơ hội lớn khi Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA). Sản phẩm của ngành chăn nuôi không chỉ bó gọn ở thị trường truyền thống, mà có cơ hội đi đến nhiều thị trường khó tính khác. Tuy nhiên, muốn tận dụng được thì phải vượt qua thách thức.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đánh giá chiến lược phát triển ngành chăn nuôi giai đoạn tới là rất quan trọng. Trong đó, chiến lược cần phải đề ra mục tiêu và xác định đột phá phát triển. Phát triển ngành chăn nuôi phải gắn với nhu cầu thị trường trong nước và thế giới, tránh lệch pha cung - cầu.

"Điển hình cho tình trạng này đó là mặt hàng thịt lợn những năm gần đây liên tục biến động. Có lúc dư thừa, Chính phủ phải kêu gọi giải cứu thịt lợn năm 2017. Nhưng có lúc lại thiệt hại vì dịch bệnh, khan hiếm thịt lợn khiến giá thịt lợn quá cao suốt từ cuối năm 2019 đến nay, khiến Chính phủ phải kêu gọi giảm giá thịt lợn, mà nguyên nhân chính vẫn là mất cân đối về cung - cầu", Phó Thủ tướng một lần nữa đề nghị chiến lược phát triển ngành chăn nuôi phải giải quyết được điều này.

Lê Thúy

Tin bài khác
Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI: "Xanh hóa" chuỗi cung ứng là chiến lược phát triển bền vững

Chủ tịch VCCI Phạm Tấn Công nhấn mạnh logistics xanh và phát triển bền vững giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi cung ứng toàn cầu.
Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Sẽ có sàn giao dịch việc làm quốc gia, dữ liệu lao động cập nhật từng giờ

Luật Việc làm sửa đổi được đánh giá là một bước ngoặt lớn để thống nhất quản lý thị trường lao động, trọng tâm là vận hành sàn giao dịch việc làm quốc gia từ tháng 9/2025.
Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Đến ngày 30/9: An Giang nỗ lực giải ngân tối thiểu 70% vốn đầu tư công

Ông Hồ Văn Mừng yêu cầu đến ngày 30/9/2025 tất cả các dự án phải giải ngân vốn đầu tư công tối thiểu 70% tại tỉnh An Giang; khẩn trương thực hiện quy hoạch phân khu, quy hoạch vùng.
Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Ngành du lịch Việt Nam cần đột phá chiến lược để trở thành trụ cột nền kinh tế

Du lịch Việt Nam cần có chiến lược đột phá để phát huy tối đa tiềm năng, trở thành trụ cột kinh tế, đóng góp mạnh mẽ vào mục tiêu phát triển bền vững đến năm 2045.
Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Hà Nội ban hành chính sách đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn 2026–2030

Chiều 9/7, tại Kỳ họp thứ 25, HĐND TP. Hà Nội khóa XVI đã thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi và mức chi đặc thù nhằm hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn giai đoạn 2026–2030.
Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc

Theo các chuyên gia, công nghiệp xanh không còn là lựa chọn mà là yêu cầu bắt buộc trong bối cảnh toàn cầu chuyển dịch sang kinh tế phát thải thấp, sạch và tuần hoàn.
Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Vinasme: Cần phải hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua thách thức

Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam Nguyễn Văn Thân đề xuất cần trao quyền chính thức cho hiệp hội để đại diện, phản biện chính sách và đối thoại để giúp doanh nghiệp vượt thách thức.
Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Đầu tư công của Việt Nam tăng 40% trong nửa đầu năm 2025

Giải ngân đầu tư công đã có mức tăng ấn tượng 40% trong nửa đầu năm nay, theo số liệu từ Bộ Tài chính, phản ánh sự cải thiện trong thủ tục hành chính – một rào cản từng gây đình trệ giải ngân trong những năm trước.
UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam thêm 0,9%

Trong báo cáo cập nhật mới nhất, Ngân hàng UOB nâng dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2025 lên 6,9%, tăng 0,9 điểm phần trăm so với mức trước đó, nhấn mạnh vào sự phục hồi xuất khẩu và kỳ vọng từ đàm phán thuế quan với Mỹ.
Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Thương mại Việt Nam – EU nửa đầu năm 2025 xấp xỉ 36 tỷ USD

Trong sáu tháng đầu năm 2025, kim ngạch thương mại Việt Nam - EU đạt gần 36 tỷ USD, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam sang EU đạt 27,3 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; nhập khẩu từ EU đạt 8,4 tỷ USD, tăng 6,4%.
Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Ông chủ Sunhouse đề xuất giải pháp để doanh nghiệp Việt Nam vươn lên trong bối cảnh mới

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025 (VEGF) diễn ra chiều ngày 8/7, ông chủ Sunhouse đã đề xuất Việt Nam cần một chiến lược đồng hành toàn diện giữa Nhà nước và doanh nghiệp nếu muốn đạt được tăng trưởng hai con số.
"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

"Muốn đạt mục tiêu tăng trưởng 2 con số, Việt Nam cần cán mốc trên 8% từ năm 2025"

Tại Diễn đàn Tăng trưởng Kinh tế Việt Nam 2025, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng đã đề xuất loạt giải pháp chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao và bền vững, hướng đến mục tiêu phát triển 2045.
Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tập đoàn Vale - doanh nghiệp quặng sắt số 1 thế giới "nhắm" Việt Nam làm trung tâm chuỗi cung ứng châu Á

Tại Hội nghị Thượng đỉnh BRICS mở rộng (Brazil), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc làm việc với lãnh đạo Tập đoàn Vale – “đại gia” toàn cầu trong lĩnh vực khai khoáng và luyện kim để thảo luận về định hướng hợp tác chiến lược giữa Vale và các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước: Tín dụng toàn nền kinh tế vượt 17,2 triệu tỉ đồng trong 6 tháng đầu năm 2025

Ngân hàng Nhà nước công bố tín dụng đạt 17,2 triệu tỉ đồng sau 6 tháng đầu 2025, tiếp tục điều hành linh hoạt để ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.
Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Hà Nội mở phiên chất vấn về vấn đề an toàn thực phẩm

Kỳ họp thứ 25 HĐND TP Hà Nội khóa XVI, nhiệm kỳ 2021–2026, khai mạc sáng 8/7/2025, dành thời lượng nửa ngày để thực hiện hoạt động chất vấn về an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, một vấn đề đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri và dư luận.