Thứ năm 17/07/2025 10:17
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Covid-19 giúp Du lịch “tăng sức đề kháng”

12/10/2020 00:00
Dịch Covid-19 đã khiến du lịch, ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng mới, nghiêm trọng hơn nhiều so với dịch SARS năm 2003.

Du khách đi du lịch Phú Quốc mùa dịch Covid - 19

Tìm cơ hội trong thách thức

Theo con số của Tổng cục Du lịch Việt Nam công bố, ước tính trong vòng 3 tháng tới, ngành du lịch sẽ mất trắng 5,9 – 7,7 tỷ USD tương ứng với lượng sụt giảm du khách cả quốc tế và nội địa lên tới gần 30 triệu lượt vì Covid-19. Các dịch vụ liên quan như lưu trú, ăn uống, vận chuyển, tham quan, vui chơi giải trí, mua sắm đều bị “thổi bay” trung bình 1 – 1,8 tỷ USD mỗi ngành.

Dịch “đánh” đúng thời điểm mùa du xuân, lễ hội nên thiệt hại lại càng nặng nề. Hầu hết các đơn vị lữ hành, khách sạn những ngày này đều bị ám ảnh bởi những thông tin "hủy tour, hủy phòng, hủy vé". Không chỉ những doanh nghiệp vừa và nhỏ, những “ông lớn” trong ngành du lịch bắt đầu “thấm đòn”. Ông Nguyễn Quốc Kỳ - Tổng Giám đốc công ty lữ hành Vietravel cho biết, hiện khoảng 70% khách hàng tại Việt Nam và 6 quốc gia Vietravel đặt văn phòng đã hủy tour hoặc dời ngày khởi hành vì e ngại dịch bệnh. Là Tập đoàn lớn trong lĩnh vực du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí, Sun Group cũng không nằm ngoài “tâm bão”. Ông Đặng Minh Trường – Chủ tịch HĐQT Tập đoàn cho biết, lượng khách đến với lượng khách đến với các khu Sun World trong 2 tháng qua sụt giảm mạnh. Sun World Fansipan Legend sụt giảm tới 70%, Sun World Ba Na Hills giảm tới 65%, Sun World Halong Complex giảm 85%...

Sun World Ba Na Hills

Có thể thấy, chưa khi nào du lịch Việt lại hứng chịu một cơn “bạo bệnh” lớn đến thế. Tuy nhiên, tín hiệu đáng mừng là mặc dù đang phải gồng mình chống chọi, ngành du lịch lại thể hiện khả năng ứng phó nhanh, kịp thời đưa ra những giải pháp bài bản và chuyên nghiệp để xoay chuyển tình hình.

Hàng loạt các liên minh kích cầu, chương trình kích cầu được thành lập, triển khai nhằm vực dậy hoạt động du lịch. Mới đây nhất, Tổng cục Du lịch Việt Nam (TCDLVN) ban hành Chương trình kích cầu quốc tế và nội địa ứng phó với dịch Covid-19, huy động sự tham gia tích cực của tất cả các đối tượng từ các địa phương, doanh nghiệp du lịch, hàng không, cơ quan truyền thông… Đặc biệt, các doanh nghiệp cũng đã kịp thời tung ra các chương trình quảng bá, khuyến mãi, ưu tiên nhắm vào thị trường khách nội địa vì đây được xem là “át chủ bài” để phục hồi du lịch.

Hậu Covid-19 – những thay đổi sống còn

Năm 2003, khi dịch SARS bùng phát, 400.000 du khách nước ngoài huỷ tour đến Việt Nam. Năm nay với Covid-19, thiệt hại lên tới hàng triệu du khách và hàng tỷ đô la. Tuy nhiên, nhìn một cách tích cực, Covid-19 như một “phép thử”, một lần tổng duyệt khả năng ứng phó, thử thách bản lĩnh của du lịch Việt Nam.

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Ngô Hoài Chung nhận định: “Doanh nghiệp du lịch (DNDL) phải coi đây không chỉ là giai đoạn nguy cơ, khó khăn của mình, mà là điều kiện thuận lợi để mình xem xét đánh giá lại chiến lược phát triển, năng lực của doanh nghiệp, từ đó có bước phát triển tiếp theo một cách bền vững”.

Thời gian qua, nhiều DNDL đã chủ động xoay chuyển tình thế với nhiều giải pháp. Công ty du lịch Lửa Việt đang tiến hành tái cơ cấu hoạt động, điều động hướng dẫn viên qua làm mới danh sách khách hàng, tham gia huấn luyện nhân sự hoặc chuyển làm nhân viên kinh doanh, xây dựng lại tour tuyến mới... Đại diện Sun Group cũng cho biết, tập đoàn này đã buộc phải triển khai những giải pháp ứng phó ngay lập tức như: tái cơ cấu bộ máy nhân sự, sắp xếp, bố trí lại công việc; một số vị trí nhân sự ở khách sạn, khu vui chơi, giải trí được bố trí nghỉ luân phiên…

Sun World Ba Na Hills

Tuy nhiên, cùng với việc “đổi mới” chính mình, nhiều doanh nghiệp cho rằng, để có thể tăng sức đề kháng cho ngành du lịch vượt qua khủng hoảng Covid-19, cần có một chương trình hành động cấp quốc gia.

Theo ông Đặng Minh Trường – Chủ tịch HĐQT Sun Group: “Trong bối cảnh này, ngành du lịch nói chung và các doanh nghiệp du lịch nói riêng rất cần sự hỗ trợ thiết thực, cụ thể của Chính phủ, các bộ, ngành và chính quyền các địa phương để có thể cứu vãn hoạt động du lịch”. Đại diện Sun Group cũng có những đề xuất triển khai chiến dịch phục hồi Du lịch ở hai giai đoạn: “Sống chung với dịch” và “Phục hồi sau dịch”.

Cụ thể, ở giai đoạn “Sống chung với dịch”, bên cạnh những giải pháp kích cầu du lịch trong nước và quốc tế theo Công văn mới nhất của Tổng cục Du lịch Việt Nam, việc xây dựng các sản phẩm du lịch mới để cung cấp cho du khách nhiều lựa chọn tham quan, vui chơi giải trí cũng rất cần thiết. Cần tạo điều kiện, đẩy nhanh tiến độ cấp phép các dự án cải tạo, xây dựng những sản phẩm du lịch, công trình mới, đặc biệt là các dự án, sản phẩm, dịch vụ vui chơi, giải trí về đêm nhằm thu hút du khách vui chơi, tiêu tiền.

Sun World Ba Na Hills

“Để hỗ trợ một cách thiết thực các doanh nghiệp du lịch ngay trong giai đoạn này, chúng tôi cũng kiến nghị Chính phủ cho phép giảm 50% thuế VAT & thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm 2020, cho phép chậm nộp thuế VAT quý 4-2019 và thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2019, đề xuất lùi sang quý 3 hoặc quý 4-2020”, ông Trường nói.

“Ở giai đoạn phục hồi mạnh mẽ sau dịch, chúng ta cần tăng cường triển khai chiến dịch “VietnamNow” trên khắp các thị trường quốc tế tiềm năng, với những chương trình ưu đãi hấp dẫn, những điểm đến mới, sản phẩm du lịch độc đáo, nhấn mạnh những sản phẩm du lịch về đêm mới mẻ được triển khai tại các thành phố lớn. Đặc biệt triển khai quảng bá riêng về du lịch tàu biển với các chương trình khuyến mãi sâu, hấp dẫn du khách ở các thị trường khách phù hợp như: Nhật Bản, Tây Âu… Triển khai mạnh mẽ các sự kiện lớn rộng khắp cả nước, đặc biệt là tại những điểm đến nổi tiếng như: Cuộc thi bắn pháo hoa quốc tế, Carnival quốc tế, Lễ hội Mùa đông…. để thu hút sự quan tâm của du khách” – đại diện Sun Group đề xuất.

Du lịch Việt đã có một khởi đầu năm mới không suôn sẻ. Tuy nhiên, cùng với những biện pháp phòng chống dịch bệnh được thực hiện rất quyết liệt, ngành du lịch cũng đang có những thay đổi mạnh mẽ, kịp thời và mang tính bền vững để ứng phó với tình hình mới. Dịch bệnh corona một cách nào đó là giúp các doanh nghiệp được thanh lọc, điều chỉnh để “tăng sức đề kháng” cho chính mình, đón đầu cho những bước phát triển mới tốt đẹp hơn.

PV

Tin bài khác
TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

TP. Hồ Chí Minh đón hơn 5,2 tỷ USD kiều hối trong nửa đầu năm 2025

Theo số liệu vừa công bố từ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh Khu vực 2, tổng lượng kiều hối chuyển về TP. Hồ Chí Minh trong 6 tháng đầu năm 2025 đạt 5,23 tỷ USD, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Ông Phan Đức Hiếu: Cải cách thực chất phải đi từ tư duy đến hành động

Theo ông Phan Đức Hiếu, Nghị quyết 68 hướng đến giảm phiền hà, tăng bảo vệ và khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp tư nhân. Báo chí cần hiểu sâu sắc để phản biện hiệu quả.
Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Thúc đẩy cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vì mục tiêu tăng trưởng

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng năm 2025, Bộ Tài chính đề xuất cần tiếp tục triển khai hiệu quả Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 198/2025/QH15 của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.
Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Bộ Tài chính đề xuất hai kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025: Hà Nội cần đạt 8,5%

Sáng 16/7, tại Hội nghị trực tuyến giữa Chính phủ và các địa phương nhằm thảo luận về kịch bản tăng trưởng kinh tế năm 2025 và các nhiệm vụ, giải pháp triển khai, Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng cho biết Bộ đã xây dựng và trình hai kịch bản tăng trưởng cho năm 2025.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam đồng hành cùng doanh nghiệp APEC vì tương lai xanh và số

Ngày 16/7, tại Khách sạn Pullman thành phố Hải Phòng, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam Lương Cường đã tham dự và phát biểu khai mạc Kỳ họp lần thứ ba năm 2025 của Hội đồng Tư vấn Kinh doanh APEC (ABAC III).
Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Từ bài học Hàn Quốc, Đài Loan đến chiến lược tăng trưởng mới cho Việt Nam

Tại Diễn đàn “Xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam giai đoạn 2026-2030, định hướng đến năm 2045”, TS. Nguyễn Bá Hùng đã chỉ ra những bài học tăng trưởng từ Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), đây là cơ sở để Việt Nam hoạch định con đường phát triển riêng.
Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Miễn thuế đất: Cú hích mới cho tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam

Tái cơ cấu nông nghiệp, miễn thuế đất sản xuất... là chìa khóa mở ra kỷ nguyên mới cho nông nghiệp Việt Nam, thúc đẩy chuỗi giá trị và tăng sức cạnh tranh quốc tế.
Sáu câu hỏi cho tương lai kinh tế Việt Nam: Cần câu trả lời cấp thiết

Sáu câu hỏi cho tương lai kinh tế Việt Nam: Cần câu trả lời cấp thiết

Tại diễn đàn xác lập mô hình tăng trưởng mới cho Việt Nam, PGS. TS Nguyễn Hồng Sơn đã đặt ra những câu hỏi chiến lược, gợi mở hướng đi cho nền kinh tế Việt Nam.
Miễn thuế AI, bán dẫn "đòn bẩy" cho ngành công nghệ Việt Nam

Miễn thuế AI, bán dẫn "đòn bẩy" cho ngành công nghệ Việt Nam

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến miễn thuế cho doanh nghiệp công nghệ mới như AI, bán dẫn. Đây là giải pháp quan trọng thúc đẩy đổi mới, tăng năng lực cạnh tranh quốc gia.
Hoàn thiện chính sách lĩnh vực xây dựng nhằm phát trển kinh tế tư nhân

Hoàn thiện chính sách lĩnh vực xây dựng nhằm phát trển kinh tế tư nhân

Bộ Xây dựng yêu cầu các đơn vị tiếp tục rà soát, đề xuất sửa đổi các quy định pháp luật đang cản trở hoạt động đầu tư, sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
IMF, WB đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu – Fitch Ratings vẫn giữ kỳ vọng tích cực

IMF, WB đồng loạt hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu – Fitch Ratings vẫn giữ kỳ vọng tích cực

Trong bức tranh kinh tế toàn cầu năm 2025 đầy biến động, đa phần các tổ chức tài chính lớn đều hạ dự báo tăng trưởng do tác động của căng thẳng thương mại, chính sách bất ổn và tâm lý thị trường suy giảm.
Tìm lời giải cho

Tìm lời giải cho 'bài toán' pháp lý đang trói chân doanh nghiệp

Hội thảo “Nhận diện khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và kiến nghị” đã ghi nhận nhiều kiến nghị từ doanh nghiệp về bất cập pháp lý, thuế chồng thuế, thủ tục rườm rà, qua đó kêu gọi cải cách mạnh mẽ và thực chất.
Áp dụng hóa đơn điện tử mới: Vì sao hộ kinh doanh nhỏ lo phá sản?

Áp dụng hóa đơn điện tử mới: Vì sao hộ kinh doanh nhỏ lo phá sản?

Chính sách hóa đơn điện tử gây lo ngại trong cộng đồng kinh doanh nhỏ lẻ, VCCI đề xuất 7 nhóm kiến nghị cấp bách để giúp họ vượt khó trong giai đoạn chuyển đổi.
Định hình không gian phát triển chuỗi cung ứng và bán lẻ TP. Hồ Chí Minh

Định hình không gian phát triển chuỗi cung ứng và bán lẻ TP. Hồ Chí Minh

Với việc sáp nhập ba tỉnh TP. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, mở ra cho TP. Hồ Chí Minh (mới) một siêu đô thị đa cực, kết hợp giữa trung tâm hành chı́nh – tài chı́nh – tiêu dùng với vùng công nghiệp – logistics – cảng biển năng động.
Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ điện than đến điện tái tạo

Chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam: Cơ hội và thách thức từ điện than đến điện tái tạo

Việt Nam đã và đang thể hiện quyết tâm mạnh mẽ trong việc thực hiện chuyển dịch năng lượng công bằng và bền vững, với cam kết đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050. Để hiện thực hóa mục tiêu này, điện than – nguồn năng lượng phát thải cao được định hướng sẽ giảm dần, nhường chỗ cho các nguồn năng lượng sạch.