Cụ thể, Hàn Quốc là quốc gia số 1 trong đầu tư vào ngành dệt may ở Việt Nam. Từ năm 1989 đến năm 2019 có 464 công ty dệt may của Hàn Quốc, chiếm hơn 25% vốn FDI đầu tư vào Việt Nam. Trong khi đó, Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 2 của Hàn Quốc trong lĩnh vực dệt may, là điểm đến đầu tư nước ngoài lớn nhất. Tính đến năm 2020, thương mại song phương trong ngành dệt may đạt khoảng 6,3 tỷ USD.
Giới chuyên môn cho biết, Hàn Quốc có sự đầu tư mạnh mẽ hơn nữa vào ngành dệt may Việt Nam trong thời gian tới. Đặc biệt, đầu tư vào khâu thượng nguồn (sản xuất vải, nhuộm và nguyên phụ liệu dệt may…) và khâu thiết kế để có thể đáp ứng được yêu cầu của các hiệp định thương mại tự do và hưởng lợi từ việc giảm thuế quan từng bước về 0%. Hiện trạng này phù hợp với thị trường này của chúng ta khi ngành dệt may hiện phụ thuộc vào sản xuất gia công, việc tự thiết kế và bán hàng theo thương hiệu của chính mình đang tồn tại khá nhiều hạn chế. Xu hướng trên của các doanh nghiệp Việt Nam – Hàn Quốc sẽ nâng cao tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc hướng tới mục tiêu đạt 100 tỷ USD vào năm 2023.
Tỷ trọng xuất khẩu của ngành da giày Việt Nam ra thị trường thế giới là khá lớn (khoảng 20 tỷ USD), đứng thứ 2 sau Trung Quốc. Số lượng doanh nghiệp trong ngành hiện khoảng gần 2.000 doanh nghiệp, tham gia từ khâu sản xuất nguyên phụ liệu đến sản phẩm hoàn chỉnh. Trong 5 thị trường xuất khẩu chính của ngành, Hàn Quốc là thị trường quan trọng với tỷ trọng tăng trưởng hàng năm đạt khoảng 10%. Với tỷ trọng như vậy, cơ hội hợp tác với nhà nhập khẩu Hàn Quốc trong tương lai gần của doanh nghiệp Việt Nam để gia tăng xuất khẩu là khá lớn.
Mai Chi