Bắc Giang: Đẩy mạnh liên kết chuỗi, nâng tầm giá trị sản phẩm chủ lực, sản phẩm OCOP Sản phẩm địa phương vùng trung du và miền núi phía Bắc: Cơ hội nào để nâng tầm? |
Chuyển đổi phương thức phát triển cho khu vực
Hội nghị được tổ chức với mục tiêu quan trọng và xuyên suốt: Kết nối nguồn lực, mở rộng thị trường, chuyển đổi phương thức phát triển cho khu vực còn nhiều tiềm năng.
Những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Tính riêng trong năm 2024, tăng trưởng GRDP của vùng ước đạt 9,11%, cao nhất cả nước. Tỷ lệ nghèo đa chiều của vùng giảm 3,1%, mạnh nhất trong 6 vùng, đưa tỷ lệ hộ nghèo của vùng xuống còn 15,1%; số xã đạt chuẩn nông thôn mới của toàn vùng là 1.043 xã, đạt tỷ lệ khoảng 51,8%.
![]() |
Bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số phát biểu tại hội nghị |
Đánh giá của Bộ Công Thương, thời gian qua, vùng trung du và miền núi phía Bắc đã tận dụng khá tốt các tiềm năng, lợi thế của vùng, đóng góp vào thành công chung trong bức tranh xuất nhập khẩu của đất nước. Lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản là thế mạnh của vùng cũng đang chuyển đổi dần theo hướng sản xuất hàng hóa, thâm canh, nâng cao năng suất và chất lượng.
Để có kết quả tích cực, nhiều địa phương đã tận dụng tối đa giá trị lợi thế, chính sách ưu đãi của nhà nước để đẩy nhanh tiến độ thu hút đầu tư dự án vào các cụm công nghiệp; làm đòn bẩy phát triển ngành công nghiệp, dịch vụ có giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh cao của địa phương; tăng cường liên kết vùng...
Từ thực tế tại Lai Châu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Giàng A Tính cho biết, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử, Lai Châu đã ban hành các nghị quyết, chương trình, kế hoạch về: Chuyển đổi số, phát triển hạ tầng số trên địa bàn tỉnh Lai Châu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; phát triển thương mại điện tử tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021 - 2025 và hàng năm; thanh toán không dùng tiền mặt trên địa bàn tỉnh Lai Châu giai đoạn 2021 - 2025;… nhằm khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng thương mại điện tử trong sản xuất, kinh doanh, nhất là quảng bá, giới thiệu tiềm năng du lịch, sản phẩm hàng hóa của tỉnh trên các nền tảng số.
Đẩy mạnh liên kết để thương mại điện tử phát triển
Bên cạnh những kết quả đạt được, vùng trung du và miền núi phía Bắc cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như quy mô kinh tế vùng còn nhỏ, chỉ chiếm 8% so với cả nước, 13/14 địa phương trong vùng chưa tự cân đối thu chi ngân sách, mô hình tăng trưởng chưa thực sự bền vững, chưa dựa vào ứng dụng khoa học, công nghệ, chuyển đổi số…
Bên cạnh đó, quy mô sản xuất nông, lâm, thuỷ sản của vùng còn nhỏ lẻ; lĩnh vực công nghiệp mới tập trung chủ yếu ở một số ít địa phương có thế mạnh như Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ. Công nghiệp chế biến, đặc biệt là chế biến nông, lâm sản tại hầu hết các địa phương trong vùng (trừ Bắc Giang, Thái Nguyên) còn tương đối khó khăn. Tính liên kết nội vùng và liên vùng còn nhiều hạn chế…
Để góp phần đưa kinh tế vùng trung du và miền núi phía Bắc phát triển hơn nữa, tại nhiều hội nghị, hội thảo trước đó các ý kiến cho rằng, chương trình xúc tiến thương mại cần được quan tâm, đẩy mạnh tổ chức nhiều hơn nữa, với quy mô lớn, có tính liên kết vùng cao để mang lại những ích lợi, cơ hội và nguồn thông tin đáng tin cậy cho các tổ chức, doanh nghiệp...
Phát biểu tại hội nghị lần này, bà Lê Hoàng Oanh - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và kinh tế số - nhấn mạnh, vùng trung du và miền núi phía Bắc là một trong những khu vực giàu tiềm năng nhất cả nước, nguồn tài nguyên đặc hữu, là vùng đất mang đậm bản sắc văn hóa, có cộng đồng dân tộc phong phú và tinh thần vươn lên mạnh mẽ… Với tiềm năng phong phú như vậy, để tối ưu hóa những lợi thế cần một “sợi dây” liên kết mạnh mẽ giữa các vùng miền đó là thương mại điện tử.
![]() |
Đoàn tham quan, trải nghiệm tại Vườn Sâm Lai Châu (huyện Sìn Hồ) |
Thông qua chuỗi hoạt động này, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số mong muốn cùng đồng hành với các tỉnh trong vùng trung du và miền núi phía Bắc thúc đẩy mô hình “mỗi sản phẩm đặc sản là một thương hiệu số”, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế bền vững và lan tỏa giá trị văn hóa bản địa.
Lãnh đạo tỉnh Lai Châu cũng nhấn mạnh, hội nghị là cơ hội lớn để quảng bá các sản phẩm du lịch, con người, văn hóa Lai Châu; đưa sản phẩm nông sản, sản phẩm OCOP, hàng hóa đặc trưng địa phương tham gia các nền tảng số nổi tiếng như: TikTok, Shopee, Alibaba…
Tỉnh Lai Châu trân trọng và cầu thị lắng nghe những ý kiến phát biểu, thảo luận của các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp thương mại điện tử, các KOL/KOC trong phân tích, đánh giá; chia sẻ kinh nghiệm khai thác, quản lý vận hành; đề xuất các cơ chế chính sách, giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ chuyển đổi số, hoạt động thương mại điện tử…
Hiện thực hóa cam kết, ngay tại hội nghị đã diễn ra Lễ ký kết Biên bản ghi nhớ hỗ trợ ứng dụng thương mại điện tử giữa Sở Công Thương các tỉnh Lai Châu, Điện Biên, Thái Nguyên với các doanh nghiệp vùng trung du và miền núi phía Bắc.
Trong chuỗi sự kiện lần này còn có Triển lãm các mô hình công nghệ số trong thương mại điện tử và các sản phẩm đặc trưng vùng miền; tham quan gian hàng trưng bày sản phẩm nông sản của các tỉnh vùng Trung du và miền núi phía Bắc. Trước đó, một đoàn Famtrip đã tới tham quan, trải nghiệm và quay video giới thiệu những vùng nguyên liệu, sản phẩm OCOP nổi bật của tỉnh Lai Châu như: Vườn Sâm Lai Châu (huyện Sìn Hồ); Cơ sở Ninh Sớp và Nấm đông trùng hạ thảo Huy Cương (TP. Lai Châu)… |