Xi măng Việt bị kiện ở Philippines về bán phá giá, ngược lại tăng 50% xuất khẩu xi măng và clinker cho Trung Quốc

15:48 05/06/2021

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết vào ngày 20-4 vừa qua, Philippines thông báo khởi xướng điều tra chống bán phá giá đối với một số mặt hàng xi măng của Việt Nam. Ngược lại, trong 5 tháng đầu năm nay, Viêt Nam xuất khẩu đến 19,26 triệu tấn xi măng và clinker, tăng tới 50% so với cùng kỳ năm ngoái cho thị trường Trung Quốc.

Xi măng Việt đối mặt nhiều vấn đề ở thị trường xuất khẩu

Nguyên đơn là các Công ty Republic Cement & Building Materials, Inc.; CEMEX – Solid Cement Corporation/Apo Cement Corporation và Holcim Philippines Inc. Theo hồ sơ, các công ty này cung ứng khoảng 70% tổng sản lượng xi măng nội địa của Philippines.

Hàng hóa bị điều tra là xi măng Portland thường và xi măng Portland hỗn hợp thuộc mã AHTN 2523.29.90 và 2523.90.00. Mặt hàng này đang là đối tượng áp dụng biện pháp tự vệ (năm thứ hai) với mức thuế tự vệ hiện tại là 245 P/tấn (5,06 đô la Mỹ/tấn), tương đương khoảng 9,75%. Thời kỳ điều tra (POI) từ tháng 7-2019 đến 6-2020 đối với bán phá giá, từ 2017 tới 6-2020 đối với thiệt hại.

Biên độ bán phá giá cáo buộc giai đoạn từ tháng 7-2019 đến tháng 12-2019 là từ 3,49% tới 10,66%. Giai đoạn tháng 1-2020 đến tháng 6-2020 là từ 3,31% tới 14,46%

Các bên liên quan được yêu cầu trả lời bản câu hỏi điều tra, đồng thời cung cấp các thông tin, bằng chứng, ý kiến đối với vụ việc tới Cơ quan Dịch vụ Nhập khẩu (BIS) thuộc DTI trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo.

Theo Báo cáo triển vọng ngành Xi măng, Việt Nam đang trong tình trạng dư cung nội địa 36 triệu tấn/năm (33% tổng công suất FY20). Do đó, giá clinker xuất khẩu Việt Nam thường chấp nhận thấp hơn các nước trong khu vực như Thái Lan và Indonesia khoảng 20%. Giá clinker xuất khẩu trong năm  2020 ước đạt US$32/mt (giảm 15% so với cùng kỳ), cũng là mức thấp nhất trong giai đoạn 2015-2020.

Rủi ro về thị trường xuất khẩu khi quá phụ thuộc Trung Quốc

Trong giai đoạn 2017-2019, Trung Quốc đã trở thành nhà nhập khẩu xi măng & clinker lớn nhất của Việt Nam. Ngành sản xuất xi măng, clinker trong nước trong 5 tháng đầu năm nay đã xuất khẩu đến 19,26 triệu tấn, tăng tới 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Nếu Trung Quốc ngưng các chính sách kích cầu cơ sở hạ tầng, sản lượng xuất khẩu sẽ giảm khoảng 25-30% trong ngắn hạn và trung hạn.

Theo số liệu của Vụ Vật liệu xây dựng thuộc Bộ Xây dựng, chỉ tính riêng trong tháng 5/2021, ước tiêu thụ xi măng đạt khoảng 10,79 triệu tấn, tăng khoảng 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, tiêu thụ trong nước khoảng 6,49 triệu tấn, xuất khẩu ước đạt khoảng 4,3 triệu tấn.

Trong khi đó, xuất khẩu xi măng, clinker đạt con số khá ấn tượng khoảng 19,26 triệu tấn và tăng tới 50% so với cùng kỳ năm 2020, riêng Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) xuất khẩu khoảng 8,87 triệu tấn. 

xuất khẩu xi măng, clinker đạt con số khá ấn tượng khoảng 19,26 triệu tấn và tăng tới 50% so với cùng kỳ năm 2020, riêng Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) xuất khẩu khoảng 8,87 triệu tấn.
xuất khẩu xi măng, clinker đạt con số khá ấn tượng khoảng 19,26 triệu tấn và tăng tới 50% so với cùng kỳ năm 2020, riêng Tổng công ty Xi măng Việt Nam (Vicem) xuất khẩu khoảng 8,87 triệu tấn..

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm nay giá trung bình xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đạt 37,7 đô la/tấn.

Trong đó, Trung Quốc tiếp tục là thị trường tiêu thụ nhiều nhất, đạt 7,38 triệu tấn, tương đương 257,93 triệu đô la Mỹ, chiếm 49,4% trong tổng lượng và chiếm 45,8% trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Giá xuất khẩu sang thị trường này đạt trung bình 35 đô la/tấn.

Tại Báo cáo triển vọng ngành Thép -Tôn mạ 2021, Trung Quốc đã huy động thêm được 530 tỷ USD từ trái phiếu chính quyền địa phương.Trong đó, thống kê giải ngân cho mảng hạ tầng và khu công nghiệp đã tăng mạnh lên mức 34%, tương đương với 163 tỷUSD (so với tỷlệ giải ngân 1.3% trong năm 2019).

Kích cầu đầu tư công của Trung Quốc đã tạo sức ảnh hưởng tích cực tới cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng ở các nước xung quanh, cụ thể ở Việt Nam là ngành thép và xi măng, hai nguyên liệu cơ bản nhất trong ngành xây dựng cơ sở hạ tầng.

Xi măng xuất khẩu sang Philippines, thị trường lớn thứ 2 trong 4 tháng, đạt 2,51 triệu tấn, tương đương 111,7 triệu đô la, giá 44,5 đô la/tấn, tăng đến 57,3% về lượng, tăng 47,3% kim ngạch, nhưng giảm 6,4% về giá, chiếm 16,8% trong tổng lượng và chiếm 19,9% trong tổng kim ngạch xuất khẩu xi măng và clinker của cả nước.

Thị trường lớn thứ 3 là Bangladesh, chiếm 12,5% trong tổng lượng và chiếm 11,2% trong tổng kim ngạch xi măng và clinker xuất khẩu của cả nước, đạt 1,87 triệu tấn, tương đương hơn 63 triệu đô la, tăng 38% cả về lượng và kim ngạch so với cùng kỳ. Hay Peru đạt hơn 288 ngàn tấn, giá trị gần 12,2 triệu đô la tăng hơn 24% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.

Các thị trường khác nhập khẩu mặt hàng này của Việt Nam gồm có Malaysia, Đài Loan, Úc, Inonesia, Lào,...

Với quy mô công suất vượt 100 triệu tấn và khả năng sản xuất còn lớn hơn, ngành xi măng Việt Nam được coi là có quy mô và sức ảnh hưởng đáng kể tới các thị trường trong khu vực. Trên toàn cầu, Việt Nam đang xếp thứ 5 về năng lực sản xuất xi măng, chỉ sau Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ và Nga.

Lợi thế cạnh tranh lớn cho các nhà máy sở hữu mỏ đá vôi ở phía Nam

Theo Bộ Tài Nguyên và Môi trường hơn 60% trữ lượng đá vôi của Việt Nam phân bổ khu vực Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ.

Ước tính tổng trữ lượng đá vôi của các khu vực này lên đến 4.1 tỷ tấn, tương đương 22% tổng trữ lượng đá vôi toàn quốc. Ngoài ra, các tỉnh phía Tây Bắc và Duyên hải miền Trung cũng có trữ lượng đá vôi lớn, ước tính chiếm hơn 20% tổng trữ lượng toàn quốc.

Tuy nhiên, do vị trí địa lý không thuận lợi cũng như tình trạng dư cung xi măng nên trong tương lai các mỏ phía Tây Bắc sẽ không được mở mới, qua đó nguồn cung xi măng chính trong giai đoạn 2020-2025 vẫn tập trung ở vùng Đồng Bằng Sông Hồng ở phía Bắc và Kiên Giang trong phía Nam.

Cụ thể hơn, vùng Bình Phước và Kiên Giang có trữ lượng lớn nhất khu vực miền Nam, ước tính đạt 2 tỷ tấn, tương đương 10.7% tổng trữ lượng toàn quốc. Trong khu vực phía Nam, xi măng Hà Tiên 1 là công ty đang sở hữu mỏ đá vôi từ Kiên Giang và Bình Phước.

Tuy nhiên, theo mục tiêu trong Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam thời kỳ 2021-2030, định hướng đến năm 2050, lĩnh vực xi măng, các dây chuyền đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư đến năm 2030 là 24 dây chuyền, với tổng công suất 36,31 triệu tấn. Như vậy, dự kiến đến năm 2030, cả nước có 109 dây chuyền sản xuất xi măng với tổng công suất 140,35 triệu tấn/năm.

 Mỹ Dung T.H