Thứ tư 15/01/2025 19:45
Hotline: 024.355.63.010
Email: banbientap.dnhn@gmail.com
Thời cuộc

Xây dựng nông thôn mới ở huyện Minh Hóa (Quảng Bình): Gian nan còn ở phía trước

12/10/2020 00:00
Xác định chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước và nhiệm vụ chính trị quan trọng của huyện Minh Hóa (Quảng Bình), ngay từ khi triển khai thực hiện, Ban chỉ đạo chương trình MTQG xây

Huyện Minh Hóa đã sớm thành lập bộ máy từ huyện, xã, thôn đi vào hoạt động

Bắt tay vào thực hiện Chương trình xây dựng NTM, huyện Minh Hóa đã sớm thành lập bộ máy từ huyện, xã, thôn đi vào hoạt động. Ban chỉ đạo Chương trình xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ lâu dài, với khối lượng công việc nhiều, kinh phí đầu tư lớn, nếu không biết vận dụng sức mạnh trong dân thì khó có thể thành công. Vì vậy, mỗi tổ chức, đoàn thể từ huyện đến xã đã có cách làm, cách tiếp cận, khả năng tập hợp lực lượng to lớn để khơi dậy nguồn lực trong dân trong quá trình thực hiện các tiêu chí xây dựng NTM.

Công tác tuyên truyền, vận động xây dựng NTM được triển khai thường xuyên và liên tục bằng nhiều hình thức như: Tiếp tục tiển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng NTM, đô thị văn minh”, “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM”, lồng ghép nội dung xây dựng NTM vào chương trình văn nghệ quần chúng và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng. Tại các xã, công tác thông tin tuyên truyền được thực hiện thường xuyên trên hệ thống loa phát thanh, lồng ghép chương trình vào trong cuộc họp của Đảng ủy, UBND xã, Chi bộ thôn,…

Trong xây dựng NTM, các địa phương của huyện Minh Hóa đã chú trọng phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân

Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Chương trình, năm 2017, tổng kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản của toàn huyện ước đạt 140 tỷ, 445 triệu đồng. Tính đến cuối tháng 6 năm 2018, có 1 xã đạt 19 tiêu chí, 1 xã đạt 15 tiêu chí, 1 xã đạt 13 tiêu chí, 1 xã đạt 12 tiêu chí, 1 xã đạt 11 tiêu chí, 2 xã đạt 10 tiêu chí, 2 xã đạt 9 tiêu chí,… Có 13 xã đạt tiêu chí quy hoạch, 3 xã đạt tiêu chí giao thông, 12 xã đạt tiêu chí thủy lợi, 15 xã đạt tiêu chí điện, 4 xã đạt tiêu chí trường học, 8 xã đạt tiêu chí chợ nông thôn, 4 xã đạt tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa. Trong xây dựng NTM, các địa phương của huyện Minh Hóa đã chú trọng phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. Trên lĩnh vực trồng trọt, đã từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, gắn với thị trường tiêu thụ, áp dụng quy trình sản xuất thích ứng với biến đổi khí hậu, nâng cao năng suất, hình thành và phát triển các vùng chuyên canh tập trung tạo ra nông sản hàng hóa gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ theo hướng giá trị gia tăng trên cơ sở tiềm năng và lợi thế của từng địa phương. Về lâm nghiệp, đẩy mạnh phát triển theo hướng đa dạng sinh học, thực hiện trồng rừng gỗ lớn, trồng rừng nhiều loài. UBND huyện chủ trương khuyến khích nông dân tiếp tục thực hiện đề án trồng rừng kinh tế nhằm khai thác tối đa các nguồn lực về đất đai, lao động, phục vụ công tác phủ xanh dất trống đồi núi trọc,… hướng dẫn nông dân lựa chọn các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao. Thu nhập từ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ không ngừng tăng lên, cuộc sống người dân theo đó ngày một cải thiện. Trên lĩnh vực chăn nuôi, đàn gia súc, gia cầm ngày một phát triển cả về chất và lượng. Các địa phương đã biết chuyển dần từ chăn nuôi phân tán sang chăn nuôi tại chuồng. Hình thành các trang trại, gia trại theo hướng bán công nghiệp. UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các phòng, ban liên quan, các Hội đoàn thể, Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền rộng rãi đến mọi người dân về các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về công tác đào tạo nghề cho người lao động. Nêu cao vai trò, tầm quan trọng của đào tạo nghề vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế - xã hội theo Quyết định số 1956 của Thủ tướng Chính phủ. Năm 2017, Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề của huyện đã tổ chức dạy nghề nông nghiệp có trình độ sơ cấp cho 137 học viên, tăng 1 lớp và 32 học viên so với năm 2016. Phát triển ngành nghề nông thôn của huyện Minh Hóa chú trọng xây dựng và phát triển mỗi xã một sản phẩm; bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch sinh thái; khuyến khích phát triển mỗi làng có một nghề; hỗ trợ xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, cải tiến mẫu mã bao bì sản phầm cho sản phẩm làng nghề.

Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

Huyện Minh Hóa cây dựng NTM trong điều kiện kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn, nhưng với sự nỗ lực quyết tâm của cả hệ thống chính trị, nên đến nay toàn huyện có 1 xã đạt chuẩn, bình quân mỗi xã đạt gần 10 tiêu chí, có 1 xã đạt 15 - 18 tiêu chí, 5 xã đạt 10 - 14 tiêu chí, 9 xã đạt 5 - 9 tiêu chí.

Điều dễ nhận thấy là sau nhiều năm triển khai thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng NTM, các địa phương trên địa bàn huyện Minh Hóa đã biết khơi dậy sức mạnh trong dân mà xã Quy Hóa là một ví dụ tiêu biểu. Từ chỗ thực hiện tốt phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, qua cuộc vận động, ông Đinh Xuân Sang, ở thôn 4, Thanh Long đã hiến 300 m2 đất để làm đường giao thông nông thôn. Ông Đinh Thanh Xuân hiến 200 m2 đất và chặt bỏ nhiều cây lưu niên có giá trị kinh tế để xã làm đường. Nhân dân trong xã đã đóng góp trên 1.000 ngày công để khơi mương, đắp lề các trục đường liên thôn, liên xã,… Sự đồng thuận của nhân dân luôn là nền tảng, niềm tin và động lực to lớn góp phần hoàn thiện các tiêu chí NTM của xã. Thực tiễn cũng cho thấy: các việc lớn, việc nhỏ, nếu người dân được tham gia ý kiến, bàn bạc, giám sát, huy động nguồn lực trong dân đúng quy trình, đúng đối tượng, công khai dân chủ thì việc gì cũng thành công! Bộ mặt nông thôn của xã Quy Hóa hôm nay đã có nhiều đổi thay, kinh tế - xã hội từng bước phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao. Thành công quan trọng này là minh chứng về sức mạnh lòng dân trong xây dựng NTM.

Phát triển ngành nghề nông thôn của huyện Minh Hóa chú trọng xây dựng và phát triển mỗi xã một sản phẩm; bảo tồn và phát triển ngành nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch sinh thái...

Trên cơ sở những kết quả đạt được và những khó khăn của Minh Hóa trong hành trình xây dựng NTM, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Bùi Anh Tuấn, Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban chỉ đạo Chương trình MTQG xây dựng NTM của huyện Minh Hóa về nguyên nhân tiêu chí thu nhập và tiêu chí giảm tỉ lệ hộ nghèo. Theo ông Tuấn, đây là hai tiêu chí khó thực hiện đối với địa bàn huyện Minh Hóa.

Ông Tuấn cho biết: Minh Hóa là huyện nghèo, cơ cấu kinh tế của huyện là nông - lâm nghiệp. Nguồn thu nhập của người dân dựa vào chăn nuôi và trồng rừng, trong khi đó người dân lại thiếu vốn, trình độ sản xuất thấp, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm nên năng suất lao động không cao. Tỉ lệ hộ nghèo luôn ở mức cao trong khi tiêu chí nông thôn mới đề ra, xã đạt NTM tỉ lệ hộ nghèo dưới 5%. Một bộ phận người dân của huyện còn có tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số. Một số cấp ủy, chính quyền, mặt trận, các đoàn thể cấp cơ sở chưa quyết liệt trong chỉ đạo và thực hiện giảm nghèo. Công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo chưa công bằng, còn để xảy ra tình trạng khiếu kiện, gây ảnh hưởng đến kết quả giảm nghèo chung của toàn huyện. Về giải pháp để trong tương lai giảm tỉ lệ hộ nghèo trên địa bàn, ông Tuấn cho biết: Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy các cấp, sự chung tay vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Lồng ghép các chương trình khác để giảm nghèo. Khơi dậy ý chỉ chủ động, vươn lên của người nghèo, khuyến khích nhân dân phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao thu nhập vươn lên thoát nghèo. Khuyến khích các doanh nghiệp tạo việc làm tại chỗ cho lao động thuộc hộ nghèo và người dân trên địa bàn. Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn, khuyến khích người dân đi lao động ở nước ngoài. Chú trọng chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng liên kết chuỗi giá trị những mặt hàng chủ lực của địa phương. Khuyến khích phát triển kinh tế hộ gia đình gắn với 2 chương trình kinh tế trọng điểm của huyện đó là trồng rừng kinh tế và phát triển chăn nuôi.

Xây dựng NTM ở huyện Minh Hóa còn lắm gian nan, thử thách

Xây dựng NTM ở huyện Minh Hóa còn lắm gian nan, thử thách, ông Bùi Anh Tuấn chia sẻ: “Chúng tôi xác định vai trò, trách nhiệm của các thành viên trong Ban chỉ đạo của huyện, thường xuyên sâu sát cơ sở, bám sát những chỉ tiêu mà ngành, lĩnh vực phụ trách để chỉ đạo thực hiện; phát huy vai trò của lãnh đạo các xã, ban phát triển thôn và ban giám sát cộng đồng để thực hiện có hiệu quả Chương trình; tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” đẩy mạnh thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng NTM” trên địa bàn huyện”.

Trọng Lãnh

Tin bài khác
Duyệt kế hoạch cung cấp điện theo 3 kịch bản điện sản xuất và nhập khẩu

Duyệt kế hoạch cung cấp điện theo 3 kịch bản điện sản xuất và nhập khẩu

Bộ Công Thương đã phê duyệt kế hoạch cung cấp điện và vận hành hệ thống điện quốc gia theo 3 kịch bản về sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu.
Phê duyệt nhiệm vụ, lâp Quy hoạch Cảng hàng không Gia Bình – Bắc Ninh

Phê duyệt nhiệm vụ, lâp Quy hoạch Cảng hàng không Gia Bình – Bắc Ninh

Quyết định phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch Cảng hàng không Gia Bình mở ra cơ hội lớn cho phát triển hạ tầng giao thông, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách, hàng hóa, góp phần thúc đẩy kinh tế Bắc Ninh.
Sắp có quy định về quản lý trao đổi tín chỉ carbon ra nước ngoài

Sắp có quy định về quản lý trao đổi tín chỉ carbon ra nước ngoài

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng Nghị định quản lý hoạt động trao đổi tín chỉ carbon ra nước ngoài, nhằm thúc đẩy hợp tác quốc tế trong giảm phát thải khí nhà kính và bảo vệ môi trường.
Báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước trong Quý II/2025

Báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước trong Quý II/2025

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ban Chỉ đạo, cơ quan đại diện kiểm tra triển khai Đề án cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước.
Chỉ tiêu công nghiệp, thương mại năm 2025 cho ngành Công Thương

Chỉ tiêu công nghiệp, thương mại năm 2025 cho ngành Công Thương

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 01/NQ-CP, đề xuất trọng tâm là thúc đẩy thị trường trong nước thông qua kết nối cung-cầu, xúc tiến thương mại.
Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng yêu cầu đẩy nhanh tiến độ dự án sân bay Long Thành

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo rà soát và đẩy nhanh tiến độ sân bay Long Thành, yêu cầu hoàn thành đồng bộ các công trình và đánh giá hiệu quả kinh tế khi rút ngắn tiến độ.
Hợp tác giữa Green Power và Huawei: Bước tiến lớn trong phát triển điện năng lượng mặt trời 100MWp

Hợp tác giữa Green Power và Huawei: Bước tiến lớn trong phát triển điện năng lượng mặt trời 100MWp

Ngày 13/1/2025, một bước tiến quan trọng trong lĩnh vực năng lượng sạch đã được thực hiện khi Công ty Green Power (Việt Nam) và Tập đoàn Huawei (Trung Quốc) chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác phát triển dự án năng lượng mặt trời với tổng công suất 100MWp. Đây là một sự kiện đánh dấu bước khởi đầu cho mối quan hệ chiến lược giữa hai công ty lớn trong ngành công nghiệp năng lượng tái tạo.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Doanh nghiệp là "đầu tàu" trong hệ sinh thái KH-CN, ĐMST và chuyển đổi số

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Doanh nghiệp là "đầu tàu" trong hệ sinh thái KH-CN, ĐMST và chuyển đổi số

Tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo (ĐMST) và chuyển đổi số quốc gia diễn ra sáng 13/1, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh các nội dung và tinh thần của Chương trình hành động của Chính phủ nhằm thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22-12-2024 của Bộ Chính trị.
Quốc hội sẽ hoàn thiện 37 luật thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Quốc hội sẽ hoàn thiện 37 luật thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Sáng ngày 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã trình bày chuyên đề quan trọng về chủ trương, giải pháp thể chế nhằm thúc đẩy các lĩnh vực này.
Tăng cường tài chính và hợp tác để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh tại Việt Nam

Tăng cường tài chính và hợp tác để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng xanh tại Việt Nam

Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu, sự tham gia của các tổ chức tài chính và nhà đầu tư tư nhân đang ngày càng trở thành yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển bền vững.
Giải pháp đột phá hướng tới tăng trưởng GDP 2 con số

Giải pháp đột phá hướng tới tăng trưởng GDP 2 con số

Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam lần thứ 17 (VESF 2025) vừa diễn ra với chủ đề tập trung vào các giải pháp đột phá nhằm đạt mục tiêu tăng trưởng cao và phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới. Diễn đàn đã thu hút sự quan tâm đặc biệt của giới chuyên gia và doanh nghiệp với nhiều đề xuất mang tính đột phá.
Kẹt xe, ùn tắc giao thông gây thiệt hại kinh tế rất lớn

Kẹt xe, ùn tắc giao thông gây thiệt hại kinh tế rất lớn

Kẹt xe khiến TP.HCM thiệt hại 6 tỷ USD, Hà Nội 1-1,2 tỷ USD mỗi năm. Điều này đẩy chi phí logistics tăng cao, làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam.
Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

Việt Nam đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 6 nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á

Nền kinh tế Việt Nam 2024 bứt phá với tốc độ tăng trưởng GDP đạt 7,09% vượt mục tiêu đề ra, tạo tiền đề quan trọng cho năm 2025 hướng tới mức tăng trưởng cao hơn.
Năm 2024, Việt Nam đã rót 664,8 triệu USD vốn đầu tư ra nước ngoài

Năm 2024, Việt Nam đã rót 664,8 triệu USD vốn đầu tư ra nước ngoài

Tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có 1.825 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn hơn 22,59 tỷ , trong đó Lào nhận vốn đầu tư lớn nhất.
Bộ Tài chính đề xuất 5 hình thức xử lý nhà, đất công

Bộ Tài chính đề xuất 5 hình thức xử lý nhà, đất công

Bộ Tài chính đưa ra dự thảo Nghị định về xử lý tài sản công, đề xuất 5 hình thức sắp xếp nhà, đất, trong đó có các thay đổi quan trọng liên quan đến quản lý tài sản công.