Thứ ba 03/12/2024 05:51
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Xây dựng bản sắc riêng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

12/10/2020 00:00
Một trong những bài toán khó giải của các doanh nghiệp khi khởi nghiệp là nên chọn phương án đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh để tăng doanh thu, hay tập trung nguồn lực để phát triển một sản phẩm cốt lõi.

Tập trung hay tạo sự khác biệt khi khởi nghiệp? Đó là câu hỏi luôn được các doanh nghiệp đặt ra khi khởi nghiệp, thậm chí sau một thời gian khởi nghiệp thành công và đã có nguồn lực trong tay. Bởi đó chính là lúc các doanh nghiệp cần xây dựng một chiến lược phát triển dài hơi hơn cho mình.

Vì là một chiến lược dài hơi, nên bài toán đó càng không dễ giải. Cũng bởi thế, dễ hiểu vì sao khi câu chuyện của doanh nghiệp Salad Việt “lên sóng”, đã có rất nhiều ý kiến trái chiều, giống như những tranh biện cũng rất khác biệt của CEO và các cổ đông trong Chương trình CEO - Chìa khóa thành công với chủ đề “Khởi nghiệp - Tập trung và khác biệt”, phần 1.

doanh nhân Phạm Thị Yến Nhi - CEO của Chương trình
Doanh nhân Phạm Thị Yến Nhi - CEO của Chương trình

Mọi chuyện bắt đầu khi Salad Việt, chuyên sản xuất và cung cấp Diet Food (các loại salad) online, sau hai năm kinh doanh, đang trên đà phát triển thì gặp khủng hoảng về thị trường, khiến đơn hàng chững lại và giảm sút. Để giải quyết tình trạng đó, các cổ đông muốn mở rộng mặt hàng, đa dạng hóa sản phẩm (theo hướng thuận tay dắt bò), còn CEO thì muốn phát triển chiến lược theo hướng tập trung hóa.

Cổ đông cho rằng, để tăng doanh thu và lợi nhuận, doanh nghiệp cần mở rộng và đa dạng hóa các mặt hàng. Thay vì chỉ cung cấp mỗi sản phẩm salad, nên cung cấp thêm những mặt hàng khác liên quan đến đến salad như rau sạch, trái cây, nước sốt… Thậm chí, nếu khách hàng yêu cầu, thì có thể giao cả bia, nước ngọt và các mặt hàng khác để đẩy mạnh kinh doanh theo nhu cầu cung ứng

Nhưng theo quan điểm của CEO, để ổn định và phát triển, không nên mở rộng sản phẩm, mà cần phát triển theo hướng tập trung và khác biệt, không pha loãng thương hiệu; tập trung phát triển mạnh sản phẩm chính thuộc ngành salad. Nếu có đa dạng sản phẩm, thì chỉ nên đa dạng hóa các loại salad, thay vì các sản phẩm ngoài salad. Bên cạnh đó, cũng cần chú trọng cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, đặc biệt là thời gian giao hàng.

Các khán giả sau khi theo dõi phần 1 của Chương trình, người ủng hộ CEO, người lại cho rằng doanh nghiệp nên đi theo phương án đa dạng hóa sản phẩm mà các cổ đông đã đề xuất.

“Tập trung trở thành một ‘chuyên gia’ trong mặt hàng mình kinh doanh là chiến lược tối ưu để doanh nghiệp khởi nghiệp thành công. Khách hàng muốn gọi salad thì sẽ nghĩ ngay đến Salad Việt”, khán giả Ninh Nghĩa bày tỏ.

Đồng quan điểm, khán giả Hoàng Anh Minh cho rằng, tạo sự khác biệt trên thị trường chính là chiến lược tập trung xây dựng “bản sắc” riêng cho doanh nghiệp. Thậm chí, khán giả Thu Hoài còn thẳng thắn, doanh nghiệp khởi nghiệp không nên vội vàng mở rộng nhiều mặt hàng kinh doanh, mà nên tập trung tạo sự khác biệt.

“Sản phẩm cốt lõi là salad thì công ty nên tập trung làm đa dạng thực đơn chỉ xoay quanh salad thôi”, khán giả Hoàng Khải nêu ý kiến.

Trong khi đó, một cách lạc quan, khán giả Nguyễn Hưng Quốc cho rằng, nếu các yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” đã đến, thì CEO nên nhanh chóng mở rộng sản phẩm để tranh thủ thị trường.

“CEO có thể tính đến đa dạng hóa sản phẩm như một chiến lược để tăng tính cạnh tranh so với đối thủ”, khán giả Nguyễn Quang Vũ ủng hộ quan điểm của các cổ đông.

Cũng ủng hộ cổ đông, khán giả Đào Huy Hoàng cho rằng, ở mỗi giai đoạn phát triển, doanh nghiệp đều có một chiến lược kinh doanh riêng. “Sau 2 năm phát triển, CEO có thể tính đến chiến lược đa dạng hóa sản phẩm”, khán giả Huy Hoàng “hiến kế”.

Với quá nhiều quan điểm trái chiều từ phía khán giả, CEO sẽ càng khó khăn hơn khi phải đưa ra quyết định dứt khoát.

Hai chuyên gia của Chương trình CEO - Chìa khóa thành công, ông Lê Hải Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Mắt Bão và ông Lâm Minh Chánh, Sáng lập kiêm Giám đốc Super Vip, đồng sáng lập Group Quản trị và Khởi nghiệp, có thể sẽ giúp CEO tìm được câu trả lời cho bài toán không dễ giải của mình. Bài toán này không chỉ dành riêng cho CEO của Salad Việt, mà còn là CEO của Chương trình - bà Phạm Thị Yến Nhi, nhà sáng lập kiêm Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại và Dịch vụ Mầm Trúc, cũng như CEO của các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam nói chung.

Chuyên mục được thực hiện với sự hợp tác của chương trình CEO - Chìa khóa thành công do Đài Truyền hình Việt Nam và Tổ hợp Truyền thông Hoàng Gia phối hợp sản xuất, với sự đồng hành của Bia Hà Nội, PwC Việt Nam, Hội đồng Doanh nhân và Gia đình Việt Nam (VEFC). Chương trình CEO - Chìa khóa thành công được phát sóng vào lúc 10h sáng Chủ nhật (5/8) và phát lại vào 8h sáng thứ Hai (6/8) trên kênh VTV1, Đài Truyền hình Việt Nam.

Nhã Nam

Tin bài khác
Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 (Techfest Việt Nam 2024)

Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 (Techfest Việt Nam 2024)

Chiều 27/11, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức khai mạc Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 (Techfest Việt Nam 2024).
TECHFEST Việt Nam 2024: Hội thảo Khai thác nguồn lực từ chuyển đổi kép cho khởi nghiệp sáng tạo

TECHFEST Việt Nam 2024: Hội thảo Khai thác nguồn lực từ chuyển đổi kép cho khởi nghiệp sáng tạo

Ngày 26/11, tại Hải Phòng, trong khuôn khổ Techfest Việt Nam 2024 đã diễn ra Hội thảo “Khai thác nguồn lực từ Chuyển đổi kép (Chuyển đổi số - Chuyển đổi xanh) cho khởi nghiệp sáng tạo”.
TECHFEST Việt Nam sẽ tổ chức tại Hải Phòng với chủ đề "Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

TECHFEST Việt Nam sẽ tổ chức tại Hải Phòng với chủ đề "Chung tay phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam

Sở Khoa học và Công nghệ Hải Phòng vừa thông tin về sự kiện Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia năm 2024 (TECHFEST) tại Hải Phòng.
OpenAI cân nhắc ra mắt trình duyệt web tích hợp AI: Bước đi mới cạnh tranh Google?

OpenAI cân nhắc ra mắt trình duyệt web tích hợp AI: Bước đi mới cạnh tranh Google?

OpenAI được cho là đã đàm phán về sản phẩm tìm kiếm với các nhà phát triển trang web và ứng dụng như Conde Nast, Redfin, Eventbrite và Priceline.
Tại sao startup Việt chưa chú trọng khai thác thị trường nội địa?

Tại sao startup Việt chưa chú trọng khai thác thị trường nội địa?

Thực trạng các startup Việt Nam bỏ qua thị trường nội địa là một trong những vấn đề đáng chú ý trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
Diễn đàn Khởi nghiệp ĐBSCL lần II: Đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh

Diễn đàn Khởi nghiệp ĐBSCL lần II: Đẩy mạnh phát triển kinh tế xanh

Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng sông Cửu Long lần II diễn ra thành công tốt đẹp, mở ra một không gian đối thoại hiệu quả về các mô hình kinh tế xanh, bền vững và khởi nghiệp sáng tạo, đồng thời khẳng định vai trò của Đồng Tháp trong việc thúc đẩy chuyển đổi xanh khu vực.
CEO Startup xe máy điện Dat Bike nói gì khi chuyển sang 100% vốn ngoại?

CEO Startup xe máy điện Dat Bike nói gì khi chuyển sang 100% vốn ngoại?

Dat Bike đã tăng vốn điều lệ hơn 17 tỷ đồng lên hơn 258 tỷ đồng. Công ty hiện do DAT BIKE PTE. LTD, một pháp nhân đăng ký tại Singapore, sở hữu hoàn toàn.
Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long 2024 thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long 2024 thúc đẩy đổi mới sáng tạo

Ngày 15/11, Diễn đàn Khởi nghiệp Đồng bằng Sông Cửu Long lần II chính thức khai mạc tại tỉnh Đồng Tháp, với chủ đề “Kinh tế xanh - Động lực mới cho phát triển”.
ChatGPT khiến một nền tảng học trực tuyến tại Mỹ "bay hơi" hơn 14 tỷ USD

ChatGPT khiến một nền tảng học trực tuyến tại Mỹ "bay hơi" hơn 14 tỷ USD

Cổ phiếu nền tảng học trực tuyến Chegg đã lao dốc 99% so với đỉnh cao năm 2021, khiến công ty mất 14,5 tỷ USD giá trị do người dùng chuyển sang sử dụng ChatGPT.
Jeff Bezos, OpenAI và các nhà đầu tư hàng đầu rót vốn vào startup Physical Intelligence

Jeff Bezos, OpenAI và các nhà đầu tư hàng đầu rót vốn vào startup Physical Intelligence

Ngoài Jeff Bezos, OpenAI, trên website chính thức, Physical Intelligence cũng liệt kê thêm các nhà đầu tư khác như Khosla Ventures và Sequoia Capital.
Tư duy phản biện - kĩ năng mềm tạo dựng thành công trong khởi nghiệp

Tư duy phản biện - kĩ năng mềm tạo dựng thành công trong khởi nghiệp

Trong thời đại cạnh tranh khốc liệt hiện nay, tư duy phản biện trở thành một kỹ năng mềm quan trọng đối với các bạn trẻ khởi nghiệp.
Startup Coolmate huy động thành công 6 triệu USD cho vòng gọi vốn Series B

Startup Coolmate huy động thành công 6 triệu USD cho vòng gọi vốn Series B

Khoản đầu tư này sẽ thúc đẩy Startup Coolmate mở rộng ra thị trường quốc tế và tăng cường sự hiện diện bán lẻ đa kênh tại Đông Nam Á trong 2 năm tới.
10 dự án khởi nghiệp sáng tạo đoạt giải Cuộc thi Techfest Nghệ An Open 2024

10 dự án khởi nghiệp sáng tạo đoạt giải Cuộc thi Techfest Nghệ An Open 2024

10 dự án khởi nghiệp sáng tạo đoạt giải Cuộc thi Tìm kiếm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Nghệ An mở rộng năm 2024 (Techfest Nghệ An Open 2024)…
Hành trình khởi nghiệp của nữ tỷ phú tự thân Falguni Nayar

Hành trình khởi nghiệp của nữ tỷ phú tự thân Falguni Nayar

Câu chuyện khởi nghiệp của nữ tỷ phú Falguni Nayar cho thấy, thành công không chỉ đòi hỏi tính kiên trì, mà còn cần chiến lược đúng đắn và niềm tin vào bản thân.
Đại học Gia Định cùng doanh nghiệp giúp sinh viên hiện thực hóa "giấc mơ khởi nghiệp"

Đại học Gia Định cùng doanh nghiệp giúp sinh viên hiện thực hóa "giấc mơ khởi nghiệp"

Sinh viên được trang bị những kỹ năng cần thiết về khởi nghiệp, kết nối với các chuyên gia, nhà đầu tư và doanh nghiệp, mở ra con đường hiện thực hóa các ý tưởng kinh doanh của mình.