Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung: Cần một cơ chế đặc thù để thúc đẩy liên kết phát triển
- 17
- Sự kiện
- 08:19 02/07/2022
DNHN - Chiều 1/7, tại Quảng Nam, trong khuôn khổ tọa đàm. "Liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm trong bối cảnh mới" đại biểu của các tỉnh, thành phố gồm: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định đã đề cập tới nhiều khó khăn, vướng mắc trong liên kết phát triển vùng. Trong đó, nhấn mạnh đến thể chế, cơ chế hoạt động của Hội đồng vùng hay Tổ điều phối vùng.
Tại Hội nghị tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW phối hợp với Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức Tọa đàm khoa học "Liên kết phát triển vùng kinh tế trọng điểm trong bối cảnh mới". Đồng chí Trần Tuấn Anh, Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Trưởng Ban Chỉ đạo tổng kết Nghị quyết 39-NQ/TW chủ trì buổi tọa đàm.

Phát biểu tại tọa đàm, đồng chí Trần Tuấn Anh cho rằng, nhìn về tổng thể, mặc dù duy trì được mức tăng trưởng cao trong thời gian dài nhưng quy mô kinh tế của Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung còn tương đối nhỏ và chiếm tỷ trọng khá thấp trong nền kinh tế Việt Nam.
“Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung đã có nhiều thay đổi, khởi sắc, kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Tuy nhiên trong bối cảnh, tình hình mới của đất nước, phát triển Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung còn khá chậm, chưa đáp ứng được kỳ vọng của Trung ương, đang là “vùng trũng” trong các vùng kinh tế trọng điểm khác của cả nước”.
Thu nhập bình quân đầu người còn thấp so với trung bình của cả nước. Nông nghiệp phát triển chưa bền vững, hiệu quả chưa cao, cơ cấu chuyển dịch chậm, chưa rõ nét. Một số địa phương tuy có số thu ngân sách lớn nhưng còn phụ thuộc nhiều vào một số doanh nghiệp lớn đóng trên địa bàn. đồng chí Trần Tuấn Anh nhấn mạnh.

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu cho rằng vùng có nhiều lợi thế phát triển: Tài nguyên khoáng sản phong phú; hệ thống di tích lịch sử, văn hoá, đặc biệt với nhiều bãi biển đẹp chạy dọc theo đường bờ biển dài khoảng 600km; hệ thống cảng biển dày đặc…là điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm kinh tế biển mạnh, phát triển đa dạng các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao.
Các ý kiến tại tọa đàm cũng chỉ ra hạn chế về cơ chế điều phối, liên kết phát triển vùng đã được ban hành, nhưng chưa mang lại nhiều kết quả; thiếu cơ chế ra quyết định và điều phối liên kết giữa các địa phương; xuất hiện những xung đột giữa lợi ích địa phương và lợi ích toàn vùng; lợi thế cấp vùng của nhiều ngành, lĩnh vực chưa được khai thác, phát huy.
Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, thành viên Nhóm Tư vấn hợp tác phát triển vùng Duyên hải miền Trung, các lợi thế ở Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung vẫn ở dạng tiềm năng, chưa phát triển trở thành lợi thế cạnh tranh. Xuất phát điểm kinh tế của vùng còn thấp, dịch vụ canh tranh yếu kém, nhiều tỉnh còn manh mún, nặng tư duy địa phương. “Tỉnh nào cũng có đặc điểm tương tự nhau, các tỉnh gần đây vùng lên phát triển nhưng “mạnh ai nấy làm” chứ chưa thực sự liên kết”, ông Thiên nói.
Một trong những nguyên nhân chính của thực trạng này xuất phát từ việc liên kết phát triển vùng còn nhiều hạn chế, thiếu các hành lang pháp lý và cơ chế phối hợp, chế tài thực thi phù hợp. Hội đồng Vùng Kinh tế trọng điểm chưa có địa vị pháp lý đầy đủ, không đủ nguồn lực để điều phối sự phát triển chung của vùng, chưa có khả năng xây dựng định hướng, chiến lược, quy hoạch vùng; chưa được trao “quyền” trong việc quyết định các nguồn lực cho các dự án vùng.

Bên cạnh đó, liên kết, phối hợp giữa các địa phương còn rời rạc, hình thức chưa tạo ra sức mạnh tổng hợp vùng; năng lực, tư duy và trình độ quản lý vùng chưa theo kịp sự phát triển. Hệ thống thông tin dữ liệu chung của vùng chưa được quan tâm; thiếu sự phân công giữa các địa phương trong vùng.
Một số tài nguyên, nguồn lực bị khai thác manh mún nên hiệu quả thấp; liên kết các ngành, lĩnh vực, sản phẩm chưa đa dạng, chưa chặt chẽ; kết nối hạ tầng giao thông, cảng biển, đường sắt, đô thị còn bất cập… Đặc biệt, tư tưởng lợi ích theo địa giới hành chính còn tồn tại; liên kết phát triển ít được quan tâm, thậm chí còn cạnh tranh với nhau làm triệt tiêu lợi thế của toàn vùng.
Ông Lê Trí Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho rằng đã xác định phân vùng kinh tế là phải có những cơ chế đặc thù để phát triển các vùng kinh tế đó, đồng thời cần có những cơ chế để ưu tiên nhằm tạo bước đột phá phát triển mới, làm động lực kích thích cho vùng kinh tế, tạo sức lan toả trao quyền tự chủ, tự quyết định đối với các cấp chính quyền địa phương và sự quan tâm giải quyết kịp thời mang tầm chiến lược của cơ quan trung ương.
Từ kinh nghiệm thực tiễn 20 năm vừa qua, các đại biểu cho rằng cần làm tốt quy hoạch vùng và tiểu vùng, nhất là tiểu vùng kinh tế gắn kết rõ trên 4 lĩnh vực: phân bố lực lượng sản xuất; kết nối hạ tầng giao thông; đào tạo nhân lực và giải quyết môi trường chung.
Đồng chí Trần Tuấn Anh giao Thường trực Tổ Biên tập chắt lọc kết quả tọa đàm để lựa chọn, tổng hợp, bảo đảm phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ tổng kết và tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư các chủ trương, định hướng nhằm phát triển vùng Bắc Trung bộ và duyên hải Trung bộ nói chung cũng như liên kết phát triển vùng nói riêng trong thời gian tới.
Trọng Tâm
Bài liên quan
Đọc thêm Sự kiện
Thành phố Hồ Chí Minh đầu tư 100.000 tỷ đồng xây dựng đường Vành đai 4
Ngày 9/8, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi đã ký quyết định giao Sở Giao thông vận tải Thành phố chuẩn bị đầu tư dự án đường Vành đai 4 đoạn cầu qua sông Sài Gòn - kênh Thầy Cai (gồm cầu vượt sông Sài Gòn) với chiều dài khoảng 17 km được đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Bảo vệ tài nguyên số và chiến lược an toàn, an ninh mạng trước thách thức toàn cầu mới
Hội thảo và triển lãm quốc tế An toàn thông tin khu vực phía Nam năm 2022 với chủ đề “Bảo vệ tài nguyên số và chiến lược an toàn, an ninh mạng trước thách thức toàn cầu mới” do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) – Chi hội phía Nam phối hợp cùng Cục An toàn Thông tin, Sở Thông tin Truyền thông TP.HCM đồng tổ chức là sự kiện quan trọng thu hút sự quan tâm của giới khoa học công nghệ trong lĩnh vực Công nghệ thông tin (CNTT) và An toàn thông tin (ATTT) cũng như sự quan tâm của lãnh đạo các cơ quan, doanh nghiệp
Cơ hội kết nối doanh nghiệp ngành cơ khí chế tạo máy và linh kiện, công nghiệp hỗ trợ
Triển lãm sản xuất công nghiệp quốc tế - Vietnam Manufacturing Expo có sự góp mặt của các đơn vị triển lãm đến từ hơn 10 quốc gia cùng gần 200 thương hiệu công nghệ và máy móc, thiết bị trong lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ.
Xúc tiến Thương mại Hà Nội - Viêng Chăn: Hợp tác cùng phát triển
Vừa qua, UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch số 207/KH-UBND về việc tổ chức Hội nghị Xúc tiến đầu tư, thương mại giữa Hà Nội và Viêng Chăn tại hội nghị tổ chức không gian triển lãm ảnh, trưng bầy giới thiệu sản phẩm Hà Nội - Viêng Chăn.
Chương trình hội nghị khách hàng Sharp 2022: “Hướng tới chuẩn sống thịnh vượng"
Công ty TNHH Điện tử Sharp Việt Nam (Sharp Electronics Vietnam Co., LTD) tổ chức chương trình Hội nghị Khách Hàng 2022 đánh dấu chặng đường 110 năm phát triển của Tập đoàn Sharp trên toàn cầu và 13 năm gắn bó tại Việt Nam.
Sắp diễn ra Triển lãm quốc tế lần thứ 3 về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam – VIMEXPO 2022
Triển lãm quốc tế lần thứ 3 về công nghiệp hỗ trợ và chế biến chế tạo Việt Nam – VIMEXPO 2022 do Bộ Công Thương chỉ đạo, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Công nghiệp - Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương chủ trì, Công ty Quảng cáo và Hội chợ Triển lãm C.I.S Vietnam tổ chức sẽ chính thức trở lại từ ngày 16 - 18/11/2022 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE Hanoi.
Lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa tiếp cựu Thủ tướng Israel
Sáng 8-8, ông Nguyễn Tấn Tuân - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa và ông Hà Quốc Trị - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã tiếp ông Ehud Barak - cựu Thủ tướng Israel.
Phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải vừa ký Quyết định số 1078/QĐ – BGTVT về việc phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất giai đoạn 2021-2030.
Đầu tư gần 1.100 tỷ đồng cải tạo tuyến đường sắt Bắc-Nam đoạn Nha Trang-Sài Gòn
Theo Ban Quản lý dự án đường sắt (Bộ Giao thông Vận tải), Dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội-Thành phố Hồ Chí Minh (đường sắt Bắc-Nam) đoạn Nha Trang-Sài Gòn đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt với tổng mức đầu tư gần 1.100 tỷ đồng, nguồn vốn trung hạn 2021-2015.
Đà Nẵng: Tổ chức Triển lãm Quốc tế ngành Công nghiệp - VIMF
VIMF 2022 (Vietnam Industrial and Manufacturing Fair 2022) lần thứ thứ 15 sẽ được tổ chức tại TP. Đà Nẵng - đô thị đang phát triển năng động nhất khu vực miền Trung Việt Nam. Trước đó, sự kiện này đã có nhiều năm tổ chức thành công tại các tỉnh Bình Dương, Bắc Ninh, Hải Phòng…