Cụ thể, kết thúc phiên sáng, chỉ số này giảm gần 5 điểm, với chỉ khoảng 10 cổ phiếu vốn hóa tỷ đô trên sàn HOSE tăng giá hỗ trợ. Chỉ số nhóm VN30 giảm mạnh hơn 1 chút. Hai chỉ số 2 sàn còn lại cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Tất cả các nhóm ngành lớn trên sàn HOSE tiếp tục chìm trong sắc đỏ trong nửa cuối phiên sáng nay, kể cả ngân hàng hay dầu khí. Có những nhóm như sắt thép hay chứng khoán còn lọt top giảm sâu khi so sánh cả với các nhóm ngành nhỏ hơn. Tổng thể sàn HOSE có gần 70% số cổ phiếu giảm giá, tuy thấp hơn chút ít so với lúc giữa phiên, những vẫn phải nói là điều chỉnh trên diện rộng, tức trên cả 3 nhóm Large Cap, midcap và smallcap. Khối ngoại vẫn bán ròng nhẹ, chủ yếu nhờ họ mua mạnh HPG, và thêm VCB, VNM hay VHM vào gần cuối phiên.
EIB luôn giữ vững đà tăng giá, dù không lớn, nhưng bất chấp nhóm ngân hàng và cả thị trường chung suy giảm. Thậm chí trong nhóm vốn hóa tỷ đô sàn HOSE, EIB cũng là mã tăng giá thuộc loại tốt nhất. Bên cạnh đó, nhóm ngân hàng còn có thêm VCB, cũng là 1 mã tăng “bất chấp”, và LPB được kéo tăng trở lại ngay từ trước 11g. Ngược lại, nhóm ngân hàng sàn HOSE vẫn có hơn 10 mã khác giảm giá, mức giảm bình quân gần 1%, trong đó có vài mã giảm sâu hơn như STB, MBB, TCB.
Nhóm BĐS nhà ở lẫn khu CN sàn HOSE hầu hết giảm giá, dù có những thời điểm tưởng hồi phục, với sự dẫn đầu từ bộ ba cổ phiếu nhà Vin. Đến cuối phiên sáng nay, số cổ phiếu nhóm này tăng giá chưa đến 10 mã, ngược lại có hơn 40 mã giảm giá, trong đó có những cái tên giảm sâu như FDC, DTA hay PTL. QCG giảm hơn 2% dù chiều qua đã hồi phục sau khi có tin xấu. ở bên BĐS khu công nghiệp (sàn HOSE) chỉ có mỗi ITA nổi bật với mức tăng hơn 2%, ngoài ra KBC cũng đáng chú ý khi từng có lúc rớt hơn 2%, nay chỉ giảm nhẹ với lực mua dần từ khối ngoại.
Dầu khí nhà PVN vẫn là nhóm sáng nhất, nhưng những cổ phiếu mang lại ánh sáng đó lại chủ yếu ở trên 2 sàn HNX và Upcom, bao gồm PVB, PVC, PVS, BSR, OIL, PVG.... Ở sàn HOSE, GAS và POW vẫn giảm nhẹ 100 đồng, ngoài ra chỉ có thêm vài tên tuổi như PVT hay PVD, CNG tăng nhẹ.
Mức giảm % của chỉ số HNX-Index đang sâu gấp 2 so với VN-Index và ít dấu hiệu hồi phục trong nửa cuối phiên sáng nay. Sàn HNX dù chỉ có hơn 50% số cổ phiếu giảm giá, nhưng thực tế là sàn này vốn nhiều mã không có giao dịch (nên đứng giá). Ở nhóm được coi là Large Cap sàn này (dù chưa chắc có thể so sánh như Large Cap bên HOSE), không nhiều mã tăng giá, trừ KSF, PVS, SCG… ngược lại, nhiều Large Cap khác giảm trên 1% như SHS, MBS, PVI, CEO, NTP…
Chỉ số sàn UPCoM cũng giảm điểm suốt 2/3 thời gian phiên sáng, nhưng điều khá thú vị là cuối phiên, khá nhiều Large Cap sàn này lại tăng giá, như BSR, SNZ, VEF, OIL, SIP, FOX… bên giảm giá, chỉ có vài Large Cap giảm hơi sâu như ACV hay MSR.
Khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh mua vào HPG trong nửa cuối phiên sáng nay, ngoài ra họ còn mua thêm đáng kể ở 2 Large Cap khác là VCB, VHM và VNM, nhờ vậy về tổng thể mua – bán, mức bán ròng vẫn chỉ giới hạn dưới 50 tỷ đồng trên HOSE. Tuy nhiên vẫn không thể nhắc đến thực tế là họ bán ròng trên rất nhiều Large Cap và midcap khác, ví dụ như VRE, VPB, TPB, DGC, NLG, KDH, PNJ, NVL, EIB, KBC…
Hai cổ phiếu một thời đại gia HNG và HAG đều giữ được mức tăng mạnh kể từ giữa cho đến cuối phiên sáng nay, tuy nhiên cổ phiếu hay bị đem ra so sánh với HAG là DBC thì giảm gần 2%.
nhanh trong nửa đầu phiên sáng nay. Trên 2 sàn này, đa phần cũng toàn màu đỏ, kể cả ở nhóm Large Cap, ngoại trừ vài mã xanh lẻ loi như KSF, PVS của HNX hay BSR, FOX, OIL… trên UPCoM.
HPG đang được khối ngoại mua ròng mạnh, tuy nhiên trừ mã này ra, thì chỉ còn vài tên tuổi khác được mua ròng với giá trị không đáng kể. Ngược lại, khối ngoại đang bán ròng ở nhiều tên tuổi lớn như VRE, TPB, VPB, VND, KDH, NVL, DGC, KBC, VCI… Tổng thể, khối ngoại đang bán ròng gần 30 tỷ trên HOSE, nếu loại HPG khỏi thống kê thì mức độ bán ròng sẽ sâu hơn rất nhiều.
Với thông tin Thaco sẽ bán cổ phần công ty con để thúc đẩy các mảng SXKD khác, cổ phiếu HNG hiện tăng giá tới 6%. Cổ phiếu từng 1 thời có liên quan mật thiết với HNG là HAG cũng tăng tới hơn 5%.
VN-Index mở cửa tăng nhẹ, với lực đỡ từ nhóm ngân hàng
VN-Index mở cửa tăng hơn 1 điểm sau khi đã tăng 7 ngày liên tiếp. Ngân hàng tiếp tục là nhóm ngành lớn hỗ trợ chỉ số sau khi bất ngờ được kéo chiều qua. Bất động sản, dầu khí và vài Large Cap khác cũng đang đỡ chỉ số, tuy nhiên đa số các nhóm ngành khác trên sàn HOSE vẫn chưa chịu “khởi động”, tức có rất nhiều mã vẫn đứng ở tham chiếu.
EIB là cổ phiếu tăng giá tốt nhất nhóm ngân hàng trên sàn HOSE khi đánh cồng ATO, với mức tăng 1.2%. Thông tin mới nhất về nhân sự có lẽ đang tác động lên cổ phiếu này. Ngoài ra, còn 10 cổ phiếu ngân hàng khác cũng tăng giá, dù mức tăng đa số dưới 1%, trong đó có cả những mã vốn hóa lớn nhất ngành như VCB, BID, VPB, STB… Tuy vậy MBB lại không nối được đà tăng khá chiều qua, khi giảm nhẹ 100 đồng.
Cổ phiếu dầu khí nhà PVN sáng nay tăng nhẹ, cho dù có tin giá dầu thế giới đã tăng 2.5% khi dự trữ tại Mỹ giảm 2 tuần liên tiếp. cụ thể GAS chỉ tăng 100 đồng, 1 số cổ phiếu khác tăng mạnh hơn chút như PVS, PVD, PVB, PVC… nhưng mức tăng cũng chỉ trên dưới 1%. Thực tế nhóm này có rất nhiều mã đã tăng mạnh vài chục % kể từ tháng 5 đến nay.
NVL đầu phiên còn tăng giá, nhưng sau ATO vài phút thì lại giảm nhẹ 200 đồng. Nhóm BĐS nhà ở trên sàn HOSE đang phân hóa, nhất là ở dòng cổ phiếu tầm trung, dù mức tăng hay giảm bình quân đều dưới 1%. Hầu như không có mã nào tăng hay giảm đáng kể, kể cả những hàng “nóng” theo tin như QCG, VPH, TDH…
2 chỉ số HNX-Index và UPCoM-Index liên tục đổi màu ở sát tham chiếu trước khi VN-Index mở cửa. tuy vậy với sàn HNX, đã có khá nhiều largecap giảm giá nhẹ, ví dụ như CEO, IDC, MBS, SHS… cho dù PVS, PVI hay THD tăng giá. Ở bên sàn Upcom, tình trạng chung của nhiều largecap là đứng yên, chỉ có vài mã tăng giảm giá nhẹ, và duy nhất 1 mã tăng khủng là VEF.
BTV (Tổng hợp)