Tỷ lệ hồ sơ tiếp nhận và giải quyết thủ tục hành chính trực tuyến đạt 96,58% (vượt xa so với mục tiêu đặt ra là 50%). Thành phố đang từng bước hoàn thiện chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số. Phát triển dịch vụ đô thị thông minh, kinh tế số - xã hội số bền vững.
Cùng với hoàn thiện quy hoạch, Vĩnh Yên đã triển khai nhiều chính sách phát triển hạ tầng đô thị hiện đại. Kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư đồng bộ với mở rộng, nâng cấp các tuyến đường giao thông nội đô, hệ thống thoát nước, cây xanh đô thị, công viên, vườn hoa, điện chiếu sáng, điện trang trí… Hàng loạt công trình lớn, trọng điểm của tỉnh được triển khai đã tạo thêm điểm nhấn cho thành phố. Các dự án: Cải tạo, chỉnh trang khu công sở của tỉnh và thành phố (sáng công sở, chiều công viên), lát vỉa hè, trồng bổ xung cây xanh, hạ ngầm hệ thống điện và đường dây thông tin liên lạc, cải tạo hệ thống chiếu sáng, thoát nước… hoàn thành đã tạo diện mạo mới về cảnh quan, mỹ quan đô thị, hướng tới mục tiêu xây dựng Vĩnh Yên xanh, thông minh, đáng sống.
Để đưa công nghệ số vào các lĩnh vực của đời sống xã hội, thành phố đã ban hành đề án hoàn thiện chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số năng động và chuyên nghiệp, phát triển dịch vụ đô thị thông minh giai đoạn 2021-2023, hướng đến 2030. Các kế hoạch, dự án được triển khai đã thúc đẩy tiến trình CĐS trên địa bàn. Xây dựng đồng bộ hạ tầng thông tin, trang thiết bị, cơ sở dữ liệu số. Việc ứng dụng hiệu quả công nghệ số, đưa công nghệ số vào các lĩnh vực của đời sống xã hội đã góp phần đáng kể nâng cao chất lượng đời sống cộng đồng.
Đến nay, 9/9 xã, phường của Vĩnh Yên đã xây dựng thành công mô hình hướng dẫn, hỗ trợ người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến, thực hiện hiệu quả chức năng giao tiếp hai chiều giữa chính quyền, người dân, doanh nghiệp. Các dịch vụ, giải pháp phát triển đô thị thông minh được triển khai quyết liệt đã tạo nền tảng để thành phố bứt phá mạnh mẽ trong công tác quy hoạch, phát triển hạ tầng đô thị, CĐS, nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới mô hình tăng trưởng. Đồng thời với phát triển kinh tế tăng trưởng xanh và bền vững, Vĩnh Yên chú trọng ứng dụng chuyển giao công nghệ vào sản xuất, kinh doanh. Nâng cao chất lượng dịch vụ và tăng tỷ lệ dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Phối hợp chặt chẽ với các ngành của tỉnh triển khai tiện ích, dịch vụ đô thị thông minh trên các lĩnh vực: Giám sát, điều hành chỉ tiêu kinh tế - xã hội, chỉ tiêu báo cáo thống kê; giám sát hiệu quả hoạt động của chính quyền; điều hành giao thông, an ninh công cộng; dịch vụ công ích, y tế, giáo dục, du lịch…
Để đẩy nhanh tiến trình CĐS, Vĩnh Yên đang tập trung hoàn thiện chính quyền điện tử và CĐS đồng bộ, toàn diện các cơ quan chính quyền, tạo nền tảng thúc đẩy kinh tế số, xã hội số. Chú trọng công tác truyền thông chuyển đổi nhận thức về CĐS. Mở rộng CĐS ở cấp phường, xã, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin. Đào tạo, tập huấn về công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ, CCVC. Phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông phổ cập Internet, điện thoại thông minh giá rẻ đến người dân.
Hướng tới kỷ niệm 125 năm đô thị Vĩnh Yên (1899 - 2024) Vĩnh Yên đã có định hướng, giải pháp để tiên phong xây dựng đô thị thông minh Chuyển đổi cơ cấu phát triển kinh tế mới theo hướng phát triển kinh tế số, kịnh tế ban đêm, kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh gắn với các lĩnh vực dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch…
Hồng Quân