Vĩnh Phúc cam kết đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn Vĩnh Phúc lấy ý kiến cử tri về sáp nhập tỉnh |
Ngày 24/4/2025, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã tổ chức Hội nghị phát triển nguồn nhân lực và Hội chợ việc làm năm 2025 tại trụ sở UBND tỉnh. Sự kiện có sự tham dự của ông Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Thứ trưởng Bộ Nội vụ Lê Văn Thanh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, các huyện, thành phố; các trường đại học, cao đẳng, cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh; các nhà đầu tư, chuyên gia và hơn 400 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Theo báo cáo, năm 2024, toàn tỉnh có hơn 8.500 doanh nghiệp đang hoạt động, sử dụng trên 250.400 lao động. Ước quý I năm 2025, số doanh nghiệp hoạt động tăng lên khoảng 8.590, sử dụng 251.000 lao động. Trong đó, có 10.463 lao động làm việc trong các doanh nghiệp sản xuất ô tô, xe máy; 67.900 lao động trong các doanh nghiệp điện tử; 54.000 lao động trong doanh nghiệp dệt may, da giày. Thu nhập bình quân của người lao động trong doanh nghiệp ước đạt gần 11 triệu đồng/người/tháng.
![]() |
Ông Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tham dự sự kiện ngày 24/4/2025 |
Trong năm 2024, toàn tỉnh đã giải quyết việc làm mới cho 23.083 lao động; ước quý I/2025, đã giải quyết việc làm cho 6.423 lao động, trong đó có 182 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 81%.
Năm 2024, trên địa bàn tỉnh có 29 cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đào tạo được gần 28.000 người. Quy mô tuyển sinh năm 2025 của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh dự kiến là 41.020 người. Dự kiến trong 6 tháng đầu năm 2025, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh sẽ tuyển dụng gần 22.000 người, với nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo và nhân lực kỹ thuật cao ngày càng tăng.
Để phát triển nhân lực phục vụ công cuộc công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh, thực hiện pháp luật liên quan đến doanh nghiệp; thực hiện giải quyết thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực lao động, dạy nghề bảo đảm kịp thời, đúng quy định.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm về đào tạo nghề và cung ứng lao động. Các vấn đề được tập trung thảo luận bao gồm công tác chăm lo phát triển nhà ở xã hội để giải quyết nhu cầu chỗ ở cho các đối tượng thu nhập thấp và công nhân tại các khu công nghiệp; thuận lợi và khó khăn trong công tác kết nối giữa doanh nghiệp và đơn vị cung ứng lao động; giải pháp nâng cao hiệu quả công tác kết nối giữa doanh nghiệp và đơn vị cung ứng lao động.
Trong khuôn khổ hội nghị, nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực với doanh nghiệp và người lao động đã được tổ chức như: tọa đàm, đối thoại, giải đáp khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp, học sinh, sinh viên, người lao động trong công tác tuyển dụng, sử dụng lao động và đào tạo nghề; ký kết biên bản ghi nhớ, hợp đồng về đào tạo nghề, cung ứng lao động giữa các doanh nghiệp và cơ sở giáo dục nghề nghiệp; hội chợ việc làm triển khai hoạt động tư vấn, cung ứng lao động, đào tạo nghề cho các doanh nghiệp, đơn vị và học sinh, sinh viên, người lao động.
![]() |
Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Đông phát biệu tại Hội nghị |
Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Đông nhấn mạnh: "Hội nghị phát triển nguồn nhân lực tỉnh và Hội chợ việc làm năm 2025 sẽ tạo tiền đề cho việc xây dựng, hình thành và phát triển cơ chế hợp tác một cách chặt chẽ, bền vững và hiệu quả giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp và doanh nghiệp trong công tác đào tạo và giải quyết việc làm sau đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.".
Chủ tịch UBND tỉnh giao Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh xây dựng chỉ thị về phát triển nguồn nhân lực của tỉnh; phối hợp thực hiện tốt công tác thông tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp; công tác quản lý nhà nước đối với các đơn vị hoạt động dịch vụ việc làm, cho thuê lại lao động trên địa bàn tỉnh; làm tốt công tác quản lý lao động. Đồng thời, giao Sở Giáo