Vĩnh Phúc: Đảm bảo cân đối cung- cầu hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng dịp Tết Nguyên đán

15:59 19/01/2022

Đảm bảo đầy đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán 2022 trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, trên cơ sở đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch. Đồng thời, tăng cường các giải pháp kiểm tra, kiểm soát nhằm Đảm bảo đầy đủ hàng hóa phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân trong dịp Tết Nguyên đán 2022 trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, trên cơ sở đảm bảo các biện pháp phòng, chống dịch. Đồng thời, tăng cường các giải pháp kiểm tra, kiểm soát nhằm đảm bảo chất lượng hàng hóa.

Trên cơ sở đánh giá tình hình, nhu cầu tiêu dùng của người dân trên địa bàn tỉnh và khả năng cung ứng hàng hóa của các hệ thống phân phối, nguồn tự cung, tự cấp của nhân dân, Sở Công thương tỉnh đã xây dựng phương án đảm bảo nguồn cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, đảm bảo liên tục, xuyên suốt, không bị gián đoạn. 

Ảnh minh họa
Tăng cường kiểm tra, ra soát để đảm bảo chất lượng hàng hóa

Các sở, ngành chức năng của tỉnh đã tăng cường kiểm tra, kiểm soát các quy định của pháp luật về giá, phí, niêm yết giá và bán theo giá niêm yết; xử lý các trường hợp lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, ép giá, đẩy giá bán lên cao, đặc biệt là những mặt hàng thiết yếu.

Sở Công thương đã ban hành nhiều văn bản về cân đối cung- cầu, bình ổn thị trường; phối hợp với UBND các huyện, thành phố, sở, ngành liên quan chỉ đạo doanh nghiệp (DN), siêu thị, trung tâm thương mại xây dựng và triển khai kế hoạch bình ổn giá, cung ứng hàng hóa.

Đánh giá hiệu quả các biện pháp đảm bảo cân đối cung- cầu hàng hóa trên địa bàn tỉnh, đồng chí Nguyễn Ngọc Phi, Phó Giám đốc Sở Công thương khẳng định: Mặc dù dịch Covid - 19 diễn biến phức tạp, nhưng từ đầu năm đến nay, thị trường hàng hóa trên địa bàn tỉnh vẫn ổn định, phong phú, đa dạng, đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của nhân dân.

Những tháng cuối năm và dịp Tết Nguyên đán, hoạt động thương mại thường sôi động; cung- cầu hàng hóa có nhiều biến động, các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, khí đốt, vật tư nông nghiệp, vật liệu xây dựng, lương thực, thực phẩm… có thể có những biến động về giá, song, căn cứ vào tình hình thực tế, Sở Công thương đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các DN trên cơ sở phân tích đánh giá, dự báo nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng và năng lực sản xuất kinh doanh (SXKD) để chủ động kế hoạch, phương án sản xuất, lưu thông, bảo đảm nhu cầu thị trường, nhất là hàng hóa thiết yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hoặc tồn đọng hàng hóa sau Tết.

Đồng thời, tuân thủ các quy định phòng chống dịch Covid-19, áp dụng các biện pháp thích ứng an toàn với dịch bệnh.

Để tiếp tục bình ổn thị trường, Sở Công thương đề nghị UBND các huyện, thành phố khuyến khích các cơ sở SXKD thực phẩm trên địa bàn tham gia kết nối tiêu thụ sản phẩm thực phẩm an toàn, kết hợp đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam".

Chủ động triển khai các chương trình kết nối cung- cầu, hỗ trợ tiêu thụ hàng hóa; mở rộng mạng lưới phân phối, tổ chức các phiên chợ bán hàng Việt Nam lưu động tại các vùng nông thôn, miền núi và khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh để kích cầu tiêu dùng.

Đồng thời, tích cực tham gia các chương trình hỗ trợ các đối tượng thuộc diện chính sách, người dân ở các vùng bị thiệt hại do dịch bệnh, thiên tai.

Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, sở phối hợp với Cục Quản lý thị trường và các lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường; xử lý nghiêm các hành vi buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu; gian lận thương mại; sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng; vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm; đầu cơ, găm hàng, liên kết độc quyền, lợi dụng nhu cầu tăng cao trong các dịp lễ, Tết để nâng giá, trục lợi bất chính.

Sở cũng phối hợp với Sở NN&PTNT theo dõi sát tình hình sản xuất, diễn biến dịch bệnh, thời tiết, nhất là dịch tả lợn Châu Phi, đánh giá năng lực cung ứng nguồn hàng thịt lợn và các mặt hàng thực phẩm thiết yếu khác cho thị trường dịp Tết Nguyên đán, để tránh tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt cục bộ, ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường hàng hóa trong nước nói chung và thị trường thực phẩm nói riêng.

Kịp thời tháo gỡ khó khăn cho việc lưu thông hàng hóa, nhất là việc vận tải của các đơn vị khi qua các địa bàn liên tỉnh có dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp.

Tổ chức hoạt động kết các DN phân phối và nhà cung cấp thực phẩm thiết yếu, tạo nguồn hàng phục vụ Tết và cung ứng cho các địa bàn phải thực hiện giãn cách phòng chống dịch bệnh; phối hợp với các địa phương khác triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, áp dụng các phương thức mới (trực tuyến, sàn đấu giá điện tử...) để giới thiệu, hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm thực phẩm an toàn, đặc sản vùng, miền kết hợp tạo nguồn hàng phục vụ Tết.

Với sự chủ động, linh hoạt trong xây dựng kế hoạch, phương án sản xuất, lưu thông, Vĩnh Phúc đang và sẽ đáp ứng tốt nguồn cung- cầu hàng hóa thị trường không chỉ trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần, mà trong mọi tình huống, đảm bảo phục vụ nhu cầu của người dân.

PV