Thứ hai 02/12/2024 21:49
Hotline: 024.355.63.010
Kinh doanh

Vị thế của doanh nghiệp Việt trên thị trường bán lẻ

05/12/2020 07:43
Các doanh nghiệp bán lẻ Việt đang phải cạnh tranh khốc liệt với các doanh nghiệp ngoại trong cuộc chiến giành thị phần trên thị trường bán lẻ trong nước đầy tiềm năng

Thị trường tiềm năng với mức tăng trưởng khả quan

Trong những năm qua cùng với sự mở rộng về quy mô, ngành bán lẻ Việt Nam luôn duy trì đà tăng trưởng 2 con số. Trong 4 năm qua, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng trưởng nhanh, ước đạt 11,2%/năm. Từ năm 2006-2018, tốc độ tăng trưởng bình quân của tổng mức bán lẻ hàng hóa luôn cao gấp 1,5-2 lần so với tốc độ tăng trưởng bình quân của GDP cùng thời kỳ.

Ảnh minh họa
Cùng với sự mở rộng quy mô, ngành bán lẻ Việt Nam luôn duy trì đà tăng trưởng 2 con số trong những năm qua.

Theo thống kê, số lượng cửa hàng tiện lợi đã tăng trưởng tới 60% khi trong năm 2019 có gần 2.495 cửa hàng thì từ đầu năm 2020 đến nay, con số này đã là 5.228. Cùng với đó là các trung tâm thương mại cũng tăng trưởng khoảng 11% (tăng 11 trung tâm trong năm qua).

Dù bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh từ đầu năm đến nay, nhưng theo đánh giá của giới chuyên gia, Việt Nam đang là một trong số ít các quốc gia trong khu vực có chỉ số GDP tăng trưởng dương trong năm 2020, đồng thời, Việt Nam cũng được kỳ vọng sẽ tiếp tục duy trì kinh tế ổn định và phát triển ở mức nhanh nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng ở mức 1,8% trong năm 2020 và nhanh chóng phục hồi trở lại mức 6,3% trong năm 2021. Riêng về bán lẻ, trong quý III/2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 1.305.800 tỷ đồng.

Sau thời gian trầm lắng, thị trường bán lẻ đã sôi động trở lại với các chương trình kết nối cung cầu, kích cầu tiêu dùng từ các nhà phân phối lớn. Trong quý III/2020, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đã tăng 14,4% so với quý trước và tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2019.

Với những điều kiện thuận lợi trên, vừa qua, hàng loạt DN bán lẻ trong nước đã có tham vọng mở rộng thị phần trên thị trường.

Lý giải vì sao các DN bán lẻ đua nhau mở rộng thị phần sau dịch bệnh, chuyên gia bán lẻ Vũ Vinh Phú nhận định, Việt Nam là một thị trường hết sức tiềm năng với dân số đông, thu nhập ngày càng tăng; thị trường bán lẻ hiện đại mới chiếm 25%, đặc biệt chưa phát triển mạnh ở vùng nông thôn. Bên cạnh đó, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cũng chiếm 71% GDP.

Ngoài ra, ông Phú cũng cho rằng, giai đoạn dịch bệnh khiến các DN bị gián đoạn kinh doanh, buôn bán cầm chừng, thậm chí là giải thể, chính vì vậy, đây chính là lúc họ hồi phục. Một lí do nữa là Việt Nam vừa kí kết một loạt các FTA, vì vậy làn sóng đầu tư vào bán lẻ sẽ tăng cao, hàng hóa của các nước vào Việt Nam với thuế suất ưu đãi ngày càng nhiều. Nắm bắt được thời cơ này, các DN mở rộng thị phần là một điều đúng đắn.

Vấn đề được đặt ra là các DN sẽ mở rộng theo hướng nào? Theo ông Phú, DN có thể sẽ phát triển thêm chuỗi theo mô hình đang sẵn có, hoặc phát triển các mô hình nhỏ tiếp cận với ngõ ngách dân cư. Đồng thời, cũng sẽ tính đến việc tăng cường liên kết, tổ chức thu mua hàng tận gốc, giảm bớt các khâu trung gian để giảm chi phí, xây dựng những nhãn hàng riêng cho mình.

Bên cạnh đó, các chuyên gia cũng cho rằng DN sẽ mở rộng xây dựng thương hiệu theo chiều sâu, tăng cường thu thập dữ liệu khách hàng, mở rộng bán hàng đa kênh, đưa công nghệ hiện đại vào chiếm lĩnh thị phần và thu hút khách.

DN nội tìm chỗ đứng

Thực tế cho thấy, một nửa đại siêu thị trong nước đang thuộc về DN nước ngoài như Nhật Bản, Thái Lan… DN Việt Nam chỉ chiếm hệ thống siêu thị tầm trung và siêu thị mini.

Đặc biệt, theo làn sóng đầu tư đang dịch chuyển về Việt Nam ngày càng nhiều, các DN ngoại đang thể hiện rõ “tham vọng” trước thị trường bán lẻ Việt đầy tiềm năng.

Việt Nam là một trong những thị trường bán lẻ có sức hấp dẫn với các nước trên thế giới
Việt Nam là một trong những thị trường bán lẻ có sức hấp dẫn với các nước trên thế giới.

Trong những năm qua, thị trường bán lẻ Việt Nam đã thu hút hàng loạt các tên tuổi bán lẻ lớn trong khu vực và thế giới. Lý giải về sức hút này, một chuyên gia trong ngành cho rằng, đó là nhờ những yếu tố “vàng” như quy mô dân số lớn (gần 100 triệu dân), cơ cấu dân số trẻ (60% dân số ở độ tuổi 18-50); chi tiêu hộ gia đình tăng trung bình 10,5%/năm và tỷ lệ đô thị hóa cao.

Đặc biệt, là quốc gia có cơ cấu dân số trẻ, tỷ lệ người dân sử dụng thiết bị thông minh cao, do đó ngành bán lẻ tại Việt Nam phát triển khá sôi động với các hình thức triển khai đa kênh, nhất là với sự tăng trưởng của thương mại điện tử đã thúc đẩy sự sôi động của thị trường bán lẻ.

Không những thế, Việt Nam còn có nền chính trị ổn định, đang trên đà tăng trưởng và hội nhập với độ mở kinh tế cao, kiểm soát tốt dịch bệnh nên được coi là điểm sáng đầu tư tại khu vực ASEAN và châu Á cũng như điểm đến thu hút của cuộc dịch chuyển thị trường đầu tư.

Vừa qua, Arisaig Asia Consumer cho biết, quỹ đã đầu tư vào 3 DN mới tại châu Á, trong đó có Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn.

Tháng 6 vừa qua, Quỹ Mekong Enterprise Fund III (do Mekong Capital tư vấn quản lý) công bố đầu tư vòng thứ 3 cho chuỗi cầm đồ F88. Trước đó, quỹ này đã đầu tư thành công vào nhiều DN bán lẻ tiêu dùng của Việt Nam như Golden Gate, Thế giới Di động, gần đây là Pharmacity.

Trước động thái này, giới chuyên gia nhận định, các DN ngoại sẽ tiếp tục đổ bộ vào thị trường bán lẻ tiềm năng của Việt Nam.

Ông Trần Duy Đông - Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) chỉ ra việc các tập đoàn kinh doanh bán lẻ lớn của nước ngoài như: Family Mart, K Mart, Lotte, Central Group, Aeon, Circle K… liên tục đẩy mạnh chiến lược thâm nhập và mở rộng thị trường bán lẻ tại Việt Nam. Dù vậy vẫn chỉ có một số ít nhà bán lẻ lớn như BRG Retail, Saigon Co.op, VinCommerce, Thegioididong, Bách hóa Xanh, Satra… được đánh giá có đủ năng lực để cạnh tranh và khẳng định vị thế do hầu hết doanh nghiệp khác nguồn lực còn hạn chế.

Mặt khác, về phía DN nội, ông Phú cho rằng có một điểm yếu chung là về công nghệ; cùng với đó, 80% nguồn nhân lực trong siêu thị không được đào tạo về bán lẻ. Bên cạnh đó, tình trạng hàng giả, hàng nhái vẫn đang tiếp diễn và trong tình trạng báo động, bán hàng đa kênh cũng chưa thật sự phát triển. Chính những điểm yếu này của DN Việt lại là điểm mạnh của DN ngoại. Họ mạnh về công nghệ, quen với bán lẻ hiện đại, chăm sóc khách hàng, tập hợp dữ liệu khách hàng rất kĩ và tốt, tạo ra niềm tin cho khách hàng một cách sâu sắc.

Tuy nhiên, thách thức luôn đi kèm với cơ hội. DN Việt cũng đang đứng trước những cơ hội để thay đổi, tái cấu trúc, hội nhập với bán lẻ hiện đại. Theo các chuyên gia, để giữ vững được lợi thế trên sân nhà, DN trong nước cần làm mới mình, đẩy mạnh xây dựng niềm tin của khách hàng, phát triển bán hàng đa kênh kèm theo giao hàng nhanh chóng.

Về phía các cơ quan quản lý cần xây dựng chính sách hỗ trợ DN, tạo lập các hàng rào kỹ thuật để bảo vệ DN trong nước trước những hành động cạnh tranh không lành mạnh của hàng ngoại. Ngoài ra, DN nội có thể tính đến phương án liên kết để tạo lập các tập đoàn bán lẻ lớn, xây dựng thương hiệu của riêng mình để cạnh tranh với DN ngoại.

Bảo Bảo

Tin bài khác
"Đầu tư vào quản trị công ty" mang tới nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và tăng cường năng lực cạnh tranh

"Đầu tư vào quản trị công ty" mang tới nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và tăng cường năng lực cạnh tranh

Sáng 29/11, Báo Đầu tư tổ chức gặp gỡ báo chí trước Diễn đàn thường niên về Quản trị Công ty lần thứ 7 “Đầu tư vào Quản trị Công ty: Chiến lược Thu hút Nhà đầu tư có trách nhiệm trong Xu thế Quốc tế hoá Thị trường”.
VN-Index tạm dừng tại mức kháng cự, chờ dòng tiền quay trở lại

VN-Index tạm dừng tại mức kháng cự, chờ dòng tiền quay trở lại

VN-Index kháng cự 1250 điểm, điều chỉnh là cần thiết. Nhà đầu tư nên giữ tỷ trọng an toàn và "canh mua" trong tuần này khi có tín hiệu dòng tiền lớn quay lại.
Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 (Techfest Việt Nam 2024)

Khai mạc Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 (Techfest Việt Nam 2024)

Chiều 27/11, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Ủy ban Nhân dân thành phố Hải Phòng tổ chức khai mạc Ngày hội khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam 2024 (Techfest Việt Nam 2024).
Elevation Talks: Xây dựng chiến lược đầu tư dành cho giới siêu giàu

Elevation Talks: Xây dựng chiến lược đầu tư dành cho giới siêu giàu

Giới siêu giàu Việt Nam đang gia tăng nhanh chóng với nhu cầu đầu tư ngày càng đa dạng phong phú. Elevation Talks, chuỗi sự kiện đầu tư độc đáo do BIDV và Dragon Capital phối hợp tổ chức...
VN-Index duy trì đà tăng, nhà đầu tư cần thận trọng trước cơ hội mới

VN-Index duy trì đà tăng, nhà đầu tư cần thận trọng trước cơ hội mới

VN-Index tiếp tục đà tăng trong phiên giao dịch ngày 26/11, tuy nhiên, nhà đầu tư cần kiên nhẫn và tránh tâm lý FOMO, khi thị trường đang chạm kháng cự mạnh.
Thị trường chứng khoán: Dự báo tín hiệu mua tại vùng 1220

Thị trường chứng khoán: Dự báo tín hiệu mua tại vùng 1220

Thị trường chứng khoán ngày hôm qua 15/11 tăng 6,6 điểm, với khả năng kiểm tra vùng 1220. Nhà đầu tư cần chú ý tín hiệu FTD và sẵn sàng bắt đáy tại 1220.
Ông Lê Hồng Minh trở lại vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị VNG

Ông Lê Hồng Minh trở lại vai trò Chủ tịch Hội đồng quản trị VNG

Ông Lê Hồng Minh từng được vinh danh trong top 10 nhà lãnh đạo ảnh hưởng đến Internet Việt Nam (2007-2017) và nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2014.
OpenAI cân nhắc ra mắt trình duyệt web tích hợp AI: Bước đi mới cạnh tranh Google?

OpenAI cân nhắc ra mắt trình duyệt web tích hợp AI: Bước đi mới cạnh tranh Google?

OpenAI được cho là đã đàm phán về sản phẩm tìm kiếm với các nhà phát triển trang web và ứng dụng như Conde Nast, Redfin, Eventbrite và Priceline.
Tại sao startup Việt chưa chú trọng khai thác thị trường nội địa?

Tại sao startup Việt chưa chú trọng khai thác thị trường nội địa?

Thực trạng các startup Việt Nam bỏ qua thị trường nội địa là một trong những vấn đề đáng chú ý trong bối cảnh phát triển kinh tế xã hội hiện nay.
VN-Index hồi phục, nhà đầu tư cần điều tiết vốn hợp lý

VN-Index hồi phục, nhà đầu tư cần điều tiết vốn hợp lý

VN-Index tiếp tục hồi phục, nhưng thanh khoản giảm. Nhà đầu tư nên cơ cấu lại danh mục, giảm tỷ trọng cổ phiếu yếu và chuẩn bị tiền mặt để ứng phó với rủi ro.
Nhóm cổ phiếu bất động sản đang dẫn dắt thị trường chứng khoán

Nhóm cổ phiếu bất động sản đang dẫn dắt thị trường chứng khoán

Nhóm cổ phiếu bất động sản dẫn dắt thị trường chứng khoán ngày 20/11, với sự hồi phục tích cực tại vùng 1200. Tuy nhiên, thanh khoản chưa đủ mạnh xác nhận đáy.
Thị trường chứng khoán điều chỉnh, cơ hội cơ cấu danh mục

Thị trường chứng khoán điều chỉnh, cơ hội cơ cấu danh mục

Thị trường chứng khoán tiếp tục điều chỉnh, khối ngoại bán ròng. Nhóm midcap ổn định, tín hiệu đáy kỹ thuật rõ ràng. Cơ hội cơ cấu danh mục đầu tư hợp lý.
Thị trường chứng khoán tìm đáy tại ngưỡng 1.200 đểm?

Thị trường chứng khoán tìm đáy tại ngưỡng 1.200 đểm?

Thị trường chứng khoán chứng kiến nhịp hồi phục đáng chú ý tại vùng 1.200 điểm, tạo tâm lý tích cực cho nhà đầu tư, tuy nhiên, thanh khoản bắt đáy vẫn yếu.
VN-Index đối mặt áp lực lớn, rủi ro giảm giá tăng cao

VN-Index đối mặt áp lực lớn, rủi ro giảm giá tăng cao

VN -Index đang chịu áp lực lớn khi DXY tăng và rủi ro từ mô hình vai đầu vai. Ngưỡng 1200 điểm đóng vai trò hỗ trợ quan trọng, nhà đầu tư cần thận trọng.
CEO Startup xe máy điện Dat Bike nói gì khi chuyển sang 100% vốn ngoại?

CEO Startup xe máy điện Dat Bike nói gì khi chuyển sang 100% vốn ngoại?

Dat Bike đã tăng vốn điều lệ hơn 17 tỷ đồng lên hơn 258 tỷ đồng. Công ty hiện do DAT BIKE PTE. LTD, một pháp nhân đăng ký tại Singapore, sở hữu hoàn toàn.