Chủ nhật 11/05/2025 22:38
Hotline: 024.355.63.010
Pháp luật

Vì sao việc sửa đổi Luật Sở hữu trí tuệ trở thành vấn đề cấp thiết?

12/10/2020 00:00
Sau nhiều năm đi vào áp dụng thực tế, Luật Sở hữu trí tuệ đã bộc lộ những bất cập và cần thiết phải có điều chỉnh sớm.

Theo đánh giá của chuyên gia, hiện nay, các tổ chức, cá nhân ngành văn hóa và du lịch vẫn chưa nhận thức chính xác và đầy đủ về sở hữu trí tuệ cũng như các vấn đề liên quan như về quyền tác giả và quyền liên quan đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, các bản thu âm, bản ghi hình,…

Đặc biệt, công tác tuyên truyền, đào tạo cơ bản và nâng cao về sở hữu trí tuệ như các hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, quyền của tác giả, quyền của chủ sở hữu tài sản trí tuệ,… trong ngành văn hóa và du lịch ở Việt Nam còn bỏ ngỏ, nhiều bất cập và hạn chế.

Theo báo cáo của Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH&CN), thời gian qua nhất là sau khi Luật SHTT được ban hành năm 2005, thì nhận thức của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được thì tình hình quản lý, thực thi và tuân thủ quyền SHTT trong ngành văn hóa và du lịch vẫn còn yếu kém, bất cập chưa thể được khỏa lấp. Tình trạng vi phạm các quyền SHTT rất tràn lan, phổ biến, phức tạp và khó kiểm soát, chủ yếu tập trung nhiều vào các nội dung quyền tác giả trong sách báo, phim ảnh, bản quyền phần mềm máy tính,…

Trước thực tế này, ông Nguyễn Thanh Bình, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu, đào tạo và hỗ trợ tư vấn (Cục Sở hữu trí tuệ) cho rằng, Luật SHTT đã ban hành khá lâu, đến nay đã bộc lộ nhiều bất cập cần được điều chỉnh, cập nhật cho phù hợp hơn.

“Chúng ta đã sử dụng Luật SHTT (sửa đổi) từ năm 2009 đến nay là 10 năm. Đối với lĩnh vực văn hóa và du lịch là một trong những lĩnh vực phức tạp, trong khi thực tế về quyền tác giả, quyền liên quan trong lĩnh vực này cũng rất phức tạp, do đó có thể nói rằng Luật SHTT đến nay ít nhiều đã lạc hậu khi áp dụng cho hai lĩnh vực được coi là nhạy cảm này”, ông Bình nói.

Cùng quan điểm trên, PGS.TS Lê Thị Nam Giang, Giám đốc Trung tâm SHTT, Trường ĐH Luật TP.HCM đồng tình với quan điểm này và cho rằng, Luật SHTT ban hành từ 2005, sửa đổi 2009, và trong bối cảnh hiện nay, với sự phát triển của công nghệ số có rất nhiều hình thức khai thác, truyền bá cũng như trình bày các tác phẩm với nhiều hình thức khác nhau, đã đặt ra nhiều vấn đề cần được nhìn nhận lại. Nếu không sửa chữa một số quy định hiện nay thì rất khó để giải quyết.

Ảnh minh họa

Theo ThS Nguyễn Phương Thảo, giảng viên Khoa Luật Dân sự, Trường ĐH Luật TP.HCM, bảo hộ quyền tác giả, quyền liên quan là lĩnh vực không mới trong pháp luật SHTT Việt Nam. Mặc dù các quy định pháp luật điều chỉnh đối tượng này đã được ban hành từ lâu nhưng hành vi xâm phạm vẫn diễn ra phổ biến. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là ý thức tôn trọng quyền SHTT của người dân còn thấp, một số trường hợp do chưa có cơ hội tiếp cận các quy định pháp luật liên quan nên không nhận thức được về hành vi trái pháp luật của mình.

Bà Thảo cũng có những phân tích thêm về các vụ vi phạm SHTT trong thời gian qua được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó tiêu biểu là vụ tranh chấp quyền tác giả các hình tượng nhân vật trong truyện tranh Thần đồng đất Việt vừa tuyên án hồi đầu tháng 9/2019.

Giảng viên Nguyễn Phương Thảo cho rằng, số vụ kiện tụng mang nhau ra tòa chỉ chiếm phần rất nhỏ so với tranh chấp và vi phạm thực tế. Hầu hết chủ thể quyền không có động lực trong các vụ kiện, bởi vì họ thấy rằng kiện tụng quá gian nan. Như trường hợp tác giả Lê Linh trong vụ kiện Thần đồng đất Việt cho thấy, tác giả phải mất 12 năm, từ 2002-2019 mới đòi được công lý.

Tiếp tục câu chuyện về kết quả vụ Thần đồng đất Việt, PGS.TS Lê Thị Nam Giang nói thêm rằng, qua vụ án cho thấy, hiện nay việc xác định tác giả, đồng tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả trong một số tác phẩm đặc thù vẫn đang đặt ra nhiều câu hỏi cho các nhà pháp lý.

“Trong câu chuyện Thần đồng đất Việt, nếu bà Phan Thị Mỹ Hạnh chứng minh được ý tưởng không chỉ nằm trong đầu bà mà bà ngồi cạnh Lê Linh, đưa ra những góp ý và yêu cầu Lê Linh thể hiện, tôi nghĩ trong trường hợp này bà được công nhận quyền tác giả, rất tiếc là phía Phan Thị đã không chứng minh được, và tòa xét xử dựa trên cơ sở chứng cứ là phù hợp. Tương tự vậy, trong lĩnh vực phần mềm máy tính, nhiều khi có sự tham gia của hàng chục kỹ sư để lập nên phầm mềm, trường hợp đó xác định đồng tác giả không phải là câu chuyện đơn giản”, bà Thảo nói

Liên quan tới vấn đề trên, theo thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ, Luật SHTT được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua năm 2005 (Luật số 50/2005/QH11) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2006, được sửa đổi, bổ sung năm 2009 (Luật số 36/2009/QH12) và năm 2019 (Luật số 42/2019/QH14) (sau đây gọi là Luật SHTT) là văn bản pháp luật quan trọng, điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến loại tài sản đặc biệt - tài sản trí tuệ.

Qua thực tiễn hơn 10 năm thi hành, Luật SHTT đã phát huy vai trò to lớn trong việc tạo hành lang pháp lý cho các tổ chức, cá nhân xác lập, khai thác và bảo vệ quyền SHTT, tạo môi trường kinh doanh lành mạnh cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, góp phần khuyến khích hoạt động sáng tạo, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ, thu hút đầu tư nước ngoài, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Tuy nhiên, thực tiễn hơn 10 năm thi hành, cùng với việc hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam trong thời gian qua cho thấy Luật SHTT còn tồn tại một số vướng mắc, bất cập nhất định cần được sửa đổi, bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, yêu cầu của cải cách thủ tục hành chính cũng như để bảo đảm thi hành các cam kết về SHTT trong các FTA mà Việt Nam đã và đang đàm phán hoặc đã ký kết. Do vậy, việc xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ là rất cần thiết.

Mục tiêu của dự thảo Luật về quyền tác giả và quyền liên quan là: Sửa đổi, bổ sung Luật SHTT về nội dung quyền tác giả, quyền liên quan nhằm khắc phục những vướng mắc, bất cập trong thực tiễn thi hành; bảo đảm ổn định, thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả của các quy định pháp luật về Quyền tác giả, quyền liên quan phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước…

Bảo Bình

Tin bài khác
Lương chuyên gia tư vấn trong nước có thể lên tới 105 triệu đồng/tháng từ 1/7/2025

Lương chuyên gia tư vấn trong nước có thể lên tới 105 triệu đồng/tháng từ 1/7/2025

Theo quy định mới, mức lương chuyên gia tư vấn được chia thành bốn nhóm, tùy theo trình độ chuyên môn và số năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành tư vấn.
Làm rõ khái niệm "người có ảnh hưởng" trong dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi

Làm rõ khái niệm "người có ảnh hưởng" trong dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi

Lần đầu tiên, dự thảo Luật Quảng cáo sửa đổi đã đưa ra định nghĩa chính thức về “người có ảnh hưởng” – bao gồm chuyên gia, người có uy tín hoặc cá nhân được xã hội quan tâm trong các lĩnh vực cụ thể.
Phú Thọ: Bắt khẩn cấp hai đối tượng khai thác khoáng sản trái phép ở Thanh Sơn

Phú Thọ: Bắt khẩn cấp hai đối tượng khai thác khoáng sản trái phép ở Thanh Sơn

Ngày 9/5, Công an tỉnh Phú Thọ đã ra lệnh giữ và bắt khẩn cấp Lê Hoàng Thắng (SN 2002) và Hoàng Hải Long (SN 2003), cùng trú tại xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn, để điều tra về hành vi “Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên”.
Phú Thọ: Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo "nóng" vụ khai thác đất trái phép ở xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn

Phú Thọ: Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo "nóng" vụ khai thác đất trái phép ở xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn

Ngày 9/5, UBND tỉnh Phú Thọ ra văn bản số 2283 /UBND-NNTN về việc kiểm tra, xử lý nghiêm hoạt động khai thác đất đắp nền trái phép tại xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn.
Từ 1/7/2025: Hình thức chi trả lương hưu thay đổi như thế nào?

Từ 1/7/2025: Hình thức chi trả lương hưu thay đổi như thế nào?

Từ ngày 1/7/2025, người lao động sẽ có quyền lựa chọn hình thức nhận lương hưu phù hợp.
Tăng cường hậu kiểm, siết chặt quản lý vốn điều lệ để ngăn chặn doanh nghiệp ma

Tăng cường hậu kiểm, siết chặt quản lý vốn điều lệ để ngăn chặn doanh nghiệp ma

Thời gian qua đã xuất hiện nhiều trường hợp thành lập doanh nghiệp ma, sử dụng “vỏ bọc” doanh nghiệp để thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật như mua bán hóa đơn giá trị gia tăng, chiếm đoạt tiền hoàn thuế.
Thu hồi 9 loại mỹ phẩm của Công ty Linh Anh

Thu hồi 9 loại mỹ phẩm của Công ty Linh Anh

Ngày 8/5, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) ban hành văn bản số 1265/QLD-MP, đình chỉ lưu hành và thu hồi trên toàn quốc đối với 9 sản phẩm mỹ phẩm của Công ty TNHH thương mại tổng hợp & dịch vụ Linh Anh, trụ sở tại khu 5, thị trấn Thanh Ba, huyện Thanh Ba, tỉnh Phú Thọ.
Đề xuất sửa danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Đề xuất sửa danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị định phân cấp thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước trong lĩnh vực nội vụ. Trong đó, Bộ Nội vụ đề xuất sửa danh mục địa bàn áp dụng mức lương tối thiểu vùng.
Hà Nội mở đợt cao điểm truy quét thuốc giả, sữa giả, thực phẩm kém chất lượng

Hà Nội mở đợt cao điểm truy quét thuốc giả, sữa giả, thực phẩm kém chất lượng

Trước tình trạng sản xuất và buôn bán thuốc giả, sữa giả và thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả diễn biến phức tạp, UBND TP Hà Nội đã ban hành công văn yêu cầu các sở, ngành và chính quyền địa phương triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nhằm đấu tranh, ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực này.
Có cán bộ công chức được tăng lương tới 9 triệu đồng năm 2025

Có cán bộ công chức được tăng lương tới 9 triệu đồng năm 2025

Chính sách thu nhập tăng thêm hàng tháng cho cán bộ công chức là một trong những nội dung quan trọng được quy định trong Luật Thủ đô 2024 và cụ thể hóa tại Nghị quyết số 46/2024/NQ-HĐND vừa được Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành.
Hướng dẫn mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng

Hướng dẫn mới về phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước của tổ chức tín dụng

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư 02/2025/TT-NHNN, quy định về việc phát hành chứng chỉ tiền gửi trong nước bởi các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Thông tư này có hiệu lực từ ngày 16/6/2025.
Đồng Nai siết chặt quản lý nhà ở xã hội, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm

Đồng Nai siết chặt quản lý nhà ở xã hội, xử lý nghiêm các trường hợp sai phạm

Trước tình trạng mua, thuê nhà ở xã hội không đúng đối tượng diễn ra tại TP. Biên Hòa, UBND tỉnh Đồng Nai vừa có văn bản yêu cầu các sở, ban ngành, địa phương liên quan thực hiện các biện pháp chấn chỉnh, đảm bảo chính sách an sinh được thực thi đúng mục tiêu.
Từ 15/6/2025: Thông tư mới về tiền lương có hiệu lực

Từ 15/6/2025: Thông tư mới về tiền lương có hiệu lực

Ngày 15/6/2025, Thông tư 003/2025/TT-BNV của Bộ Nội vụ sẽ chính thức có hiệu lực, hướng dẫn cụ thể việc quản lý lao động, cách tính tiền lương, thù lao và tiền thưởng trong các doanh nghiệp nhà nước, căn cứ theo Nghị định số 44/2025/NĐ-CP của Chính phủ.
Gian lận thương mại diễn biến phức tạp, Hải quan căng mình kiểm soát

Gian lận thương mại diễn biến phức tạp, Hải quan căng mình kiểm soát

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều biến động, Cục Hải quan thông tin về tình hình buôn lậu, gian lận thương mại tiếp tục diễn biến phức tạp.
Quy định mới về cấp Giấy phép lần đầu cho quỹ tín dụng nhân dân

Quy định mới về cấp Giấy phép lần đầu cho quỹ tín dụng nhân dân

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành Thông tư số 01/2025/TT-NHNN, quy định cụ thể về việc cấp Giấy phép lần đầu và cấp đổi Giấy phép hoạt động cho các quỹ tín dụng nhân dân.