Cấp phép xuất khẩu gạo cho 221 doanh nghiệp Đã thu hồi giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo của 10 doanh nghiệp |
Tại cuộc họp, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) đã báo cáo các nội dung đã triển khai trong quá trình xây dựng Dự thảo Nghị định sửa đổi. Các đại biểu đã đóng góp ý kiến đối với Dự thảo lần 1 của Nghị định, tập trung vào việc cập nhật các quy định phù hợp với thực tiễn điều hành xuất khẩu gạo hiện nay, bảo đảm hiệu quả quản lý nhà nước cũng như tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong bối cảnh mới.
![]() |
Sửa đổi Nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo để minh bạch thị trường |
Dự kiến vào ngày 20/5/2025, Bộ Công Thương sẽ tổ chức hội nghị lấy ý kiến rộng rãi của các Bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan và cộng đồng doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo tại TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
Không phủ nhận sau gần 7 năm đưa vào triển khai thực tế, Nghị định 107/2018/NĐ-CP đã có tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo. Tuy nhiên, theo báo cáo đánh giá cho thấy bên cạnh những kết quả tích cực, trong quá trình thực thi nghị định này cũng đã bộc lộ một số vấn đề cần được sửa đổi.
Trước tác động của các yếu tố khách quan và chủ quan, Việt Nam đã nhập khẩu một số loại gạo để phục vụ các nhu cầu trong nước (sản xuất thức ăn chăn nuôi, sản xuất bia...); bên cạnh đó dành lượng gạo chất lượng cao hơn cho xuất khẩu. Việc nhập khẩu gạo quá nhiều nhưng không được quản lý, thống kê đầy đủ, kịp thời sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất trong nước, tác động đến sản xuất lúa gạo của Việt Nam, đời sống của người nông dân và gián tiếp ảnh hưởng đến an ninh lương thực.
Bộ Công Thương lấy ý kiến sửa đổi Nghị định kinh doanh xuất khẩu gạo là hoạt động nhằm triển khai nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 21/CĐ-TTg ngày 6/3/2025 về việc điều hành đảm bảo cân đối cung cầu lúa gạo trong bối cảnh diễn biến phức tạp của thị trường trong nước và quốc tế.