Vì sao biết tín dụng đen lãi suất "cắt cổ" mà vẫn vay?
- 9
- Thị trường - Tài chính
- 09:01 22/03/2019
Theo chuyên gia, nếu nói "mánh khoé" để lừa người đi vay cũng không thật hoàn toàn chính xác. Nhiều khi các hợp đồng tín dụng đen rất đơn giản và dễ hiểu như "vay 1.000.000 đồng, trả lãi 5.000 đồng/ngày". Và nhiều người đi vay cũng hoàn toàn nhận thức được mức trả nợ như vậy là cao hay thấp khi tính ra số phần trăm.
Tín dụng đen có nhiều hệ luỵ cho xã hội, nhưng vì sao nó vẫn tồn tại và ngày càng "bành trướng", xâm nhập vào cuộc sống của người dân? Những câu hỏi này đã được các chuyên gia giải đáp tại toạ đàm trực tuyến "Đi tìm giải pháp mở rộng tín dụng, "giải cứu" người dân khỏi tín dụng đen" do Báo Trí thức trẻ phối hợp CafeF tổ chức chiều 21/3.
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, để có một khoản vay chính thức từ ngân hàng phải làm rất nhiều thứ, từ khai báo nhân thân, làm hồ sơ, đưa ra mục đích vay, chứng minh thu nhập,… Muốn vay phải có thế chấp sổ tiết kiệm, bảo lãnh,…Không vay thế chấp thì vay tín chấp nhưng cũng đòi hỏi nhiều điều kiện. Hạn mức tín dụng cũng chỉ được vài lần trên mức thu nhập của một người. Và như thế, cánh cửa ngân hàng đóng lại với nhiều người, nhất là những người dân vùng sâu vùng xa, các bạn trẻ sinh viên,…
Không vào được ngân hàng thì tìm đến tiệm cầm đồ, nhưng chiêu trò về lãi suất, thu hồi nợ, lừa đảo cũng rất nhiều. Và tìm đến các tổ chức tài chính thì họ cũng thường chỉ cho vay các món nhỏ, bị quản lý bởi luật TCTD với những quy định ngặt nghèo. Cửa này cũng đóng.
Khi những cánh cửa kia đóng lại, họ chạy ra ngoài, nhìn thấy ngay tờ rơi ở các cột điện, chỉ cần gọi điện là có tiền một cách dễ dàng. Có thể nói, họ phải tìm đến tín dụng đen bởi các cửa chính thức đều đóng lại với họ. Họ có nhu cầu thực sự, như để chi trả tiền bệnh viện, chi tiêu,…thậm chí cho đến nhu cầu phạm pháp cờ bạc, ma túy…"Tôi gặp một vài cán bộ nhân viên công sở, đầu tháng tiêu sạch tiền, cuối tháng lại chạy vào tín dụng đen chỉ để có tiền để "nhậu".
Còn theo TS. Nguyễn Đức Độ, tín dụng đen có đặc điểm là lãi suất rất cao. Đối tượng đi vay tín dụng đen cũng thường là những người ở "bước đường cùng" nên khả năng trả nợ rất thấp. Kết cục thường xảy ra là tình trạng "nợ chồng nợ". Khi chịu sức ép đòi nợ rất lớn từ lực lượng xã hội đen, người vay có thể thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật như lừa đảo, bán tài sản của những người thân quen, ăn cắp, ăn trộm, cướp giật, thậm chí giết người để lấy tiền trả nợ.

TS Nguyễn Đức Độ
Nhưng tín dụng đen có dùng "mánh khoé" để xâm nhập đời sống người dân không? Theo TS Nguyễn Đức Độ, nếu nói "mánh khoé" để lừa người đi vay cũng không thật hoàn toàn chính xác. Nhiều khi các hợp đồng tín dụng đen rất đơn giản và dễ hiểu như "vay 1.000.000 đồng, trả lãi 5.000 đồng/ngày". Và nhiều người đi vay cũng hoàn toàn nhận thức được mức trả nợ như vậy là cao hay thấp khi tính ra số phần trăm. Tuy nhiên, vấn đề nằm ở chỗ một số người đi vay ở trong tình trạng không có giải pháp nào khác ngoài tín dụng đen. Những người khác có thể tính chỉ vay trong thời gian rất ngắn nên chấp nhận. Cũng có người hy vọng, trông chờ vào các khoản thu nhập mang tính may rủi từ lô, đề hay cá độ bóng đá nên kế hoạch trả nợ của họ dễ bị đổ bể.
Bài liên quan
#tín dụng đen

Bộ Công an sẽ trấn áp mạnh mẽ tội phạm liên quan đến tín dụng đen
Trong 2.500 vụ liên quan đến tín dụng đen trong năm 2018, chỉ có 34 vụ là xử theo tội cho vay nặng lãi, chiếm 2%.

Thiếu vốn vay, tín dụng đen bùng phát
Chia sẻ với Thời báo Kinh Doanh bên hành lang Quốc hội, một số đại biểu lo lắng ngành nông nghiệp đang phải hứng chịu các đợt dịch bệnh đối với cây trồng và vật nuôi khiến người nông dân điêu đứng. Do đó, nếu không có sự hỗ trợ của các ngân hàng và tổ chức tài chính vi mô thì vấn nạn tín dụng đen sẽ bùng phát.

Hạn chế tín dụng đen: Người lao động có thể được tạm ứng tới 3 tháng lương
Trong dự thảo Bộ Luật Lao động năm 2012 đang được Bộ LĐ-TB&XH lấy ý kiến dư luận xã hội, việc tạm ứng tiền lương đã được thiết kế gần với mức sống và hạn chế phần nào tình trạng tín dụng đen “bủa vây” người lao động.

Thủ tướng chỉ thị tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với “tín dụng đen”
Thủ tướng Chính phủ vừa có Chỉ thị số 12/CT-TTg về tăng cường phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.

Núp bóng công tài chính, đẩy lãi suất “cắt cổ”' hơn 700%
Có nhu cầu vay nhanh không cần thế chấp, nhiều khách hàng 'dính bẫy' của những công ty cho vay tiêu dùng với lãi suất 'cắt cổ' chẳng kém gì 'tín dụng đen'.

Muốn đẩy lùi tín dụng “đen” phải đưa vốn xuống vùng sâu
Thiếu nguồn vốn chính thức cho vay ở khu vực vùng sâu, vùng xa tạo đất diễn cho tín dụng đen hoành hành thời gian qua.
Đọc thêm Thị trường - Tài chính
Kiểm soát rủi ro không phải siết tín dụng bất động sản
Phó Thống đốc ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú nhấn mạnh quan điểm của cơ quan quản lý tiền tệ từ trước đến nay là chưa bao giờ siết chặt tín dụng với bất động sản.
Trái phiếu doanh nghiệp tháng 5: Ngân hàng lên ngôi, bất động sản mất hút
Nếu tính riêng phát hành thị trường trong nước, nhóm ngành ngân hàng chiếm phần lớn tỷ trọng phát hành trong nửa đầu tháng 5.
Vì sao nên giảm thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng?
Chuyên gia kinh tế cho rằng trong bối cảnh giá xăng dầu tiếp tục tăng nóng, quỹ bình ổn đã cạn kiệt, giải pháp khả thi hơn cả để điều tiết giá là giảm thuế, phí.
Hà Tĩnh: Doanh thu bán lẻ đạt hơn 19.731 tỷ đồng trong 5 tháng đầu năm
Hoạt động kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn Hà Tĩnh đạt kết quả khá với doanh thu bán lẻ đạt hơn 19.731 tỷ đồng, tăng 6,88% so với cùng kỳ.
Eximbank tổ chức đại hội cổ đông, chia cổ tức tỷ lệ 20/%
Sáng 27/5, Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, mã: EIB) đã tiến hành được đại hội cổ đông (ĐHCĐ) thường niên 2022 lần thứ 2 khi tỷ lệ cổ đông tham dự trên 80%.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn ngành triển khai chương trình hỗ trợ 2% lãi suất
Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các đơn vị trong ngành khẩn trương triển khai nhiệm vụ, phối hợp với đơn vị liên quan nhằm đảm bảo thực hiện hỗ trợ lãi suất 2% đúng quy định, đúng đối tượng.
Giá lúa gạo ngày 27/5: Duy trì sự ổn định, tìm hướng đi mới cho lúa gạo Cà Mau
Giá lúa gạo ngày 27/5/2022 tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long duy trì ổn định. Cà Mau tìm hướng đi mới cho ngành sản xuất lúa gạo.
Giá vàng ngày 27-5: Giao dịch ổn định cả thế giới và trong nước
Giá vàng thế giới và trong nước rạng sáng hôm nay giao dịch ổn định với giá vàng thế giới ở quanh mức 1.850 USD/ ounce. Giá vàng trong nước ở ngưỡng 69 triệu đồng/ lượng.
Cổ phiếu FLC bị hạn chế giao dịch
Kể từ ngày 1/6, cổ phiếu FLC của Tập đoàn FLC, ROS của Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros và HAI của Công ty cổ phần Nông dược HAI bị hạn chế giao dịch theo quyết định của Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HOSE). Các cổ phiếu FLC, ROS và HAI chỉ được giao dịch vào buổi chiều theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch thỏa thuận.
EXIMBANK mở rộng tính năng EKYC
Vừa qua, Eximbank mở rộng tính năng eKYC – Electronic Know Your Customer (Dịch vụ định danh trực tuyến) với khách hàng sử dụng giấy tờ tùy thân là CCCD có gắn chip.