Thứ sáu 18/04/2025 10:31
Hotline: 024.355.63.010
Thời cuộc

Vì đâu lợi ích từ CPTPP nằm trên giấy?

12/10/2020 00:00
Sau 8 tháng có hiệu lực, những cơ hội to lớn từ Hiệp định CPTPP vẫn chưa trở thành hiện thực đối với cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam. Có rất nhiều nguyên nhân nhưng không thể không đề cập tới những bất cập về thủ tục pháp lý mà doanh nghiệp gặp phải.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có hiệu lực với Việt Nam từ ngày 14/1/2019. Doanh nghiệp (DN) Việt Nam khi xuất khẩu (XK) hàng hóa sang thị trường các nước thành viên Hiệp định sẽ được hưởng cam kết cắt giảm thuế quan rất ưu đãi. Theo nghiên cứu chính thức của Bộ KH&ĐT, XK của Việt Nam có thể sẽ tăng thêm 4,04% đến năm 2035.

Tận dụng cơ hội chỉ đạt 3 – 4%

Tuy nhiên, tại Diễn đàn “Thuận lợi và khó khăn đối với Việt Nam khi thực hiện Hiệp định CPTPP”, ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên (Bộ Công Thương), cho biết tỷ lệ tận dụng ưu đãi để XK từ CPTPP trên thực tế còn rất thấp.

Đơn cử, hàng xuất theo mẫu CPTPP chỉ đạt 190 triệu USD trong tổng số 16.400 triệu USD hàng hóa XK, tương ứng với việc chỉ tận dụng được 1,17%. Hầu hết các ngành đều không tận dụng được lợi ích từ CPTPP. Hai ngành tận dụng được nhiều nhất là giày dép và thép cũng chỉ trên dưới 10%, còn lại các ngành thuỷ sản, hạt điều, hồ tiêu, may mặc… chỉ tận dụng được 3 – 4%.

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã tiến hành khảo sát 8.600 DN về sự quan tâm với CPTPP. Kết quả cho thấy 26% DN có tìm hiểu, nhưng vẫn có tới hơn 70% DN chưa rõ về CPTPP.

Theo bà Nguyễn Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm WTO và Hội nhập (VCCI), cản trở lớn nhất được các DN đưa ra là 84% DN thiếu thông tin về cam kết và cách thức thực hiện; 81,48% DN gặp bất cập trong tổ chức thực thi của cơ quan nhà nước; tiếp theo là những vấn đề về năng lực cạnh tranh thấp hay quy tắc xuất xứ quá khó…

Hàng xuất theo mẫu CPTPP chỉ đạt 1,17% tổng kim ngạch XK

Theo ông Ngô Chung Khanh, kể từ khi CPTPP có hiệu lực, số lượng câu hỏi, sự quan tâm của DN mới chỉ dừng ở 12 câu hỏi gửi tới Bộ Công Thương, còn quá khiêm tốn so với cộng đồng DN đông đảo của Việt Nam. Mặt khác, thời gian đầu khi CPTPP có hiệu lực, rất nhiều thông tin được đưa ra, các hội thảo cũng được tổ chức nhiều nhưng đến nay lại không có. Vì vậy, cần đổi mới và tăng cường trước hết việc tuyên truyền về Hiệp định.

Với các cơ quan nhà nước, sự chủ động cũng chưa cao, các kế hoạch hành động của các bộ, ngành địa phương đều chậm nửa năm so với yêu cầu. Các đầu mối thông tin, phổ biến tuyên truyền về CPTPP cho cán bộ nhà nước, DN cũng chậm. Hành trình cải thiện năng lực cạnh tranh của DN còn nhiều chông gai do chính sách thuế, thủ tục hải quan còn nhiều bất cập.

Đại diện CTCP Dệt may đầu tư thương mại Thành Công chia sẻ về nhiều vướng mắc trong quá trình thực hiện quy định của CPTPP. Trong đó, DN này đã đáp ứng được quy tắc xuất xứ từ sợi và đang XK hàng hóa sang thị trường Canada, nhưng vẫn chưa được hưởng ưu đãi thuế quan.

Ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Tập đoàn Dệt may, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), cho hay lâu nay khi phổ biến thông tin về CPTPP, chúng ta luôn nói ngành dệt may phải chấp nhận quy tắc xuất xứ cao là từ sợi mới được hưởng ưu đãi thuế quan (quy trình sản xuất dệt may bắt đầu từ bông hoặc sợi sang kéo sợi, dệt vải, nhuộm, dệt may). Chúng ta chấp nhận quy tắc từ sợi trở đi là quy tắc rất cao, cao nhất trong chuỗi cung ứng dệt may. CTCP Thành Công sở hữu chuỗi cung ứng đầy đủ, chỉ mua bông của Mỹ và các nước Tây Phi, dẫn tới khi làm với Cục Xuất nhập khẩu để xin cấp giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) thì được trả lời là chỉ cấp xuất xứ từ bông chứ không thể từ sợi.

Trong khi đó, quan điểm của VITAS là sản phẩm dệt may chỉ cần đáp ứng quy tắc xuất xứ từ sợi là được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất sang thị trường CPTPP.

“Cá nhân tôi nghĩ có thể ở một góc độ nào đó, lời văn trong Hiệp định CPTPP chưa tường minh, tuy nhiên khi chưa tường minh thì chúng ta cũng nên xử lý theo hướng bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho DN. Sau này, nếu bất cứ quốc gia nào trong khối CPTPP khiếu nại, chúng ta có quyền đàm phán song phương với họ. Không việc gì phải chọn phương án xấu nhất cho cộng đồng DN Việt Nam”, ông Trường nói.

Vướng quy tắc xuất xứ

Theo Phó Chủ tịch VITAS, lời văn về quy tắc xuất xứ của ngành dệt may trong CPTPP không mới so với nội dung tại các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà trước đây Mỹ áp dụng cho các nước ở Trung Mỹ và Caribe. VITAS đã tìm hiểu đầy đủ cách thức trả lời của Hải quan Mỹ với các DN của họ, đó là tất cả sản phẩm dệt may được hưởng ưu đãi khi đáp ứng quy tắc xuất xứ từ sợi, không ai hiểu là xuất xứ từ bông.

“Đây là điểm đang nằm trong tay cơ quan quản lý nhà nước là cấp C/O hay không cấp C/O nhưng đối với DN là hết sức gay cấn. Nếu giải thích như thế có nghĩa những thứ đang nói xuất xứ từ sợi thì không phải là sợi mà phải là bông, nếu từ bông thì trong khối CPTPP không ai có bông, ngoài nước Úc có bông dài cao cấp nhưng Việt Nam phải nhập khẩu giá cao. Hay nói cách khác, nếu tiếp cận như thế, toàn bộ hệ thống hàng hóa dệt may, kể cả sau này có đầu tư làm vải cũng không được hưởng ưu đãi. Đây là vấn đề không nhỏ với dệt may”, ông Trường nói.

Trước thực tế trên, ông Trường kiến nghị cơ quan chức năng về lâu dài nên tính đến phương án cho phép DN tự chứng nhận xuất xứ. Nếu cơ quan quản lý muốn an tâm thì có thể tổ chức các lớp tập huấn, sau đó cấp giấy phép cho các DN có nhân lực đủ điều kiện để tự chứng nhận xuất xứ. Như vậy vừa giảm tải được công việc của cơ quan quản lý nhà nước, mà DN lại có nhiều cơ hội để kinh doanh.

Về vấn đề này, Ts. Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), bày tỏ quan điểm đồng tình, song cho rằng các DN nên đi học để tự chứng nhận xuất xứ, tránh tình trạng như trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN cho phép DN tự chứng nhận xuất xứ nhưng số DN làm được chỉ đếm “trên đầu ngón tay”.

Theo ông Thành, đã đến lúc DN phải thay đổi để có sự tự tin, hiểu thấu đáo tham gia cuộc chơi của các FTA với các nước, các thị trường lớn. DN cần tìm cơ hội kinh doanh, thông tin từ thị trường. Ngoài ra, DN cũng cần đồng hành với Chính phủ để phản ánh những bấp cập, vướng mắc trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính.

Đại diện cộng đồng DN, bà Nguyễn Thị Thu Trang đề xuất Nhà nước cần thực hiện đúng, quyết liệt, hiệu quả, tiếp thu nghiên cứu các đề xuất, kiến nghị của DN. Còn với DN, cần chủ động nắm thông tin, tìm hiểu về cơ hội và tận dụng CPTPP; đồng thời chủ động phản ánh các yêu cầu, những khó khăn gặp phải trong thực tiễn để cùng nhau giải quyết.

Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên Cần sự vào cuộc chủ động quyết liệt hơn của các DN, bộ, ngành và địa phương để thúc đẩy thực thi nghiêm túc CPTPP. Không thể chỉ làm với tính chất đối phó như thời gian qua. ải cách thể chế lớn nhất sau WTO nhưng sau 8 tháng, tôi chưa nhìn thấy nhiều cải cách để thúc đẩy CPTPP.

Lê Thúy

Tin bài khác
Chỉ xây dựng 1 trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TPHCM và Đà Nẵng

Chỉ xây dựng 1 trung tâm tài chính quốc tế đặt tại TPHCM và Đà Nẵng

Chiều 17/4, tiếp tục phiên họp thứ 44, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Thúc tiến độ bàn giao mặt bằng trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam

Thúc tiến độ bàn giao mặt bằng trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam

Bộ Xây dựng yêu cầu 4 tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị đẩy nhanh bàn giao mặt bằng trong tháng 4 để xây dựng trạm dừng nghỉ cao tốc Bắc - Nam.
Cắt giảm, đơn giản hóa 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết ngành văn hóa - du lịch

Cắt giảm, đơn giản hóa 100% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết ngành văn hóa - du lịch

Trong năm 2025, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đặt mục tiêu cắt giảm, đơn giản hóa ngay các thủ tục hành chính liên quan đến sản xuất, kinh doanh, trong đó yêu cầu bãi bỏ tối thiểu 30% điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết.
Việt Nam đón nguồn tài trợ 400 triệu USD từ WB và ADB cho 3 dự án lớn

Việt Nam đón nguồn tài trợ 400 triệu USD từ WB và ADB cho 3 dự án lớn

WB và ADB từ lâu đã là hai đối tác phát triển chiến lược của Việt Nam, đóng vai trò quan trọng trong quá trình giảm nghèo, phát triển hạ tầng và nâng cao năng lực quản trị quốc gia.
Chính phủ chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Chính phủ chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII đặt trọng tâm vào việc phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo, ngoại trừ thủy điện, nhằm phục vụ sản xuất điện.
VIPC Summit 2025: Thu hút hàng trăm nhà đầu tư và doanh nghiệp công nghệ

VIPC Summit 2025: Thu hút hàng trăm nhà đầu tư và doanh nghiệp công nghệ

Nhà sáng lập Quỹ Golden Gate Ventures cho biết VIPC Summit 2025 dự kiến thu hút khoảng 1.000 đại biểu, trong đó có hơn 200 đại biểu đến từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước.
Thúc đẩy tiến độ và quy mô cho vay nguồn vốn của ADB với Việt Nam

Thúc đẩy tiến độ và quy mô cho vay nguồn vốn của ADB với Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Tài chính và đại diện ADB đã trao đổi về việc đẩy nhanh tiến độ và mở rộng quy mô cho vay nguồn vốn của ADB cho Chính phủ Việt Nam.
Quốc hội chuẩn bị xem xét kéo dài chính sách miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030

Quốc hội chuẩn bị xem xét kéo dài chính sách miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030

Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa qua đã thống nhất trình Quốc hội xem xét và quyết định về việc kéo dài thời gian thực hiện chính sách miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết năm 2030. Động thái này diễn ra trong bối cảnh chính sách hiện hành sắp hết hiệu lực, và nhận được nhiều ý kiến thảo luận về hiệu quả cũng như những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
Giải ngân vốn đầu tư công đạt 78.712 tỷ đồng trong quý I/2025

Giải ngân vốn đầu tư công đạt 78.712 tỷ đồng trong quý I/2025

Hoạt động giải ngân đầu tư công có tích cực khi Chính phủ đồng loạt triển khai nhiều giải pháp quyết liệt ngay từ quý I/2025. Theo đó, giải ngân vốn đầu tư công đạt 78.712 tỷ đồng.
Nông sản Việt “thắng lớn” quý I: Trung Quốc dẫn đầu tiêu thụ

Nông sản Việt “thắng lớn” quý I: Trung Quốc dẫn đầu tiêu thụ

Trung Quốc là thị trường then chốt mang lại cơ hội lớn cho nông sản Việt Nam, đặc biệt khi các doanh nghiệp đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm và tận dụng hiệu quả các hiệp định thương mại tự do.
Việt Nam phấn đấu có tối thiểu 10 doanh nghiệp công nghệ số tiên tiến

Việt Nam phấn đấu có tối thiểu 10 doanh nghiệp công nghệ số tiên tiến

Mục tiêu đặt ra đến năm 2045 là đưa tỷ lệ doanh nghiệp công nghệ số của Việt Nam đạt ngang tầm các nước phát triển, với ít nhất 10 doanh nghiệp đạt trình độ công nghệ tiên tiến toàn cầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải lớn mạnh hơn nữa

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải lớn mạnh hơn nữa

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước phải không ngừng lớn mạnh, tiên phong dẫn dắt trong ba đột phá chiến lược, đồng thời phát huy vai trò là lực kéo trong chuyển đổi số quốc gia, đổi mới công nghệ và sáng tạo.
Hàn Quốc và Việt Nam “bắt tay lớn”: Đưa kim ngạch lên 150 tỷ USD, đầu tư mạnh năng lượng sạch

Hàn Quốc và Việt Nam “bắt tay lớn”: Đưa kim ngạch lên 150 tỷ USD, đầu tư mạnh năng lượng sạch

Ngày 14/4, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cùng Bộ trưởng Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc – ông Ahn Dukgeun đã đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 14 Ủy ban hỗn hợp về hợp tác thương mại, công nghiệp và năng lượng Việt Nam - Hàn Quốc và Kỳ họp lần thứ 8 Ủy ban hỗn hợp thực thi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc.
Có thể đẩy tiến độ dự án điện khí LNG Hải Phòng sang giai đoạn 2025 - 2030

Có thể đẩy tiến độ dự án điện khí LNG Hải Phòng sang giai đoạn 2025 - 2030

Bộ Công Thương đã bổ sung ghi chú trong quy hoạch rằng dự án điện khí LNG Hải Phòng giai đoạn II “có thể đẩy sớm tiến độ sang giai đoạn 2025–2030 theo nhu cầu của hệ thống điện”.
Phải trình dự thảo nghị định mới về quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi trước 30/4

Phải trình dự thảo nghị định mới về quản lý vốn ODA, vốn vay ưu đãi trước 30/4

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã nhấn mạnh yêu cầu cấp bách trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho việc quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA.