VEPR đưa ra ba kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay
- 186
- Vấn đề
- 10:57 20/05/2022
DNHN - Sáng 20/5, Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) tổ chức hội thảo Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2022.
Báo cáo của nhấn mạnh kinh tế Việt Nam năm 2022 đang trong quá trình phục hồi nhưng vẫn sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn.
Áp lực lạm phát và chi phí sản xuất đang tăng lên rất mạnh. Ngoài ra rủi ro từ xung đột Nga – Ukraine có tác động gián tiếp rất lớn với kinh tế Việt Nam.
Bên cạnh đó, sự chậm lại của kinh tế toàn cầu và các nền kinh tế kinh tế đối tác quan trọng của Việt Nam, đặc biệt là Trung Quốc trong bối cảnh nước này vẫn tiếp tục chính sách “Zero COVID” với các biện pháp kiểm soát dịch nghiêm ngặt có thể gây căng thẳng cho nền kinh tế, ảnh hưởng tới các chuỗi cung ứng, qua đó tác động tới kinh tế Việt Nam.
Một rủi ro khác được đề cập đến là sự lệch pha trong chính sách kích thích kinh tế của Việt Nam so với xu hướng chung toàn cầu có thể làm giảm hiệu quả tác động của các chính sách kích thích kinh tế mà Việt Nam đang kỳ vọng.
Tại tọa đàm, TS. Trần Toàn Thắng, Trưởng ban Dự báo kinh tế ngành và doanh nghiệp, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia cho biết, Việt Nam có sự lỡ nhịp nhất định với kinh tế thế giới. Khi kinh tế thế giới phục hồi tương đối nhanh, thì tăng trưởng năm 2021 của Việt Nam lại giảm đáng kể.
Ngoài ra, ông Thắng đề cập đến vấn đề nhiều chuyên gia quốc tế băn khoăn, đó là ảnh hưởng của COVID-19 vừa rồi có dẫn ảnh hưởng tới đường tăng tưởng tiềm năng dài hạn của Việt Nam hay không. Ông cho biết có một số dấu hiệu cho thấy đường tăng trưởng tiềm năng này có bị ảnh hưởng nhất định.

Nguồn: VEPR.

Nguồn: VEPR.
Nói thêm về rủi ro lạm phát, TS. Trần Toàn Thắng nhận định, từ giữa năm đến quý III sẽ là thời điểm căng thẳng của lạm phát, cả lạm phát chung của thế giới và tính lan tỏa của nó đến kinh tế Việt Nam.
VEPR đưa ra ba kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay. Cụ thể tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt mức 5,7% (kịch bản cơ sở và có khả năng xảy ra nhiều hơn), 6,2% (kịch bản tích cực) và trong kịch bản tiêu cực có thể chỉ tăng 5,2%. Cầu tiêu dùng sẽ phục hồi tương đối tốt, xuất nhập khẩu có thể đạt mức tăng trưởng 13-14%.

Nguồn: VEPR.

Nguồn: VEPR.
Trong ngắn hạn, VEPR đề xuất một số chính sách. Đáng chú ý là đề xuất Chính phủ có thể gia tăng hỗ trợ cho nền kinh tế, mở rộng chi tiêu để ưu tiên cho tăng trưởng. Các chuyên gia nhấn mạnh cần tiếp tục triển khai hiệu quả hơn các gói hỗ trợ cho nền kinh tế, hướng vào các ngành có tác động tràn tích cực. Các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp cần đúng đối tượng và thiết thực hơn.
Hiện nay các hỗ trợ thường thông qua giảm mức thu các loại phí, lệ phí và đang được thực hiện một cách dàn trải, ít có tác động thực mà có thể gây ra lãng phí ngân sách. Do vậy, Chính phủ cần thu hẹp đối tượng thụ hưởng, hướng vào các doanh nghiệp có năng lực và khả năng lan toả cao. Cần tập trung vào hai khó khăn lớn với cộng đồng doanh nghiệp hiện nay là đứt gãy chuỗi cung ứng và chi phí sản xuất gia tăng.
Ngoài ra, Việt Nam cần đặc biệt chú ý về nguy cơ nhập khẩu lạm phát từ bên ngoài. Lạm phát thấp hiện nay ở trong nước một phần vì cầu tiêu dùng thấp. Lạm phát do chi phí đẩy cần sớm được đánh giá chính thức của Chính phủ và nhất là khả năng lạm phát trong các quý đầu năm 2022 do ảnh hưởng của chỉ số giá sản xuất, chỉ số giá nhập khẩu tới lạm phát để có biện pháp kiểm soát giúp hạn chế tác động tiêu cực tới người tiêu dùng trong nước. Đặc biệt, cần nghiên cứu để giảm thuế môi trường, thuế tiêu thụ, đặc biệt trong giá xăng dầu ở thời điểm hiện nay, nhằm bình ổn giá các mặt hàng tiêu dùng khác.
Anh Đào
Bài liên quan
- Mỗi năm phải sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa để bảo đảm an ninh lương thực
- Đặt mục tiêu đưa nợ xấu toàn hệ thống về dưới mức 3%
- Các chủ nhà máy thép của Trung Quốc đang cảm thấy tồi tệ khi nhu cầu bị ảnh hưởng
- Việt Nam được dự đoán là quốc gia có triển vọng tăng trưởng kinh tế cao trong năm 2022
- Đầu tư công: Căn bệnh “bốc thuốc” và sợ trách nhiệm
- Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: "Chọn cán bộ không vội vàng"
- Chính phủ đặt mục tiêu nợ công của Việt Nam tới năm 2030 không quá 60% GDP
- Việt Nam đã chiếm 9,6% thị phần cà phê nhập khẩu của Hoa Kì
- Khách du lịch đổ xô trở lại Đông Nam Á, nhưng sự phục hồi mạnh mẽ đang có dấu hiệu rạn nứt
- Đề xuất các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu
- UAE - thị trường tiềm năng cho lao động Việt Nam
- ASEAN - Canada: Nâng tầm và phát triển toàn diện quan hệ đối tác
- UOB: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam có thể ở mức 3,7% vào năm 2022
- Các công ty fintech triển khai hệ thống thanh toán mới tại thị trường Đông Nam Á
- Ấn Độ được coi là một giải pháp thay thế để đầu tư chip trong bối cảnh rủi ro khu vực
- Lạm phát ở Anh đạt kỷ lục 40 năm, cao nhất trong nhóm G7
- Doanh nghiệp chưa thụ hưởng chương trình hỗ trợ lãi vay 2%
- Triển vọng báo chí số: Sự lên ngôi của phát thanh
- Hơn 1 thập kỷ TH true MILK: Dòng sữa sạch từ trang trại đạt kỷ lục thế giới
- Tập đoàn TH: Ứng dụng công nghệ 4.0 vào cụm trang trại đạt kỷ lục thế giới
Đọc thêm Vấn đề
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hòa Bình cho ý kiến vào những nội dung quan trọng phát triển KT-XH của tỉnh
Ngày 24/6, đồng chí Ngô Văn Tuấn, Bí thư Tỉnh ủy Hòa Bình, chủ trì hội nghị BTV Tỉnh ủy tháng 6/2022 cho ý kiến đối với một số dự thảo báo báo và tờ trình quan trọng.
Chưa giảm thuế tiêu thụ đặc biệt, Bộ Tài chính nói gì?
Lý giải về việc chưa đề nghị giảm thuế TTĐB với xăng, Bộ Tài chính cho biết, xăng là nhiên liệu gốc hóa thạch, không tái tạo cần phải sử dụng tiết kiệm nên theo thông lệ quốc tế luôn thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.
Mỗi năm phải sản xuất ít nhất 35 triệu tấn lúa để bảo đảm an ninh lương thực
Thời gian tới, nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả, bảo đảm vững chắc an ninh lương thực quốc gia, quy mô sản xuất hàng hóa nông sản ngày càng lớn, bảo đảm môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu
Đặt mục tiêu đưa nợ xấu toàn hệ thống về dưới mức 3%
Phấn đấu đến cuối năm 2025, đưa nợ xấu toàn hệ thống (không bao gồm các ngân hàng thương mại yếu kém) ở mức dưới 3%, bao gồm nợ xấu nội bảng, nợ xấu đã bán cho Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chưa được xử lý, thu hồi và nợ tiềm ẩn trở thành nợ xấu.
Tăng cường thực hiện các giải pháp kiểm soát lạm phát
Quốc hội yêu cầu tăng cường thực hiện các giải pháp kiểm soát lạm phát; nâng cao chất lượng tổng hợp, phân tích, dự báo, theo dõi sát tình hình kinh tế, chính trị, diễn biến lạm phát, giá cả các mặt hàng nguyên, nhiên liệu đầu vào và các vật tư chiến lược.
Hà Tĩnh chỉ đạo khắc phục hạn chế, nâng cao các chỉ số PAR Index, SIPAS
UBND tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các sở, ban, ngành cấp tỉnh, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn, UBND các huyện, thành phố, thị xã theo chức năng, nhiệm vụ được giao, nghiên cứu kỹ các báo cáo, công bố Chỉ số PAR Index, SIPAS của Bộ Nội vụ và báo cáo phân tích chi tiết của Sở Nội vụ.
Thúc đẩy sản xuất trong nước, thay thế cho nhập khẩu chống "bão giá"
Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị sản xuất bám sát diễn biến thị trường, nhu cầu thị trường, thúc đẩy sản xuất trong nước, thay thế cho nhu cầu nhập khẩu trong bối cảnh mặt bằng giá cả thế giới tăng cao.
Việt Nam sẽ có 45.000 hợp tác xã vào năm 2030
Mục tiêu cụ thể đến năm 2030 có khoảng 140.000 tổ hợp tác, 2 triệu thành viên; 45.000 hợp tác xã với 8 triệu thành viên; 340 liên hiệp hợp tác xã với 1.700 hợp tác xã thành viên.
Đầu tư công: Căn bệnh “bốc thuốc” và sợ trách nhiệm
Trong các phiên thảo luận về chủ đề đầu tư công tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 15, rất nhiều đại biểu bày tỏ ý kiến lo ngại về vấn đề lập dự toán các dự án đầu tư công theo kiểu “bốc thuốc” dẫn đến đội vốn tràn lan cũng như tình trạng thừa vốn đầu tư mà không giải ngân được.
Yêu cầu xây dựng Nghị quyết triển khai 5 dự án giao thông quan trọng
Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản thông báo về việc xây dựng các Nghị quyết của Chính phủ để thực hiện 5 dự án hạ tầng giao thông được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 3 vừa qua.