Tỷ phú " vượt mặt" Lý Gia Thành là ai?
- Gương mặt doanh nhân
- 09:00 12/02/2020
DNHN - Theo công bố mới nhất của Forbes, tỷ phú Lee Shau Kee vượt qua tỷ phú Lý Gia Thành để soán ngôi giàu nhất Hong Kong.
Theo kienthuc.net.vn, Tỷ phú Lee Shau Kee là một trong những tỷ phú tự thân giàu nhất châu Á. Ông là nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Henderson Land Development và 2 công ty khác. Với những thành tựu kinh doanh đã đạt được trong thời gian qua, ông Lee được mệnh danh là “Warren Buffett của Hong Kong”.
Sinh ngày 29/1/1928 tại tỉnh Quảng Đông – Trung Quốc, Lee Shau Kee đã tiếp bước công việc của cha mình, một người chuyên kinh doanh vàng, tiền tệ. Năm 1940, ông mở cửa hàng thu đổi ngoại tệ với số vốn khởi nghiệp khiêm tốn 123 USD.
Đến năm 1950, khi đặt chân đến Hong Kong, Lee Shau Kee chỉ có trong tay 1.000 HKD để lập nghiệp. Sau đó, ông tham gia vào lĩnh vực bất động sản cùng với Kwok Tak-seng và Fung King-hey năm 1958 và thành lập công ty Eternal Enterprise Company.
Ảnh: ST
Đến năm 1963, ông Lee thành lập một công ty bất động sản mới có tên Sun Hung Kai. Dưới sự lãnh đạo của ông, công ty ngày càng ăn nên làm ra. Vào năm 1972, ông Lee quyết định “chia tay” việc kinh doanh bất động sản đơn thuần và chuyển hướng vào các dự án xây dựng lớn.
Do vậy, năm 1973, ông thành lập tập đoàn Henderson Land Development cùng với các thành viên trong gia đình. Kể từ đó, cho đến nay, tập đoàn này đã có nhiều bước tiến lớn trong lĩnh vực bất động sản. Không dừng lại ở đó, ông tiếp tục cho thành lập công ty đầu tư Henderson Investment và công ty khí đốt The Hong Kong and China Gas Company.
Theo VTC News, năm 2017, Henderson trở thành chủ sở hữu lô đất đắt nhất thế giới khi mua lại bãi đỗ xe Murray Road ở trung tâm Kong Kong với giá 3 tỷ USD. Tập đoàn dự định biến nơi này thành một tòa nhà văn phòng hạng A vào năm 2022.
Năm 2019, ông Lee Shau Kee quyết định rời ghế chủ tịch Henderson Land ở tuổi 91 để hai con trai cùng lên nắm quyền. Rời ghế chủ tịch nhưng ông Lee vẫn là CEO của công ty. Hai con trai ông là Peter Lee Ka Kit và Martin Lee Ka Shing sẽ đảm nhiệm vị trí đồng chủ tịch, giám sát hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc và Hong Kong.
Là một doanh nhân thành đạt, tỷ phú Lee Shau Kee thường làm từ thiện để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Năm 2007, ông đã quyên góp 500 triệu đô la Hong Kong cho Đại học Hong Kong và 400 triệu đô la Hong Kong cho Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong.
Ngoài ra, “Warren Buffett của Hong Kong” đã mở một chương trình đào tạo cho 1 triệu nông dân trẻ ở khu vực nông thôn và giúp họ tìm việc làm. Nhờ chương trình này mà có hơn 3 triệu người nhận được sự giúp đỡ của ông. Thêm vào đó, tỷ phú này còn dự định sẽ để lại một phần tài sản cho 5 người con và phần còn lại để làm từ thiện.
H.L (t/h)
Tin liên quan
#Châu Á

Châu Á: Giá container tăng “đột biến” do sự chuyển dịch mua sắm thương mại điện tử
Đại dịch Covid-19 đã tạo ra chi phí kỷ lục cho việc vận chuyển hàng từ các nước châu Á bằng container. Trong đó, nhu cầu vận chuyển nhà, sự chuyển đổi sang hình thức mua sắm điện tử làm cho nhu cầu vận chuyển hàng hóa tăng mạnh.

Thị trường chứng khoán nào sẽ được săn đón nhất Châu Á trong năm 2021?
Đối với các nhà đầu tư đang tìm kiếm đến câu chuyện tái cơ cấu toàn cầu vào năm 2021, Hàn Quốc có vẻ là một trong những thị trường hấp dẫn nhất tại khu vực châu Á trong năm tới.

Châu Á trở thành "món quà Giáng sinh" đối với các nhà đầu tư toàn cầu
Nhà đầu tư toàn cầu tiếp tục đổ tiền vào các thị trường ở châu Á, bởi khu vực này không phải chi quá nhiều tiền để duy trì sự ổn định của nền kinh tế.

Châu Á thận trọng mở cửa du lịch
Các số liệu mới nhất của Liên Hiệp Quốc cho thấy, các quốc gia châu Á rất quyết đoán và nhanh chóng trong việc đóng cửa biên giới để phòng chống Covid-19 và rất thận trọng trong việc mở cửa trở lại đón du khách. Tình trạng này càng làm tăng áp lực kéo dài đối với những nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào du khách quốc tế.

Gay cấn cuộc đua trở thành trung tâm tài chính của Châu Á
Ngày nay, cựu thuộc địa của Anh đang bị mắc kẹt trong một cuộc xung đột leo thang giữa Washington và Bắc Kinh, đe dọa vị trí trung tâm tài chính hàng đầu tại châu Á của đặc khu này. Việc Trung Quốc thực thi luật an ninh một cách mạnh mẽ sẽ tạo ra những tác động to lớn tới thành phố, nơi có 163 ngân hàng được cấp phép và 2.135 nhà quản lý tài sản. Hồng Kông hiện được xem là là trung tâm huy động vốn cổ phần lớn nhất thế giới, là trung tâm giao dịch đồng bạc xanh lớn thứ ba và là cửa ngõ chính kết nối với Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Tỷ phú giàu nhất châu Á kiếm thêm 8,8 tỷ USD trong một tháng
Chỉ trong vòng 1 tháng, nền tảng Jio đã mang về cho người giàu nhất châu Á thêm 8,8 tỷ USD, trong đó việc hợp tác với Facebook kiếm thêm 5,7 tỷ USD.
Đọc thêm Gương mặt doanh nhân
Tỷ phú bất động sản hàng đầu châu Á rơi vào cảnh nợ nần chồng chất
Chỉ trong 5 năm, ông trùm bất động sản Hồng Kông - Pan Sutong đã từ vị trí là một trong số những người giàu nhất châu Á nay trở thành con nợ sau khi tòa nhà chọc trời hàng đầu của công ty ông bị tịch thu bởi các chủ nợ đòi số tiền hơn 1 tỷ USD.
Tỷ phú Trần Bá Dương và những câu chuyện kinh doanh "bẻ lái" thành công
Nói đến Trần Bá Dương, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến ông chủ dẫn dắt Công ty CP ô tô Trường Hải (Thaco) tung hoành trong ngành công nghiệp ô tô. Nhưng sẽ là chưa đủ, bởi ngoài lĩnh vực ô tô, ông còn kinh doanh bất động sản, làm nông nghiệp, hải sản...
Bài học kinh doanh từ hành trình của cậu bé bán báo trở thành CEO tập đoàn tỷ đô
Thật khó hình dung câu chuyện về một cậu bé bán báo và sau này trở thành CEO tập đoàn tỷ đô. Hành tình của ông đã để lại nhiều bài học trong kinh doanh cho các nhà khởi nghiệp.
Hành trình Lance Uggla đưa IHS Markit trở thành một mỏ vàng dữ liệu trị giá hàng chục tỉ USD
Là một doanh nhân khởi nghiệp thành công đòi hỏi phải có tầm nhìn lớn và khả năng kiên trì bám đuổi để biến tầm nhìn đó thành hiện thực. Lance Uggla, người đã đưa những dữ liệu tài chính khô khan thành mỏ vàng mà được biết đến với cái tên IHS Markit.
Con trai tỷ phú Pháp Bernard Arnault tiếp quản hãng trang sức Tiffany
Theo Bloomberg, việc nắm quyền quản lý Tiffany & Co sẽ đưa Alexandre Arnault - 28 tuổi, con trai thứ ba của tỷ phú Bernard Arnault vào "câu lạc bộ" những nhân vật hàng đầu trong thế giới trang sức xa xỉ.
Người đứng sau đế chế giao đồ ăn trị giá hơn 30 tỷ USD
Với mức định giá hơn 30 tỷ USD của DoorDash sau IPO, cổ phần của Tony Xu - đồng sáng lập kiêm Giám đốc điều hành của gã khổng lồ giao đồ ăn sẽ trị giá khoảng 1,6 tỷ USD.
Doanh nhân Trần Thị Minh Hiền: Làm từ thiện không phải để khuyếch trương, đánh bóng tên tuổi...
“Với tôi làm từ thiện xuất phát từ tâm mình. Không phải làm để khuyếch trương, đánh bóng tên tuổi và khi giàu có mới làm, bởi từ thiện không chỉ dựa vào số tiền nhiều hay ít, món quà chất lượng hay không mà quan trọng nhất là cách tặng, cách trao, để người nhận quà cảm nhận mình được quan tâm, sẻ chia thực sự”. Đó là chia sẻ của nữ doanh nhân Trần Thị Minh Hiền tại Lễ “Trao yêu thương 2021” do vợ chồng chị tổ chức ngày 8/12 vừa qua tại tư gia- Thị trấn Kẻ Sặt, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.
Tuổi thơ dữ dội của những tỷ phú hàng đầu thế giới
Các tỷ phú thường trông như thế nào khi còn nhỏ? Trong khi Mark Zuckerberg là một anh chàng mọt sách thì tỷ phú Warren Buffett lại là một cậu bé không nổi trội trong việc học tập.
Steven Pruitt: Người đứng sau những bài viết trên Wikipedia
Steven Pruitt được tạp chí Time vinh danh là một trong những người có ảnh hưởng nhất trên Internet với gần 3 triệu bài chỉnh sửa và 35.000 bài viết.
Doanh nhân Nguyễn Hoàng Thanh Thảo: Người kiến tạo giấc mơ cho nhiều phụ nữ
Không chỉ thành công ở lĩnh vực marketing, nữ doanh nhân Thanh Thảo còn được biết đến là người phụ nữ có tài kinh doanh giỏi. Thế nhưng nữ Giám đốc miền của Công ty TNHH MTV Thiên Nhiên Việt vẫn hết sức khiêm tốn, cô cho rằng mình phải cố gắng hơn mỗi ngày để mang đến nhiều giá trị khác cho hàng triệu chị em phụ nữ.