Trung Quốc ra tay chấn chỉnh ngành livestream

11:13 03/08/2021

Mặc dù livestream đã trở thành một phần của ngành công nghiệp nhưng thời gian gần đây lĩnh vực này vướng phải không ít chỉ trích. Hàng loạt các vấn đề từ vi phạm thuần phong mỹ tục, giả mạo đến hàng kém chất lượng,... đều buộc cơ quan chức năng phải ra tay chấn chỉnh.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa. (Ảnh: internet)

Cho đến nay, khối lượng và lưu lượng của ngành phát sóng trực tiếp vô cùng lớn. Nhằm giải quyết sự hỗn loạn trong ngành, cần phải xây dựng các luật và quy định liên quan nhằm điều chỉnh và quản lý.

Ngày 12/7, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nước này đã ban hành “Biện pháp hành chính đối với các tổ chức môi giới phát sóng trực tuyến (Dự thảo trưng cầu ý kiến)” lấy ý kiến ​​của toàn dân. Dự thảo quy định rằng các công ty môi giới phát sóng trực tuyến không được phép lôi kéo người tiêu dùng thông qua các phương thức tiêu thụ sản phẩm giả, không được đầu cơ thu nhập của người dẫn trong buổi phát sóng bằng cách xếp hạng ảo,... Đồng thời, dự thảo ​​cũng chỉ ra rằng các đơn vị môi giới cần tăng cường hạn chế đối với người dẫn trực tuyến đã ký hợp đồng, yêu cầu không được đả kích, chèo kéo người mua bằng lời nói, hành động,... Trên thực tế rất nhiều các đội ngũ xây dựng chương trình phát sóng sẽ chuẩn bị sẵn phương pháp tiếp thị, lựa chọn sản phẩm, thậm chí diễn tình huống có quá nhiều đơn đặt hàng khiến người xem tranh nhau mua sắm vì cho rằng đây là sự thật. Ý nghĩa của dự thảo trên nhằm hạn chế và kiểm soát hành vi thao túng tiêu dùng, loại bỏ bảng xếp hạng ảo hay những chiêu trò tự thổi phồng của bên bán hàng.

Cách quản lý tốt nhất là để các đại lý, đại diện nền tảng đăng ký công tác quản lý, cơ quan nhà nước sẽ quy trách nhiệm cho người đứng đầu các đơn vị chủ quản. Ngoài ra, điều 4 của dự thảo quy định “tham gia hoạt động phát sóng trực tuyến phải có giấy phép theo quy định của pháp luật”. Có nghĩa là livestream cần đủ điều kiện kinh doanh mới có thể tổ chức hợp pháp.

Cụ thể hơn, nhằm chuẩn hóa hành vi kinh doanh của các đại lý môi giới phát sóng trực tuyến, yêu cầu các công ty phải có bằng cấp, chứng chỉ năng lực. Cơ quan quản lý sẽ lấy đây làm quy chuẩn và dựa vào chứng chỉ để nâng cao ngưỡng vào của ngành. Hiện tại, dự thảo do Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch ban hành vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến và việc thực hiện chính thức sẽ bắt đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2022. Có thể thấy, để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh và có trật tự của ngành phát sóng trực tiếp, công tác quản lý các đơn vị môi giới là điều cần thiết và quan trọng nhất.

Việc xây dựng các quy định và thực hiện quản lý đối với một ngành công nghiệp mới nổi không phải là một nỗ lực trong một sớm một chiều. Sử dụng các công ty có chứng chỉ chỉ là bước khởi đầu trong nỗ lực chấn chỉnh ngành công nghiệp truyền hình trực tiếp của đất nước. Những điểm yếu nhất trong ngành này vẫn là chất lượng sản phẩm, vấn đề hậu mãi, thiếu giám sát thị trường,... Liệu những vấn đề này có thể được cải thiện sau khi thực hiện các biện pháp quản lý?

Thực trạng hiện nay cho thấy ngưỡng đầu vào của ngành livestream quá thấp, không đơn vị nào có thể kiểm soát hết nội dung phát sóng và phạt không phải cách làm triệt để. Giải quyết vấn đề từ nguyên nhân gốc rễ là cách tốt nhất nhưng khó có thể đạt được kết quả nhanh chóng.

TL