Thứ bảy 10/05/2025 05:29
Hotline: 024.355.63.010
Bất động sản

"Trong tình hình tiêu cực và năng lực ra đề trắc nghiệm như hiện nay thì nên trở lại thi tự luận"

12/10/2020 00:00
Tiến sỹ Lê Thống Nhất cho rằng, công bằng và thẳng thắn thì phải nói là chúng ta "Không biết ra đề thi trắc nghiệm!". Trong tình hình tiêu cực và năng lực như hiện nay thì nên trở lại thi tự luận, ít nhất là môn toán sẽ giúp cho việc đánh giá chính x
Tiến sỹ Lê Thống Nhất, TGĐ BigSchool

Hàng loạt kẽ hở trong kỳ thi THPT quốc gia 2018

In sao đề thi: Đây là khâu khá phức tạp để bảo mật vì thời gian in sao ở mỗi tỉnh/thành phải diễn ra khá nhiều thời gian.

Với các đề thi trắc nghiệm, mỗi đề đến 4 - 5 trang, mỗi đề có 24 mã thi nên việc kiểm soát chặt chẽ quá trình này khá căng thẳng, kể cả việc in không rõ văn bản và huỷ các bản in không chuẩn.

Nếu nhóm cán bộ làm việc này chỉ cần sơ hở hoặc có sự thông đồng tiêu cực thì rất có thể tạo ra "kẽ hở".

Can thiệp phiếu trả lời trắc nghiệm:Nếu nhóm cán bộ thực hiện việc scan phiếu trả lời không kiểm soát nhau tốt hoặc thông đồng với nhau thì đây là "kẽ hở" lớn.

Vì phiếu trả lời trắc nghiệm học sinh dùng bút chì tô đen phương án chọn nên cán bộ có thể thay đổi phương án theo đáp án (đáp án do có được từ các trang báo điện tử hoặc do chính Bộ GD&ĐT cung cấp ngay sau buổi thi cuối cùng, quá trình scan cũng khá lâu vì mỗi đơn vị có rất nhiều phiếu trả lời, đủ thời gian có đáp án chuẩn).

Vết tẩy xoá hoàn toàn có thể quy cho thí sinh thực hiện. Thậm chí có người cho rằng, học sinh có thể nộp phiếu "trắng" để khi cán bộ can thiệp vào phiếu này đỡ phải tẩy xoá.

Một chi tiết rất dễ tạo "kẽ hở" là các bản file ảnh chuyển qua file text để giảm dung lượng thì trong trường hợp không sửa trên phiếu trả lời gốc, cán bộ có thể sửa dễ dàng trên file tetx này.

Một chuyên gia cho biết: Thực tế phần mềm chấm thi đang dùng nhận dạng file ảnh quét từ máy quét ảnh (scanner) là chủ yếu nhưng do có các tỉnh vẫn còn dùng máy OMR (Optical Mark Recognition) mua từ nước ngoài, không quét ảnh mà nhận dạng bằng firmware của máy OMR và đẩy kết quả ra dưới dạng text nên phần mềm có chức năng import file text và bị lợi dụng.

Mua máy OMR vừa đắt và việc sửa lỗi thí sinh khó (phải xử lý thủ công) nên Bộ hoàn toàn có thể yêu cầu các tỉnh bỏ các máy OMR đi, chỉ dùng nhận dạng ảnh, đồng thời cắt khỏi phần mềm chức năng import kết quả từ OMR sẽ tránh được một khâu sơ hở.

Coi thi:Chúng ta hẳn còn nhớ năm 2016, một thí sinh Nghệ An được 10 điểm môn vật lý thi trắc nghiệm và môn toán thi tự luận chỉ được 0 điểm. Nếu do ngẫu nhiên mà được điểm 10 thì quả là quá may mắn. Mọi người đều nghĩ thí sinh này đã chép bài làm của học sinh khác ở cùng phòng thi.

Việc giám sát chỉ cần lơi lỏng một chút thì việc chuyển cho nhau đáp án trắc nghiệm là đơn giản hơn nhiều so với thi tự luận.

Khi kỳ thi có xét tuyển đại học hoàn toàn giao cho địa phương tổ chức thì tâm lý về "tinh thần tỉnh nhà" rẩt dễ tạo ra "kẽ hở" tạo điều kiện cho việc tiêu cực xảy ra để có lợi cho học sinh tỉnh mình.

Chấm thi tự luận môn ngữ văn:Khi công bố điểm thi môn ngữ văn, lại tạo sóng trên mạng xã hội và ngay chính các giáo viên dạy ngữ văn bàn tán nhiều hơn cả.

Tâm lý "tinh thần tỉnh nhà" có thể dễ tạo ra "kẽ hở" khi cùng chấm lỏng hơn và từ chấm chặt chuyển sang chấm lỏng thì điểm số có thể sai khác nhiều.

Đương nhiên khi đã "đồng lòng" thì điểm của giám khảo 1 và giám khảo 2 cũng sẽ "thống nhất" luôn.

Sự chênh lệch kết quả điểm thi cao môn ngữ văn ở những tỉnh/thành được cho là trình độ học sinh không khác nhau mấy đã tạo nên những nghi ngờ về sự khác nhau khi chấm ở các hội đồng.

Tổ công tác tiến hành rà soát công tác chấm thi tại Hội đồng thi Sở GD&ĐT Hà Giang. Ảnh: GD&TĐ

Giải pháp nào giảm thiểu các "kẽ hở"?

Nguyên nhân sâu xa là các tiêu cực dễ xảy ra và các "kẽ hở" được khai thác tận dụng cao khi kỳ thi liên quan tới xét tuyển đại học. Do đó, các giải pháp theo trình tự ưu tiên như sau:

Xoá bỏ kỳ thi "2 trong 1”:Chỉ cần phân tích năng lực ra đề thi trắc nghiệm ở các bài viết trước, tôi đã đề nghị xoá bỏ kỳ thi "2 trong 1".

Nay thêm những "kẽ hở" nêu trên thì giải pháp này càng cần được Bộ GD&ĐT và cao hơn là Chính phủ xem xét.

Ưu điểm duy nhất của "2 trong 1" là tiết kiệm chi phí, sức lực cho phụ huynh nhưng khi mà kết quả của con em bị thua thiệt do các tiêu cực thì việc tiết kiệm này lại hoàn toàn không cần thiết.

Điều này cũng làm cho các trường Đại học quá bị động và nghi ngờ kết quả xét tuyển của mình. Nhiều giảng viên các trường Đại học cũng đã kinh ngạc với kết quả thi của nhiều học sinh và không tin vào kết quả này. Thậm chí còn hài hước bình luận: "Mình làm sao mà dạy được những "siêu nhân" này!".

Nếu xoá bỏ thì phương án được nhiều chuyên gia đưa ra là: Giao quyền xét tốt nghiệp THPT cho các Sở GD&ĐT, nếu Luật Giáo dục yêu cầu thi thì Sở GD&ĐT tổ chức thi. Nếu dịp này sửa đổi Luật Giáo dục thì cũng nên xem là có thể xét tốt nghiệp được không? Kết quả học tập và hạnh kiểm của 3 năm học THPT hoàn toàn có thể đủ để xét và khó xảy ra những bất thường như khi thi.

Giao quyền tuyển sinh Đại học cho các trường tự chủ về phương án tuyển sinh, Bộ GD&ĐT chỉ cần xem xét để duyệt.

Trong viêc tự chủ này sẽ có phương án cho: hình thức thi, đề thi, điểm thi, các mốc thời gian cho việc tổ chức tuyển sinh, cán bộ coi thi, cán bộ chấm thi. Riêng với đề thi, trước đây đã có những cụm trường dùng chung đề thi bởi vậy các trường hoàn toàn có thể liên kết nhau để có đề thi chất lượng. Trong trường hợp đặc biệt mới cần Bộ GD&ĐT cung cấp đề thi. Khi đó Bộ GD&ĐT là đơn vị quản lý nhà nước, giám sát các trường thực hiện đúng phương án đã duyệt.

Nếu thực hiện giải pháp như trên sẽ có một lợi ích nữa là Bộ GD&ĐT không phải ôm nặng kỳ thi như hiện nay mà thực chất cuối cùng thì từ việc ra đề, in sao, coi thi, chấm thi cũng lại phải điều động các cán bộ phía dưới thực hiện.

Bộ GD&ĐT sẽ có thời gian và dồn lực để thực hiện sứ mệnh quản lý nhà nước về giáo dục, khi mà công việc này đang đòi hỏi sự chỉ đạo và quản lý rất kịp thời, đặc biệt là trong thời kỳ đổi mới căn bản, toàn diện theo tinh tình Nghị quyết 19 của Đảng. Sự nghiệp giáo dục đâu chỉ là xoay quanh một kỳ thi?

Trở lại thi tự luận với một số môn: Giải pháp này yếu hơn nhưng cũng là đề xuất với các trường Đại học khi mà được tự chủ tuyển sinh.

Trước đây tôi đã từng ủng hộ thi trắc nghiệm môn toán vì không nghĩ hết các "kẽ hở" khi thi trắc nghiệm và đặc biệt là không ngờ rằng năng lực ra đề thi trắc nghiệm của chúng ta yếu đến thế! Công bằng và thẳng thắn thì phải nói là: "Không biết ra đề thi trắc nghiệm!".

Bởi vậy trong tình hình tiêu cực và năng lực như hiện nay thì việc trở lại thi tự luận, ít nhất là môn toán sẽ giúp cho việc đánh giá chính xác hơn. Chúng ta có rất nhiều năm tích luỹ nhiều kinh nghiệm cho việc ra đề trắc nghiệm. Tất nhiên "kẽ hở" khi chấm thi vẫn có và mong lưu ý "kẽ hở" này.

Quy chế dù chặt chẽ tới đâu cũng không tránh khỏi những "kẽ hở" khi con người cố tình làm sai và đặc biệt là liều lĩnh làm sai. Giám sát dù cố gắng bao nhiêu thì cũng khó có thể quản lý hết tất cả. Chỉ hy vọng chúng ta điều chỉnh những gì có thể để đừng để xảy ra trường hợp "đỗ oan" và "trượt oan" trong một kỳ thi.

Lê Thống Nhất

Tin bài khác
TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Vũng Tàu hợp nhất, điều gì chờ đợi?

Việc sáp nhập TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương và Bà Rịa – Vũng Tàu hứa hẹn hình thành một siêu đô thị năng động, thúc đẩy phát triển kinh tế, đô thị vùng Đông Nam Bộ.
Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Vì sao thuê nhà là lựa chọn thực tế của giới trẻ hiện nay?

Trong bối cảnh giá bất động sản tăng “chóng mặt”, giới trẻ đang chuyển từ khát khao "an cư" sang lựa chọn thuê nhà như một cách để tối ưu hoá tài chính và linh hoạt cuộc sống.
Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Mua nhà ở xã hội: Cẩn thận mất trắng vì môi giới lừa đảo

Nhiều người dân tại Hà Nội đã mất hàng trăm triệu đồng khi tin vào lời hứa "suất ngoại giao" từ môi giới không chính thống. Chuyên gia cảnh báo cần thận trọng để tránh rủi ro tài chính.
Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha

Quảng Ngãi thông qua quy hoạch 2 khu công nghiệp, dịch vụ rộng hơn 3.300 ha

HĐND tỉnh Quảng Ngãi vừa thông qua quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2000 Khu dịch vụ hỗn hợp Đông Dung Quất và Khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ Tây Bắc Dung Quất có diện tích hơn 3.300 ha.
Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê

Hà Nội triển khai chính sách bán căn hộ nhà ở xã hội sau 5 năm cho thuê, mở ra cơ hội sở hữu nhà cho người thu nhập thấp. Tuy nhiên, liệu đây có phải là giải pháp hiệu quả?
Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Bất động sản Bình Thuận: Thị trường cải thiện nhờ sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch

Theo số liệu ghi nhận, tâm lý thị trường Bất động sản Bình Thuận có phần cải thiện nhờ vào sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông và tiềm năng du lịch của tỉnh, nhưng sự phục hồi này không đồng đều giữa các loại hình bất động sản.
Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Nguồn cung căn hộ TP.HCM Quý I/2025: Phân khúc nhà ở vừa túi tiền gặp khó

Thị trường căn hộ TP.HCM năm 2025 đối mặt với sự thiếu hụt nguồn cung, đặc biệt ở phân khúc nhà ở vừa túi tiền, gây khó khăn cho người mua có ngân sách hạn chế.
Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bất động sản đối mặt với thách thức gì khi Mỹ áp thuế 46% ?

Bà Cao Thị Lan Hương, Phó Tổng Giám đốc Taseco Land, chia sẻ về ảnh hưởng của chính sách thuế quan Mỹ đối với thị trường bất động sản Việt Nam và đề xuất giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp.
KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

KBC đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng xây dựng KCN Phú Bình - Thái Nguyên

Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Phú Bình tại huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên, với tổng vốn đầu tư gần 11.5 nghìn tỷ đồng.
Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Biến động trái chiều giá căn hộ ở Hà Nội trong quý 1/2025

Thị trường căn hộ Hà Nội trong quý 1/2025 chứng kiến nghịch lý: giá sơ cấp tiếp tục tăng cao, trong khi giá thứ cấp lại điều chỉnh giảm, phản ánh áp lực cân bằng cung - cầu rõ nét.
Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Phê duyệt đề án điều chỉnh quy hoạch TP.Dĩ An - Bình Dương tới năm 2045

Quy hoạch TP.Dĩ An cùng với quy hoạch tổng thể tỉnh Bình Dương giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến 2050 sẽ được xem xét điều chỉnh, tích hợp phù hợp với định hướng phát triển trong bối cảnh hành chính mới.
Bộ Tài chính đề xuất mở rộng miễn, giảm tiền thuê đất từ năm 2025

Bộ Tài chính đề xuất mở rộng miễn, giảm tiền thuê đất từ năm 2025

Bộ Tài chính đang lấy ý kiến dự thảo Nghị định mới nhằm mở rộng đối tượng được miễn, giảm tiền thuê đất, sử dụng đất từ năm 2025, góp phần hỗ trợ doanh nghiệp, hộ dân và tổ chức phi lợi nhuận phục hồi sau dịch.
TP. Tân Uyên - Bình Dương: Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040

TP. Tân Uyên - Bình Dương: Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040

TP.Tân Uyên đã hoàn tất điều chỉnh quy hoạch chung đến năm 2040, bảo đảm sự đồng bộ với quy hoạch tổng thể của tỉnh Bình Dương.
Chứng chỉ môi giới bất động sản:  Điểm nghẽn cần tháo gỡ khẩn cấp

Chứng chỉ môi giới bất động sản: Điểm nghẽn cần tháo gỡ khẩn cấp

Gần 90% môi giới bất động sản chưa có chứng chỉ hành nghề hợp lệ. Thể chế vướng mắc, kỳ thi chưa tổ chức, thị trường đứng trước nguy cơ thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng.
Thị trường bất động sản Hà Nội quý I: Giao dịch chững, giá vẫn tăng

Thị trường bất động sản Hà Nội quý I: Giao dịch chững, giá vẫn tăng

Dù nguồn cung và lượng giao dịch giảm mạnh trong quý I/2025, thị trường bất động sản căn hộ và nhà phố Hà Nội vẫn ghi nhận xu hướng tăng giá rõ rệt, đặc biệt tại các khu đại đô thị.