Thứ sáu 04/07/2025 15:45
Hotline: 024.355.63.010
Kinh tế số

Trang bị và hỗ trợ các kỹ năng cho phụ nữ tiếp cận công việc liên quan đến kỹ thuật số

03/03/2023 15:15
Theo bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, trang bị cho phụ nữ các kỹ năng và hỗ trợ họ chuyển đổi sang các hình thức việc làm liên quan đế

Tại Việt Nam, với “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do Thủ tướng phê duyệt ngày 03/6/2020 (Quyết định số 749/QĐ-TTg), đổi mới và công nghệ đã trở thành một ưu tiên của Chính phủ và các bộ, ngành trong những năm gần đây. Chuyển đổi số tác động sâu rộng, bao trùm lên tất cả các ngành, các lĩnh vực kinh tế - xã hội, góp phần tăng năng suất lao động, chuyển đổi mô hình hoạt động, kinh doanh theo hướng đổi mới sáng tạo, từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của quốc gia.

Ảnh minh họa
Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phát biểu tại buổi đối thoại. Ảnh: Hoài Anh.

Bên cạnh đó, đổi mới và công nghệ vẫn thường được coi là lĩnh vực mà nam giới có ưu thế. Những năm gần đây, phụ nữ đang từng bước tạo dựng những lợi thế nhất định trong công nghệ, với cơ hội việc làm rộng mở.

Theo Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), lao động nữ chiếm khoảng 37% lực lượng lao động trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam, cao hơn so với thế giới (25%). Sự đa dạng về giới tính cũng là yếu tố được các hãng công nghệ tại Việt Nam quan tâm nhằm giúp họ tạo ra những sản phẩm tốt, an toàn và phù hợp với đại đa số người dùng.

Tuy nhiên, đa phần phụ nữ làm việc trong lĩnh vực công nghệ vẫn chủ yếu đảm nhiệm các vị trí khác như thử nghiệm, marketing, bán hàng, hành chính và nhẫn sự, hơn là các vai trò kỹ thuật như nhân viên phát triển phần mềm.

Có nhiều lý do dẫn đến việc tỉ lệ phụ nữ làm việc trong lĩnh vực này còn hạn chế, như còn thiếu các chính sách và chương trình thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ và vẫn còn nhiều định kiến giới về phụ nữ và công nghệ.

Làm thế nào để phá bỏ rào cản và trao quyền cho phụ nữ một cách toàn diện cũng là thách thức đối với nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam hiện nay.

Phát biểu khai mạc buổi Đối thoại chính sách “Bình đẳng giới trong chuyển đổi số ở Việt Nam: Cơ hội và thách thức”, sáng 3/3, bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội khẳng định: Nhận thức rõ các vấn đề giới nảy sinh trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ giúp các cơ quan chức năng liên quan hoàn thiện khung khổ chính sách, pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi để phụ nữ và trẻ em gái có cơ hội tham gia nhiều hơn vào lĩnh vực này.

Ảnh minh họa
Phụ nữ đang từng bước tạo dựng những lợi thế nhất định trong công nghệ.

Do đó, việc nâng cao nhận thức về các cơ hội giáo dục và xoá bỏ khuôn mẫu giới trong chương trình giảng dạy, định hướng nghề nghiệp, đặc biệt là trong đào tạo các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) được xem là chìa khoá để thúc đẩy sự tham gia của phụ nữ vào chuyển đổi số.

“Thay đổi các kỳ vọng về khuôn mẫu giới trong nghề nghiệp, bao gồm cả việc thúc đẩy các hình mẫu phụ nữ tham gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin, chuyển đổi số cũng sẽ tạo lực đẩy thôi thúc sự tự tin của phụ nữ trong lĩnh vực công nghệ thông tin. Trang bị cho phụ nữ các kỹ năng và hỗ trợ họ chuyển đổi sang các hình thức việc làm liên quan đến kỹ thuật số là rất quan trọng để đảm bảo rằng phụ nữ không bị bỏ lại phía sau", bà Hà nói.

Bà Pauline Tamaris, Điều phối viên thường trú của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam cho biết: Chủ đề ưu tiên của Ngày Quốc tế phụ nữ năm nay mang đến cơ hội để cùng xem xét lại các tác động về giới trong đổi mới và công nghệ, đồng thời xác định các khuyến nghị đề quá trinh chuyển đổi kỹ thuật số ở Việt Nam bao trùm và bình đẳng hơn. Trong bối cảnh đó, cần đảm bảo quan điểm giới trong các chính sách quốc gia về kỹ thuật và phân bổ nguồn lực để thực hiện đầy đủ; tăng cường giáo dục có chất lượng cho phụ nữ và trẻ em gái; dự đoán nhu cầu công việc và kỹ năng cần có trong tương lai cũng như tăng cường thu thập dữ liệu và giải quyết bạo lực trên cơ sở giới trực tuyến.

Chia sẻ tại buổi đối thoại, bà Trần thị Hồng Lan, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng, Điều 15, Luật Bình Đẳng giới đã quy định: Nam, nữ bình đẳng trong việc tiếp cận, ứng dụng khoa học và công nghệ; các khoá đào tạo về khoa học và công nghệ, phổ biến kết quả nghiên cứu khoa học, công nghệ và phát minh, sáng chế.

Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 28/NQ-CP về chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2021-2030. Tuy nhiên, hoạt động trên lĩnh vực khoa học công nghệ của phụ nữ còn gặp nhiều thách thức từ đặc thù và định kiến. Đó là, hiện chưa có chính sách ưu đãi, riêng biệt dành cho cán bộ nữ trong hoạt động khoa học công nghệ,.Quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện các chính sách này chưa tính đến đặc thù, những khó khăn, thách thức đối với phụ nữ trong hoạt động khoa học công nghệ liên quan đến độ trễ, đòi hỏi sự say mê, kiên trì…Cùng với đó là những thách thức từ định kiến, nhận thức của xã hội và những quan niệm truyền thống tác động trực tiếp đến cán bộ khoa học nữ.

“Quy định phụ nữ nghỉ hưu sớm hơn nam giới 5 năm cũng là một yếu tố tác động tới quá trình nghiên cứu khoa học của phụ nữ, trong khi hoạt động nghiên cứu là công việc có thể gắn bỏ suốt đối với người làm khoa học. Đó là chưa kể tới những thách thức từ cá nhân và gia đình”, bà Lan nói.

Trước thực trạng này, Phó Cục trưởng Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ khuyến nghị, cần tăng cường nhận thức của xã hội trước hết là về vai trò của phụ nữ nói chung, của đội ngũ cán bộ khoa học nữ nói riêng.Đồng thời, cần thay đổi nhận thức của cộng đồng về việc nâng cao nhận thức bình đẳng giới đối với quần chúng và thay đổi nhận thức của phụ nữ hoạt động trên lĩnh vực khoa học công nghệ.

Hoài Anh

Tin bài khác
Hoàn thiện hệ thống khấu trừ và nộp thuế thay trên sàn thương mại điện tử

Hoàn thiện hệ thống khấu trừ và nộp thuế thay trên sàn thương mại điện tử

Một nội dung quan trọng được quy định tại Nghị định số 117/2025/NĐ-CP là trách nhiệm kê khai và nộp thuế thay của các tổ chức quản lý sàn giao dịch thương mại điện tử và các tổ chức cung cấp nền tảng số có chức năng hỗ trợ thanh toán.
Vai trò, cơ hội và chiến lược đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái tài chính số

Vai trò, cơ hội và chiến lược đổi mới sáng tạo trong hệ sinh thái tài chính số

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức công bố triển khai Nghị định 94/2025/NĐ-CP – văn bản đầu tiên đặt nền móng cho một sandbox tài chính có kiểm soát tại Việt Nam.
Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới

Giải pháp phát triển bền vững toàn diện cho doanh nghiệp trong kỷ nguyên mới

Nhằm trang bị cho doanh nghiệp những công cụ thực tiễn, chiến lược chuyển đổi hiệu quả, ngày 28-29/6, Viện Công nghệ châu Á tại Việt Nam (AIT Việt Nam) phối hợp với VietinBank tổ chức chuỗi Hội thảo chuyên đề “ESG - Chuyển đổi số - Đổi mới sáng tạo - Tài chính xanh”.
Chính phủ cấp 1.000 tỷ cho Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia

Chính phủ cấp 1.000 tỷ cho Quỹ phát triển dữ liệu quốc gia

Nghị định 160/2025/NĐ‑CP (29/6/2025) thành lập Quỹ Phát triển Dữ liệu Quốc gia, quỹ tài chính ngoài ngân sách, do Bộ Công an quản lý, với vốn khởi điểm 1.000 tỷ đồng. Quỹ hỗ trợ ứng dụng AI, Big Data, IoT… bảo đảm an toàn dữ liệu và thúc đẩy chuyển đổi số cả nước.
Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển Dữ liệu Quốc gia: Động lực mới cho chuyển đổi số

Chính phủ thành lập Quỹ Phát triển Dữ liệu Quốc gia: Động lực mới cho chuyển đổi số

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 160/2025/NĐ-CP về việc thành lập Quỹ Phát triển Dữ liệu Quốc gia – bước đi chiến lược nhằm thúc đẩy phát triển, khai thác và ứng dụng dữ liệu trong quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.
Niềm tin đổ vỡ, truyền thông bế tắc: Start-up Việt phải tự mình bán sản phẩm

Niềm tin đổ vỡ, truyền thông bế tắc: Start-up Việt phải tự mình bán sản phẩm

Startup Việt đang “gãy” vì không kịp thích nghi thì việc tối ưu chi phí, củng cố nhân hiệu trở thành chiến lược sinh tồn bắt buộc
Kinh doanh thương mại điện tử: Phải hiểu luật và tuân thủ pháp luật

Kinh doanh thương mại điện tử: Phải hiểu luật và tuân thủ pháp luật

Thương mại điện tử bùng nổ mở ra cơ hội kinh doanh chưa từng có, nhưng cũng kéo theo nhiều hệ lụy nếu người bán không nắm rõ quy định pháp luật. Câu chuyện không chỉ là đăng bán hàng online, mà là hiểu luật, tuân thủ luật – yếu tố sống còn để phát triển bền vững trong môi trường số.
Triển khai thẻ vé điện tử liên thông tàu điện – xe buýt

Triển khai thẻ vé điện tử liên thông tàu điện – xe buýt

Từ ngày 2/9/2025, Hà Nội sẽ chính thức khai trương hệ thống thẻ vé điện tử liên thông giữa các phương tiện vận tải công cộng như tàu điện và xe buýt, đánh dấu cột mốc quan trọng trong lộ trình xây dựng giao thông đô thị hiện đại, không dùng tiền mặt.
Hỗ trợ về thuế với hộ kinh doanh trong quá trình chuyển đổi: Sapo hiến kế gì?

Hỗ trợ về thuế với hộ kinh doanh trong quá trình chuyển đổi: Sapo hiến kế gì?

Nhiều nhà cung cấp dịch vụ cam kết xây dựng gói dịch vụ hợp lý, miễn phí phần mềm kế toán, hỗ trợ hóa đơn điện tử... nhằm hỗ trợ hộ kinh doanh trong quá trình chuyển đổi từ khoán thuế sang kê khai thuế.
Chuyển đổi hộ kinh doanh: Từ “nỗi sợ thuế” đến hệ sinh thái số minh bạch

Chuyển đổi hộ kinh doanh: Từ “nỗi sợ thuế” đến hệ sinh thái số minh bạch

Tại Hội nghị “Trao đổi giải pháp hỗ trợ người nộp thuế triển khai Nghị quyết phát triển kinh tế tư nhân”, đại diện các tập đoàn viễn thông lớn như Viettel và VNPT đã khẳng định cam kết đồng hành với ngành Thuế trong việc hỗ trợ hộ kinh doanh (HKD) chuyển đổi từ mô hình thuế khoán sang tự kê khai.
Nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh số cho doanh nghiệp

Nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh số cho doanh nghiệp

Nhằm nâng cao năng lực cho cán bộ, cộng đồng doanh nghiệp tiếp cận và ứng dụng công nghệ số, trong 2 ngày 18-19/6/2025, tại Hậu Giang, Trung tâm Phát triển Thương mại điện tử và Công nghệ số (eComDX), Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp với Sở Công Thương tỉnh Hậu Giang tổ chức Hội nghị tập huấn "Tăng cường năng lực triển khai và giám sát hoạt động thương mại điện tử" thuộc Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia năm 2025.
Nâng cao năng lực quản lý và phát triển thương mại điện tử cho các địa phương

Nâng cao năng lực quản lý và phát triển thương mại điện tử cho các địa phương

Trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, thương mại điện tử và trí tuệ nhân tạo (AI) không chỉ là xu hướng mà đã trở thành hai trụ cột thiết yếu. Vì vậy, nhiều địa phương đang đẩy mạnh nâng cao năng lực quản lý cho các cơ quan, doanh nghiệp và tiểu thương.
HDBank thúc đẩy tài chính trọn đời bằng hệ sinh thái tài chính số toàn diện

HDBank thúc đẩy tài chính trọn đời bằng hệ sinh thái tài chính số toàn diện

HDBank mang đến “Ngày không tiền mặt 2025” góc nhìn sâu sắc về hành vi tài chính của người Việt, từ những chi tiêu thường nhật đến kế hoạch dài hạn, đồng hành theo mỗi giai đoạn cuộc sống mỗi người…
Thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam bứt phá với 5,5 tỷ lượt giao dịch trong quý I

Thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam bứt phá với 5,5 tỷ lượt giao dịch trong quý I

Thanh toán không tiền mặt tại Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ, đạt 5,5 tỷ giao dịch quý I/2025, thúc đẩy chuyển đổi số và thương mại điện tử.
Chuyển đổi số cho chợ và tiểu thương: Bắt đầu từ thanh toán số

Chuyển đổi số cho chợ và tiểu thương: Bắt đầu từ thanh toán số

Ngày 14/6/2025, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) đã chính thức phát động Chương trình Chuyển đổi số tiểu thương chợ truyền thống. Sự kiện diễn ra trong khuôn khổ chương trình Ngày không tiền mặt 2025.
Ứng tuyển ngay các vị trí việc làm nghệ an đang tuyển gấp